Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Back

Cải thìa


Back

Trỡ lại trang blog xưa
Vẫn lặng lẽ giữ lại những kí ức
Của tôi hằng yêu quý


im

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Nhớ bạn/ Uc hưu


Ức hữu/ nhớ bạn/ Thư pháp/ Hàn quốc


Ức hữu - 憶友


憶友
昔君送我至江濱
問我歸期指谷新
現在新田已犁好
他鄉我作獄中人

Ức hữu

Tích quân tống ngã chí giang tân,
Vấn ngã quy kỳ, chỉ cốc tân.
Hiện tại tân điền dĩ lê hảo,
Tha hương ngã tác ngục trung nhân.

Nhớ bạn 
Nam Tran dich


Ngày đi bạn tiễn đến bên sông,
Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng;
Nay gặt đã xong, cày đã khắp,
Quê người, tôi vẫn chốn lao lung.
--
http://www.thivien.net/viewpoem.php?UID=w18IqD-1LrurkdZq70OwXA
http://baotintuc.vn/bao-giay/nhan-70-nam-ra-doi-nguc-trung-nhat-ky-1943-2013-nay-o-trong-tho-nen-co-thep-20130830231730410.htm

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Phan boi Chau/ Tieu su/ Theo thu tu thoi gian/ Ban nhap


Giới thiệu:

Tôi cố gắng sưu tập các mẫu chuyện về Phan bội Châu theo năm tháng. Hiện nay, xin dựa vào trang wiki nói về cụ Phan là chính.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_B%E1%BB%99i_Ch%C3%A2u

Phan Bội Châu 
(1867–1940)

là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.


1867

Sinh ra

Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.



1885

Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội "Sĩ tử Cần Vương" (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

1897

Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự(mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).[5]

1900

Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An [6].

1904

Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh[7], Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp,Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,...


Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hộiQuảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõinhà Nguyễn - làm hội chủ.

1905


Năm 1905, ông cùng Đặng Tử KínhTăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn (nghe lời Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử) để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Lại nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Bá tước Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) và Thủ tướng Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi) khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước.


Tháng 6 năm 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách Việt Nam vong quốc sử về nước. Tháng 8năm 1905 tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nồng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động đó là:
Nhanh chóng đưa Kỳ Ngoại hầu Cường Để ra nước ngoài.
Lập các hội nông, hội buôn, hội học để tập hợp quần chúng và để có tài chánh cho hội.
Chọn một số thanh niên thông minh hiếu học, chịu được gian khổ, đưa đi học ở nước ngoài[8].

Trong ba nhiệm vụ trên, thì nhiệm vụ thứ ba hết sức quan trọng và bí mật, nên Duy Tân hội đã cử Phan Bội Châu và Nguyễn Hàm tự định liệu. Sau đó, phong trào Đông Du được hai ông phát động, được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ.

Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội...

1908

Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội[9].


Mất mát này chưa kịp khắc phục, thì hai phái viên của hội là Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Nam Kỳ nhận tiền quyên góp cho phong trào Đông Du. Tiếp theo nữa là Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước (tháng 9 năm 1908), theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.


Lúc này, ở nhiều nơi trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính và chuẩn bị vũ trang bạo động của Duy Tân hội cũng bị thực dân cho quân đến đàn áp dữ dội. Những người sống sót sau các đợt khủng bố đều phải nằm im, hoặc vượt biên sang Trung Quốc, Xiêm La, Lào để mưu tính kế lâu dài.


1910

Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này.

1912

Thượng tuần tháng 5 năm Nhâm Tý (tháng 6 năm 1912), trong cuộc "Đại hội nghị" tại từ đường nhà Lưu Vĩnh PhúcQuảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam [10], đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế.

Mặc dù thay đổi tôn chỉ, nhưng Phan Bội Châu vẫn duy trì Kỳ Ngoại hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang phục Hội, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước.

Sau đó, Việt Nam Quang phục Hội cử một số hội viên về nước để trừ khử một vài viên chức Pháp và cộng sự đắc lực của họ, nhằm "đánh thức đồng bào", "kêu gọi hồn nước". Các cuộc bạo động bằng tạc đạn tuy xảy ra lẻ tẻ, nhưng vẫn khuấy động được dư luận trong và ngoài nước, làm nhà cầm quyền Pháp tăng cường khủng bố, khiến nhiều người bị bắt và bị giết. Bị kết tội chủ mưu, Phan Bội Châu và Cường Để bị thực dân Pháp cùng với Nam triều kết án tử hình vắng mặt.


1913

Năm 1913, thực dân Pháp cử người đến Quảng Đông "mặc cả" với Tổng đốc Long Tế Quang yêu cầu bắt Phan Bội Châu và các yếu nhân của hội. Ngày 24tháng 12 năm 1913, Phan Bội Châu bị bắt. Nhưng nhờ Nguyễn Thượng Hiền lúc bấy giờ đang ở Bắc Kinh vận động, nên Long Tế Quang không thể giao nộp ông cho Pháp, mà chỉ đưa giam vào nhà tù Quảng Đông, mãi đến tháng 2 năm 1917, ông mới được giải thoát[11].

1921


Ra tù, Phan Bội Châu lại tiếp tục hoạt động cách mạng.

Phan Bội Châu còn viết Lược truyện Liệt Ninh, vĩ nhân của nước Nga đỏ viết in trên Binh sự tạp chí, Hàng Châu, Trung Quốc năm 1921.[16]

1922

Năm 1922, phỏng theoQuốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông định cải tổ Việt Nam Quang phục Hộithành Đảng Quốc dân Việt Nam. Được Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925[12].

1925

Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc[18] tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị đối phương kết án vắng mặt [19]. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến.

1940

Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế. Hiện tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và nhiều con đường trên cả nước, trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội.


--
1. Xem them:

1. http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c218/n6279/Chu-tich-Ho-Chi-Minh-qua-nhung-moi-quan-he-va-gap-go-voi-Phan-Boi-Chau.html

2. Tác phẩm của Phan bội Châu

 
Những tác phẩm chính của Phan Bội Châu:

Hịch Bình Tây Thu Bắc (1883)
Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (1904)
Việt Nam Vong Quốc Sử (1905)
Hải Ngoại Huyết Thư (1906)

http://vi.wikisource.org/wiki/H%E1%BA%A3i_ngo%E1%BA%A1i_huy%E1%BA%BFt_th%C6%B0
Việt Nam Quốc Sử Khảo (1908)
Trùng Quang Tân Sử (1913)
Ngục Trung Thư (1914)
Truyện Phạm Hồng Thái (1924)
Khổng Học Đăng (1935)
Phan Bội Châu Niên Biểu (1937)


 

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

GS Ngô Bảo Châu: Chúng ta làm ngược với thế giới


Gioi thieu:

Moi duoc mot anh ban gioi thieu bai nay, xin gioi thieu tiep voi doc gia:

"Đánh giá một cách khách quan thì học sinh tốt nghiệp THPT của ta không đến nỗi quá tệ so với trình độ học sinh các nước khác, nhưng người tốt nghiệp ĐH của ta tương đối đuối so với người tốt nghiệp ĐH nước ngoài. Đuối cả về kiến thức lẫn tác phong làm việc”.

GS Ngô Bảo Châu nhận định như vậy trước thềm hội thảo “Cải cách giáo dục đại học” do nhóm Đối thoại giáo dục mà ông là người chủ trì phối hợp với một số đơn vị trong và ngoài nước tổ chức tại TP.HCM hôm nay (31-7) và ngày 1-8. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Ngô Bảo Châu khẳng định: “Vấn đề của giáo dục VN là giáo dục ĐH chứ không phải ở giáo dục phổ thông. Tất nhiên phổ thông cũng có vô vàn vấn đề và những ai liên quan đều có cảm giác bất an. Nhưng đứng trên tầm quốc gia mà nhìn nhận thì giáo dục ĐH mới là mảng cần nhiều sự thay đổi hơn”.
Là người được hội thảo chỉ định nghiên cứu về mảng nhân sự ĐH, GS Ngô Bảo Châu đã trăn trở nhiều về công tác tuyển dụng nhân sự trẻ trong các trường ĐH hiện nay. GS Châu nói: “Hiển nhiên ai cũng thấy nan giải nhất là lương của giảng viên, cán bộ ĐH (trong hệ thống lương công chức nói chung). Mức độ lương không tương ứng với mức độ cống hiến và vị trí xã hội của họ. Tất nhiên hiện tại có nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục, chẳng hạn như có thêm thu nhập từ việc làm các đề tài nghiên cứu được bổ sung vào lương, nhưng đó chỉ là những giải pháp tình thế”.

Những cuộc hôn nhân cận huyết thống

Giải pháp mà tôi đề xuất có thể động chạm vào quyền lợi của một số người, nhưng tôi nghĩ hoàn toàn có thể làm được, đó là đưa ra quy định thống nhất trong cả nước một quy trình tuyển chọn cán bộ trẻ, có website chung để thông báo việc này. Chẳng hạn cần phải quy định ngày nào phải nộp hồ sơ, ngày nào tuyển chọn trong cả nước, ngày nào các trường phải có quyết định...

* Giáo sư có thể nói cụ thể hơn được không, về quy trình tuyển dụng nhân sự?

- Trong quá trình nghiên cứu vấn đề nhân sự của ĐH, chẳng cần phải quá giỏi giang gì tôi cũng nhận ra ngay một điều là cách mà chúng ta làm trái ngược với quy trình tuyển chọn giảng viên của bất kỳ trường ĐH nào trên thế giới. Ví dụ, phương thức mà các trường ĐH VN thực hiện để xây dựng nhân sự cho mình là tạo nguồn tại chỗ. Thật ra một số trường của ta có vẻ cũng đang làm khá hiệu quả việc này, nhưng trên bình diện quốc gia thì đó là một cách rất dở. Các trường ĐH của ta thường chọn những sinh viên giỏi nhất để bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành cán bộ cho chính trường mình. Trong khi đó trên thế giới hầu hết các ĐH đều có chính sách không tuyển sinh viên do mình đào tạo.

* Phải chăng họ khuyến khích một người làm khoa học phải được trải nghiệm trong các môi trường khoa học khác nhau?

- Họ khuyến khích như vậy và họ có hệ thống để việc luân chuyển cán bộ từ trường nọ sang trường kia rất đơn giản. Khi một cán bộ trẻ có sự bất hòa với thầy giáo - tức thủ trưởng của mình, hoặc một người trẻ có hoài bão, muốn xây dựng môi trường làm việc mới cho mình hoặc đơn giản chỉ để thoát ra khỏi cái bóng của thầy, họ có nhiều lựa chọn nhờ hệ thống thông tin công khai sẵn có trên các trang mạng. Còn ở nước ta, để chuyển nơi công tác mỗi cán bộ khoa học trẻ phải dựa vào mối quan hệ của các cá nhân, vì thông tin bị bưng bít. Nhờ quen biết ông này ông kia ở trường này trường kia, rốt cuộc họ cũng chuyển được đến nơi mới nhưng đó không phải là sự lựa chọn tối ưu.

* Có thể so sánh việc các trường ĐH tự tạo nguồn từ chính sinh viên của mình giống như những cuộc hôn nhân cận huyết thống?

- Chính xác. Vì thế mà hầu hết các ngành khoa học của chúng ta đang đi xuống. Tức là học trò không có điều kiện để giỏi hơn thầy. Học trò của học trò còn tệ hơn nữa.

ĐH phải tự chủ

* Chính phủ mới thông qua việc thành lập ĐH Việt - Nhật, trước đó là các ĐH Fulbright (thông qua chủ trương), ĐH Việt - Đức, ĐH Việt - Pháp... Vậy các trường VN sẽ phải thay đổi thế nào trong cuộc cạnh tranh này với các trường quốc tế đang dần thâm nhập vào VN?

- Đây là một cơ hội để giáo dục ĐH trong nước phát triển. Con đường tiến bộ cho ĐH VN chính là có sự tự chủ, những trường nào có khả năng, có tham vọng phát triển tốt hơn thì họ có cơ hội để làm chuyện lớn mạnh. Tôi không nghĩ những trường quốc tế mà bạn nêu ra đều sẽ là những trường tốt. Cũng có trường tốt, có trường không tốt. Nhưng sự xuất hiện của những yếu tố mới sẽ khích lệ, thôi thúc các trường còn lại nỗ lực để tồn tại và đi theo xu hướng mới.

Để làm chủ được cơ hội này, không còn cách nào khác là các trường phải thể hiện mạnh mẽ sự tự chủ. Đây không phải khái niệm suông. Trong tự chủ có tự chủ về tuyển sinh, tự chủ về đội ngũ, về giảng dạy và nghiên cứu, về tài chính, về chương trình học... Vấn đề nữa trong tự chủ là xác định ai là người làm chủ? Đương nhiên là ông hiệu trưởng. Vấn đề khá quan trọng là ông ấy được đánh giá như thế nào? Đây là điều cần được xem xét trong quản trị ĐH. Hội thảo của chúng tôi sẽ có một báo cáo khá kỹ về vấn đề này. Ở đây tôi chỉ muốn nói muốn cho một trường ĐH có những hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tốt hơn thì ông hiệu trưởng phải được đánh giá trên thành tích tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ của ông ấy. Nếu đánh giá trên những tiêu chuẩn khác, kiểu như ông ấy kéo về được bao nhiêu đề tài hay bao nhiêu tiền đầu tư... thì chắc chắn không đưa đến kết quả như mong muốn.

* Từ trước đến nay có nhiều hội thảo được tổ chức ở VN nhưng cuối cùng cũng chưa giải quyết được vấn đề gì. Chủ trì hội thảo này, GS có đặt nhiều kỳ vọng?

- Để đầu tư vào việc này, ít nhất về thời gian, chắc chắn phải có một sự kỳ vọng nhất định. Nó là công sức, thời gian không chỉ của tôi mà của nhiều người khác nhau. Mặt khác, tôi cũng không phải là người quá viển vông, cho rằng chỉ sau một hội thảo thì thay đổi cục diện bộ mặt ĐH VN. Nhưng có những căn cứ để khiến tôi nghĩ hội thảo này có tác dụng gì đó, ít nhất là trong nhận thức cả về phía những người làm chính sách lẫn những người trong giới ĐH, và cả trong dư luận.

Thứ nhất, đây là thời điểm tốt khi mà Đảng và Nhà nước đưa ra chính sách chung về cải cách cơ bản toàn diện giáo dục. Vấn đề cải cách ĐH đã bắt đầu nhưng chưa được đào sâu, thế thì đây là thời điểm hợp lý cho những ai không tham gia việc hoạch định chính sách có thể có ý kiến, có thể đào xới vấn đề mà không lo ngại là động chạm tới những cái đã được quyết định.

Thứ hai, điều khiến chúng tôi tin tưởng hơn về cái mình làm sẽ không hoàn toàn mất thời gian là chúng tôi đề cập từng vấn đề nhỏ, cụ thể tưởng như khá hiển nhiên vậy mà lâu nay hầu như không mấy ai nhắc đến. Chẳng hạn vấn đề nhân sự ĐH như tôi nói ở trên. Tôi không phải là chuyên gia nghiên cứu lâu năm về tổ chức ĐH nhưng chỉ chịu khó nghĩ một lúc thì chúng ta thấy nhiều cái bất hợp lý. Những cái bất hợp lý đó không phải là những cái không thể giải quyết được. Đúng là có những cái không thể giải quyết được ngay nên chúng tôi ưu tiên hướng sự bàn thảo về những vấn đề có thể giải quyết được.

LÊ ANH HOA thực hiện
--
http://tuoitre.vn/Giao-duc/620714/gs-ngo-bao-chau-chung-ta-lam-nguoc-voi-the-gioi.html

Thiếu tinh thần hợp tác

Tôi muốn lấy một ví dụ để cho thấy có những vấn đề thật sự khó khăn trong việc này. Đó là trường hợp của một GS người Pháp. Ông là người nổi tiếng, chính ông đã đào tạo những người sau này tìm ra hạt Higgs. Khi về hưu ông ấy quyết định về VN làm việc, có lẽ vì bạn đời của ông ấy là người VN. Ông ấy không cần bất kỳ sự đài thọ nào, bởi chỉ cần sống bằng lương hưu của chính mình ông ấy đã thấy đủ.

Ông về làm việc cho một trường ĐH nhưng rồi nảy sinh nhiều mâu thuẫn khiến ông không thể làm việc tiếp. Cái họ cần nhất là sự tôn trọng thì họ không cảm nhận được. Những người không đòi hỏi gì về vật chất mà mình lại không hợp tác được thì rõ ràng có vấn đề, mà chuyện đó lại xảy ra ở một trường ĐH không phải tệ nhất của VN.




Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Bao Ramasun 1



Gioi thieu

Bao lut la mot de tai quen thuoc voi chung ta. Sau day, xin gioi thieu doc gia mot bai tu bao Lao dong :

Siêu bão Rammasun mạnh cấp 13 đang hướng vào miền Bắc

(LĐO) Thông Chí - 4:4 PM, 17/07/2014

Hồi 13 giờ ngày 17.7, siêu bão Ramasun cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Dự kiến, ngày mai, cơn bão mạnh sẽ tiến vào miền Bắc...

--
bao manh cap 13, giat cap 15, cap 16




























Trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc.

Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 13 giờ ngày 18.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km. Đến 13 giờ ngày 19.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.

Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển giữa khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10 - 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội. Từ chiều tối mai (18.7), vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Sóng biển cao 5 – 6 mét.

Từ đêm mai, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định có gió mạnh dần lên cấp 6 – 7, sau tăng lên cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật cấp 12 , cấp 13. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và khu Đông Bắc có gió mạnh cấp 6 – 7, có nơi cấp 8, giật cấp 9. Ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ đêm mai có mưa to đến rất to. Vùng núi Bắc Bộ cần để phòng lũ quét, sạt lở đất.

Đây là một cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh và có diễn biến phức tạp.