Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Van va Luat tho Luc bat




Gioi thieu:


Xin moi ban doc bai nay ve tho Luc bat, dang tren nguon (1):
Trich:

Đôi điều về thể thơ Lục Bát

Nói đến thơ Lục Bát là nói đến một sản phẩm văn hoá tinh thần độc đáo của dân tộc Việt. Hầu hết những người làm thơ đều đã ít nhất một lần làm thơ Lục Bát. Đã có nhiều tác giả trở thành nổi tiếng với những tác phẩm thơ lục bát mà tiêu biểu nhất là Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều, sau này có Nguyễn Bính, Tố Hữu, Huy Cận, Nguyên Sa, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn… cũng đã gặt hái được thành công từ thể thơ Lục Bát.
Thiết nghĩ tìm hiểu đôi điều về thể thơ Lục Bát cũng là điều cần thiết cho cả người làm thơ và công chúng yêu thơ.

1- Thơ Lục Bát là gì?

Thơ Lục Bát là thể văn vần mỗi cặp gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng liên tiếp nhau. Thông thường bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ.
Một bài thơ Lục Bát thường không bị giới hạn bởi số câu, có thể gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài tới hàng ngàn câu như Truyện Kiều của Nguyễn Du với 3254 câu (1627 câu lục và 1627 câu bát).

2- Thơ Lục Bát có tự bao giờ?

Người ta đã cất công đi tìm lời giải cho câu hỏi này. Song đáp án vẫn chỉ là những giả thuyết. Bởi Lục Bát xa xưa được lưu truyền tới ngày nay thông qua hình thức truyền miệng nên thật khó có được văn bản Lục Bát đầu tiên.
Nhưng có điều chắc chắn rằng: "Lục Bát là đứa con cưng của tiếng Việt, tiếng Việt đã nuôi lớn Lục Bát; đồng thời chính Lục Bát cũng đã góp phần làm cho tiếng Việt hay hơn, đẹp hơn".

3- Luật thanh trong thơ Lục Bát:

Cũng như thơ Đường luật, thơ Lục Bát tuân thủ quy tắc “nhất, tam, ngũ bất luận; tứ, nhị, lục phân minh”. Nghĩa là các tiếng 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ.

- Câu lục: theo thứ tự tiếng 2-4-6 là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng
- Câu bát: theo thứ tự tiếng 2-4-6-8 là B – T – B – B

Ví dụ 1:

Tôi nghe nẫu cả những chiều
B T B
Câu thơ ngã xuống đổ xiêu mái chùa.
B T B B
(Cuốc kêu – Đồng Đức Bốn)

Ví dụ 2:

Nắng chia nửa bãi chiều rồi
B T B
Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá rầu.
B T B B
(Ngậm ngùi – Huy Cận)

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên, còn câu bát lại theo thứ tự T - B - T - B những câu thơ như thế này người ta gọi là Lục Bát biến thể.

Ví dụ:

Có sáo thì sáo nước trong
T T B
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con.
T T B B
(Ca dao)

hay:

Con cò lặn lội bờ sông
B T B
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
T B T B
(Ca dao)

4- Cách gieo vần trong thơ Lục Bát:

* Về vần: Có hai loại vần là vần chính và vần thông.
- Vần chính còn gọi là “vần giầu” hoặc “vần sát” gồm những tiếng cùng một khuôn âm như “ao” với “sao”, “mờ” với “tơ”, “tơ” với “chờ”…

Ví dụ:


Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
(Ca dao)

- Vần thông còn gọi là “vần nghèo” hoặc “vần gượng”, gồm những tiếng hợp nhau về thanh nhưng chỉ tương tự với nhau về âm như “đình” với “cành”, “sen” với “xin”…

Ví dụ:

Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà…

(Ca dao)


* Gieo vần trong thể thơ Lục Bát như sau:
- Chữ cuối của câu lục phải vần với chữ thứ sáu của câu bát tiếp theo.
- Chữ cuối của câu bát phải cùng vần với chữ cuối của câu lục kế tiếp.

Ví dụ:

Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông.
(Nụ hôn đầu – Trần Dạ Từ)

Trong thể thơ Lục Bát biến thể cách gieo vần cũng không thay đổi, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là T – B – T – B thì tiếng thứ sáu câu lục trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó.

Ví dụ:

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
(Ca dao)

5- Tiểu đối trong thơ Lục Bát:

Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ sáu (hoặc thứ tư) của câu bát với tiếng thứ tám câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đèo cao con suối ngập ngừng
Nắng thoai thoải nắng, chiều lưng lửng chiều.

(Rừng chiều – Nguyễn Bính)

hay:

Nhà quê có cái giếng đình
Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ.

(Đồng Đức Bốn)

6- Cách ngắt nhịp trong thơ Lục Bát:

Nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản như câu thơ, khổ thơ, thậm chí đoạn thơ.
Nhịp thơ giúp người nghe, người đọc cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn. Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn là 2/4 (2/2/2, 4/2) hoặc 4/4 (2/2/4, 2/2/2/2, 4/2/2).

Ví dụ:

Trời mưa ướt bụi/ ướt bờ
Ướt cây/ ướt lá/ ai ngờ ướt em .

(Ca dao)

Này chồng/ này mẹ/ này cha
Này là em ruột/ này là em dâu.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Nhưng đôi khi để nhấn mạnh hay diễn tả những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột, tâm trạng khác thường, bất định… thì người ta đổi thành nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5…

Ví dụ:

Người quốc sắc/ kẻ thiên tài
Tình trong như đã/ mặt ngoài còn e

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)



Buồng không/ lặng ngắt như tờ
Dấu xe ngựa/ đã rêu lờ mờ xanh.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

7- Những khuyết điểm thường gặp ở một số bài Lục Bát và cách khắc phục:

Làm một bài thơ Lục Bát thì dễ, nhưng làm một bài thơ Lục Bát hay thì khó vô cùng. Nguyên nhân:
- Thơ Lục Bát là thể thơ có nhiều vần bằng. Theo luật trên thì trong mười bốn chữ của một cặp thơ thì chỉ có 5 chữ là tiếng trắc. Vì vậy, nếu không khéo, bài thơ dễ trở nên nghèo nàn về giai điệu và mang vẻ ê a của những bài vè.
- Diện tích của một cặp thơ quá rộng, trong phạm vi 14 chữ nhà thơ dễ có khuynh hướng kể lể dài dòng. Do đó dẫn tới việc lạm dụng vai trò đẩy đưa của câu lục khiến câu thơ trở thành thừa thãi và bài thơ bị loãng hoặc sử dụng vá víu bốn chữ cuối của câu bát.
Ngoài hai nguyên nhân trên, do đòi hỏi phải gieo cùng vần ở chữ cuối câu bát, chữ cuối câu lục kế tiếp, rồi chữ thứ sáu của câu bát tiếp theo khiến nhiều lúc nhà thơ bị lúng túng trong lúc chọn chữ nên dễ phải chọn chữ gượng gạo để đáp ứng quy luật. Chỉ cần vài ba chữ gượng gạo cũng đủ làm hỏng bài thơ.
Để khắc phục những khuyết điểm trên người làm thơ cần:
- Cố gắng biến câu lục thành một câu độc lập để tránh nguy cơ câu thơ bị thừa thãi.
- Thỉnh thoảng nên dùng tiểu đối trong cả hai câu, đặc biệt là câu bát. Tiểu đối là hình thức đối xứng trong một câu thơ. Theo hình thức này, câu thơ được chia thành hai vế bằng nhau, 3/3 cho câu lục và 4/4 cho câu bát.

Ví dụ:

Mai cốt cách/ tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ/ mười phân vẹn mười.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

hoặc:

Vầng trăng ai sẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc/ nửa soi dặm trường.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

- Cố gắng cô đọng bài thơ, tránh khuynh hướng kéo dài lê thê.
- Không nên câu nệ quá đáng về vần, vần chính cũng hay mà vần thông cũng tốt miễn là câu thơ trôi chảy tự nhiên không bị gò bó.
- Bài thơ phải gây được cảm xúc cho người đọc.

8- Có nên làm mới thơ Lục Bát?

Làm thơ nói chung, bản chất của nó là công việc sáng tạo. Cho nên đổi mới thơ cũng là điều cần thiết. Điều này đã được thể hiện rõ qua tiến trình phát triển của thơ ca các thời kỳ.
Song đối với các thể thơ như thơ Đường luật, Lục Bát, Song Thất Lục Bát… có quy định niêm luật chặt chẽ nói không nên là chưa hẳn đúng, mà nói nên ta sẽ đứng trước yêu cầu đổi mới như thế nào, đổi mới nội dung hay đổi mới hình thức.
Hiện nay có khá nhiều người dụng công làm mới hình thức thơ Lục Bát bằng cách lên xuống dòng mang tính thủ pháp nhưng cũng có người cố tình lên xuống dòng một cách tuỳ tiện gây phản cảm cho người đọc. Có nhiều người chịu khó tìm tòi sử dụng ngôn từ mới, nhưng cũng không ít người quen sử dụng những từ ngữ sáo mòn… Về nội dung, cũng có rất nhiều người làm thơ đưa những vấn đề mới của đất nước, của thời đại vào thơ, nhưng cũng có người vẫn mải miết với chuyện muôn năm cũ…
Tôn trọng và khuyến khích mọi khả năng sáng tạo là trách nhiệm và lương tâm của toàn xã hội. Đối với thơ Lục Bát, những sáng tạo tích cực luôn được độc giả đón nhận một cách trân trọng.
“Nên hay không nên làm mới thơ Lục Bát?” Câu hỏi này bỏ ngỏ cho người làm thơ Lục Bát cũng như công chúng yêu thơ Lục Bát.

Những năm gần đây, nhiều nhà thơ, nhà văn và những người tâm huyết vơí thơ Lục Bát đã nghĩ tới một ngày nào đó thơ Lục Bát sẽ được công nhận là “Quốc thơ”, sẽ được công nhận là “Di sản văn hoá thế giới”. Như một lẽ tự nhiên, những tâm hồn Việt chân chính luôn ủng hộ ý định này.
Người thực hiện bài viết này chỉ nói lại những điều mà các học giả, các nhà thơ, nhà văn đã nói, đã viết. Hy vọng nâng thêm được phần nào tình yêu của bạn đọc dành cho thơ Lục Bát cũng là thỏa nguyện lắm rồi.

Sưu tầm và biên soạn
Đinh Thường
--
Nguon: (1) http://lucbathp.vnweblogs.com/post/28361/358442

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Vu gian khoan va 80 tau vu trang cua TQ tai Vung dac quyen kinh te cua VN



Dan nhap:

Xin doc 2 doan van sau day:

1)
"Lần này tôi nghĩ Trung Quốc không phải thử nữa mà họ đã làm thật. Họ đã làm thật sau khi họ đã thử. Họ đã thách thức trực diện đối với lợi ích sống còn của chúng ta. Và họ bất chấp tất cả những luật pháp và luật biển quốc tế.

Rõ ràng họ vào vùng này không có liên quan gì cái gọi là vùng biển thuộc quần đảo mà họ gọi là Tây Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam đã lâu. Vùng này hoàn toàn nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chứ không hề có chuyện đây là vùng chồng lấn và không hề có chuyện đây là vùng thuộc quần đảo mà họ gọi là Tây Sa. Cho nên việc họ đặt chân vào đây là một sự vi phạm cực kỳ trắng trợn."


Theo: Tiến sĩ Trần Công Trục

2)

Trong bài viết mới đây trên trang The Diplomat, chuyên gia về biển Đông Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhấn mạnh rằng việc Trung Quốc đặt giàn khoan khổng lồ trong EEZ của Việt Nam là hành vi bất ngờ, mang tính khiêu khích và phi pháp. “Đây là lần đầu tiên Trung Quốc kéo giàn khoan vào EEZ của một nước mà không xin phép”, theo giáo sư Thayer. Chuyên gia Úc khẳng định hành động bất ngờ này diễn ra trong lúc Việt Nam không hề có bất cứ động thái khiêu khích nào mà phía Trung Quốc có thể dùng để bào chữa cho những hành vi đó.

“Việc triển khai giàn khoan rõ ràng có ý đồ khiêu khích do giàn khoan được đến 80 tàu hộ tống, trong đó có 7 tàu chiến của hải quân Trung Quốc. Khi Việt Nam đưa tàu cảnh sát biển bảo vệ chủ quyền, Trung Quốc phản ứng bằng cách ra lệnh tàu của mình bắn vòi rồng về phía tàu Việt Nam. Những hành động này không những gây nguy hiểm ở mức độ cao mà còn làm tổn thương nhân lực bên phía Việt Nam”, chuyên gia Thayer nêu rõ. Hành động kéo giàn khoan của Trung Quốc diễn ra trong vòng vài tuần sau khi ông Obama kết thúc chuyến công du châu Á. Điều này cho thấy các bước đi của Trung Quốc đều được tính toán kỹ và nhằm thách thức cam kết của Mỹ tại khu vực, theo ông Thayer.

Trong khi đó, Đài DW ở Đức dẫn lời nhà phân tích Ernest Bower nhận xét rằng “sự hung hăng của Trung Quốc” đang kéo các thành viên ASEAN xích lại gần nhau khi phải đối phó với thế lực ngoài khối. “Việt Nam có thể hy vọng vào sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế”, theo một chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Mỹ.

--
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140514/ngoai-truong-my-chi-trich-trung-quoc-gay-han.aspx

3. Gian khoan HD 981 cua TQ:

Trich tin :

"Gian khoan HD-981 được biết với cái tên Haiyang Shiyou-981, gọi theo tiếng Việt là Hải Dương-981 (HD-981) hay CNOOC 981, chính thức được Trung Quốc đưa vào hoạt động vào ngày 9.5.2012, theo Tân Hoa xã.

CNOOC 981 bắt đầu tiến hành khoan trên biển lần đầu tiên tại một khu vực trên biển Đông, cách Hồng Kông 320 km về phía đông nam, ở độ sâu 1.500 m.

Trung Quốc đã đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (952 triệu USD) cho CNOOC 981, còn được gọi là “siêu giàn khoan”. Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc đã mất trên 3 năm mới hoàn tất giàn khoan CNOOC 981 - vốn nằm trong tham vọng khai thác dầu khí ở Biển Đông của Bắc Kinh.

CNOOC 981 dài 114m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn, với diện tích boong của giàn khoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn. Giàn khoan này có khả năng khoan sâu tối đa 12.000 m.

“Những giàn khoan biển sâu lớn là vũ khí chiếc lược của chúng tôi trong việc xúc tiến phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ xa bờ”, chủ tịch CNOOC Wang Yilin cho biết vào năm 2012.

Biển Đông ước tính có 23 - 30 tỉ tấn dầu mỏ và 16 nghìn tỉ m3 khí đốt tự nhiên, theo Tân Hoa xã."
--
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140506/bao-trung-quoc-khong-co-chuyen-ngung-dua-gian-khoan-vao-vung-bien-viet-nam.aspx


4. Gioi thieu:

Xin dang o day cac tai lieu lien quan den vu TQ ha dat gian khoan nuoc sau va 80 tau be vu trang trong vung dac quyen kinh te cua VN:


5. Nguyên văn bản “Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về Tình hình biển Đông hiện nay” có 4 điểm:

Đây có thể coi là một động thái chưa có tiền lệ trong các cuộc họp Ngoại trưởng trước một Hoi nghi thuong dinh ASEAN, khi các quốc gia thành viên thống nhất được quan điểm về một tuyên bố chung cho riêng một vấn đề đang nóng bỏng.

Nguyên văn bản “Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về Tình hình biển Đông hiện nay” có 4 điểm:

1. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên biển Đông, đã làm gia tăng tình hình căng thẳng tại khu vực.

2. Các Bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, thực hiện kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định của khu vực; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

3. Các Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông, cũng như Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và Tuyên bố cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm Tuyên bố chung của các bên về Quy tắc ứng xử trên biển Đông (DOC).

4. Các Bộ trưởng đồng thời kêu gọi các bên tham gia DOC thực hiện đầy đủ tuyên bố này nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Trả lời báo chí quốc tế sau 3 cuộc họp căng thẳng và kéo dài hơn dự định, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nói rằng: “Chúng tôi hài lòng về kết quả cuộc họp hôm nay. Nhưng chúng tôi rất không hài lòng về những gì đang xảy ra trên biển Đông”.

Tổng thư ký ASEAN Le Luong Minh trong phát biểu trước báo chí hôm 9.5 cũng thừa nhận những gì đang diễn ra trên biển Đông là “cực kỳ nghiêm trọng”.

Thục Minh (từ Naypyitaw, Myanmar
--
nguon: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140510/hoi-nghi-ngoai-truong-asean-ra-tuyen-bo-rieng-ve-bien-dong.aspx


6. Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN 2014

Thưa Tổng thống U Thên Sên, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN,

Thưa Quốc vương,

Thưa các vị đồng nghiệp!

Trước hết, Việt Nam xin cảm ơn sự đón tiếp chu đáo và xin chúc mừng Mi-an-ma trên cương vị Chủ tịch ASEAN lần đầu tiên. Việt Nam sẽ hợp tác và ủng hộ Mi-an-ma hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2014. Theo chủ đề của Hội nghị, chúng tôi xin chia sẻ một số ý kiến sau:

1. Về hòa bình và an ninh khu vực

Việt Nam xin thông báo và nhấn mạnh về vấn đề Biển Đông như sau:

Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông – mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Từ ngày 01/5/2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.

Việt Nam đã hết sức kiềm chế, chân thành bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn vu khống, đổ lỗi cho Việt Nam và tiếp tục dùng sức mạnh, gia tăng các hành động uy hiếp, xâm phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình để gìn giữ và tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam cũng luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của Khu vực và Thế giới. Song, lãnh thổ là thiêng liêng, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với Luật pháp quốc tế.

Chúng tôi trân trọng cám ơn và khẩn thiết kêu gọi các nước ASEAN, các nước trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động xâm phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

Trước tình hình đặc biệt nghiêm trọng này, Việt Nam đề nghị ASEAN, chúng ta tăng cường đoàn kết, thống nhất và khẳng định lại mạnh mẽ các nguyên tắc đã được nêu tại Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, đặc biệt phải tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Và cùng ASEAN thương lượng thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử COC.

Việt Nam đề nghị ASEAN đưa các nội dung nêu trên về vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố chung của Hội nghị và Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này. Việt Nam đánh giá cao việc các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, ngày 10/5/2014, đã nhất trí thông qua một Tuyên bố riêng về tình hình nghiêm trọng hiện nay ở Biển Đông, thể hiện rõ sự đoàn kết, vai trò trung tâm, tinh thần chủ động và trách nhiệm cao của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực.

2. Về lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN

Việt Nam đánh giá cao Báo cáo của ngài Tổng Thư ký ASEAN về các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN. Chúng tôi cho rằng ASEAN chúng ta cần phải làm nhiều việc hơn nữa và tập trung vào những trọng tâm:

Trước hết, mỗi quốc gia và cả khu vực đều phải nỗ lực thực hiện đúng thời hạn Lộ trình xây dựng Cộng đồng. Cùng với việc đẩy mạnh chất lượng của gần 80% dòng hành động đã và đang được triển khai, ASEAN cần ưu tiên thực hiện 20% phần còn lại. Việt Nam ủng hộ việc thông qua Tuyên bố Nay-pi-tô về xây dựng Cộng đồng ASEAN làm văn kiện định hướng cho các hoạt động trong năm 2014.

Chúng ta cần tăng cường phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực, cũng như ứng phó hiệu quả với những thách thức đang đặt ra.

Cùng với nỗ lực xây dựng Cộng đồng, ASEAN cần phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo ở khu vực, nhất là trong bối cảnh có nhiều sáng kiến về khuôn khổ an ninh khu vực đang được các nước lớn đưa ra. ASEAN cần chủ động, tích cực có tiếng nói chung về các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực; đặc biệt cần đề cao các nguyên tắc giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế,…

Theo đó, ASEAN cần đẩy mạnh đối thoại xây dựng lòng tin, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử chung cũng như phát huy các công cụ và cơ chế hợp tác hiện có như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Tuyên bố Bali về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi, Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Vì các mục tiêu trên, chúng tôi nhất trí với đề xuất xây dựng một khuôn khổ các quy tắc ứng xử và hợp tác chung ở khu vực Đông Á, dựa trên các nguyên tắc của Hiệp ước TAC và các thỏa thuận đã có, cũng như các sáng kiến có liên quan được đưa ra gần đây. Đồng thời, chúng ta cần tiếp tục gắn kết mục tiêu này trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng và Tầm nhìn ASEAN sau 2015.

Để làm được điều đó, ASEAN cần tiếp tục giữ vững đoàn kết và thống nhất, đề cao trách nhiệm vì lợi ích chung của khu vực trên cơ sở các nguyên tắc và phương cách đã thỏa thuận, góp phần bảo đảm tốt hơn môi trường hòa bình, an ninh và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để ASEAN tiếp tục phát triển vững mạnh trong giai đoạn tiếp theo.

ASEAN chúng ta cũng cần đẩy mạnh các nỗ lực nhằm ứng phó hiệu quả đối với các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên, bao gồm các thách thức môi trường, nguồn nước, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… Trước những thiên tai, thảm họa xảy ra liên tiếp gần đây, tôi đề nghị các cơ quan chức năng của ASEAN cần phải rà soát và đưa ra các kiến nghị về việc tăng cường khả năng hợp tác, ứng phó kịp thời và hiệu quả của ASEAN trong lĩnh vực này.

Nhân dịp này, một lần nữa, tôi xin gửi lời chia sẻ sâu sắc tới nhân dân Phi-líp-pin về những hậu quả nặng nề do cơn bão Hải Yến gây ra và tới gia đình các nạn nhân của thảm họa máy bay MH370. Những thảm họa này càng đòi hỏi chúng ta phải quan tâm hơn nữa việc tăng cường năng lực ứng phó, hợp tác của ASEAN. Chúng tôi đề nghị sớm tổ chức tổng kết kinh nghiệm về sự phối hợp của khu vực trong công việc quan trọng này.

3. Về tương lai Cộng đồng ASEAN. Việt Nam đánh giá cao thỏa thuận Cấp cao ASEAN về xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2015.

Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015 phải là sự tiếp nối và phát huy các thành tựu đã đạt được trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009-2015. Sau khi trở thành Cộng đồng, ASEAN cần hướng tới những mục tiêu liên kết cao hơn trên cả ba trụ cột. Đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò chủ đạo trong cấu trúc khu vực, chủ động thúc đẩy và mở rộng liên kết ở khu vực Đông Á. Tầm nhìn sau 2015 phải giúp đưa Cộng đồng ASEAN vì phúc lợi người dân, khơi gợi ý thức cộng đồng và khuyến khích sự tham gia tự nguyện, tích cực của người dân vào tiến trình này. ASEAN cần chú trọng củng cố và tăng cường hơn nữa các cơ chế hợp tác nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả với những rủi ro, bao gồm cả thiên tai, dịch bệnh, tai nạn. Chúng tôi đề nghị giao Hội đồng Điều phối ASEAN xây dựng kế hoạch kỷ niệm thiết thực về sự kiện Cộng đồng ASEAN ra đời.

4. Về kiểm điểm và định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN

Việt Nam đề nghị ASEAN gia tăng vai trò và hợp tác với các đối tác tại các diễn đàn khu vực; phát huy vai trò chủ đạo trong diễn đàn Đông Á; xây dựng một khuôn khổ các quy tắc ứng xử và hợp tác tương tự như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) mở rộng ra phạm vi toàn Đông Á.

Là điều phối viên quan hệ ASEAN-EU, Việt Nam đề nghị Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-EU lần thứ 20 sắp tới cần bàn kỹ việc tăng cường quan hệ đối tác ASEAN-EU, trong đó có đề xuất của EU về tổ chức các cuộc gặp cấp cao giữa Lãnh đạo hai Bên. Chúng tôi cũng ủng hộ đề xuất rà soát và đề ra những định hướng chỉ đạo về việc tăng cường quan hệ đối ngoại của ASEAN.

Thưa quý vị,

Việt Nam trân trọng cảm ơn và đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Tổng thống In-đô-nê-xi-a Xu-xi-lô Bam-bang Giu-đô-giô-nô vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Xin chúc Ngài Tổng thống mọi điều tốt đẹp.
Xin cám ơn./.

(Theo Báo điện tử Chính phủ)

--
nguon: http://nguyentandung.org/toan-van-phat-bieu-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung-tai-hoi-nghi-cap-cao-asean-2014.html



Tin noi bat


Tin tuc hom nay:

Theo http://business-panorama.de/news.php?newsid=227236
da thong tin :

Der lange schwelende Konflikt um die von China und Vietnam beanspruchten Paracel- und Spratly-Inseln im Südchinesischen Meer hatte sich Anfang Mai zugespitzt, als Peking eine Tiefseebohrplattform vor die Paracel-Inselgruppe verlegte. In der Region werden größere Ölvorkommen vermutet. Die USA zeigten sich beunruhigt über den Schritt und Hanoi schickte Schiffe in die Gegend, die dort nach eigenen Angaben von chinesischen Schiffen angegriffen und gerammt wurden. 

Them chi tiet:
Gian khoan cua TQ nam chi cach VN chung 110 hai li, tuc la nam trong vung dac quyen kinh te cua VN, ma theo UNCLOS thi den 200 hai li.
Them vao do, no cung cach xa dao Tri ton thuoc quan dao Hoang sa chung 18 hai li. Dao nay theo du kien lich su va hiep dinh Geneve thuoc vao lanh tho cua VN, ma TQ da chiem trai phep moi day nam 1974.


Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

CAO TAN


Gioi thieu:
Trong nhung nam 80, duoc biet nhung dong tho cua Cao Tan..:

Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng
Lau lam roi, bong quen bat. Hom nay nhan chut viec, bong gap chu Cao Tan, toi suc nho den nha tho nay. Tren trang TALAWAS thay co bai ve Cao Tan, xin trich dan duoi day
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7940&rb=08
Trich:
Cao Tần
Thơ Cao Tần
 1 
Gần 30 năm trước, một tập thơ mỏng của một tác giả hoàn toàn vô danh xuất hiện như một sự kiện giữa nền văn học vừa hình thành của người Việt hải ngoại: Thơ Cao Tần. Chúng tôi trân trọng giới thiệu lại tập thơ này với độc giả của ngày hôm nay, và nhân dịp này đăng lại bài viết về thơ Cao Tần của Nam Chi (bút hiệu của nhà phê bình Đặng Tiến) năm 1982, nhận định của Bùi Vĩnh Phúc năm 1988, cùng với bài phê bình mới nhất củaĐặng Tiến tháng 8.2006.
talawas
1. Chuyện thần tiên

(Có bà tiên hiền hỏi chàng lưu lạc 
Con ước mơ chi cuối cuộc đời này?)

Ta ước khi không bừng tỉnh giấc
Thấy bình minh muộn nắng đầy hiên
Một khung cửa sổ trời xanh ngắt
Đầu sân xao xác tiếng chim quen

Đường phố ngất ngây mùi bụi mới
Những vòm cây biếc lá me tươi
Quán cóc sở ta bè bạn đợi
Rất tưng bừng đấu hót những buồn vui

Chợt nhớ lại, ồ đêm qua khiếp quá
Mình đã mơ một giấc thật kinh hoàng
Mơ thấy cả một quê hương đổ vỡ
Mình lên đường ngơ ngẩn, lang thang

Sẽ vội vã trên đường lao tới sở
Nghe xôn xao tiếng Việt ở quanh mình
Giữa phố bụi mù lại mơ cây cỏ
Xanh khắp quê hương giấc mộng thanh bình

Ta muốn điều chi cuối đời luân lạc?
Này bà tiên vừa hỏi giấc mơ ta
“Hãy đem hết những đổi đời tan tác
Gói giùm vào cơn mộng dữ đêm qua”


2. Chiều bát phố

Chiều đi bát phố gặp toàn Tây
Bỗng tiếc xưa không làm quen cả xóm
Tự trách mình ngu hơn con cầy
Đáng kẹt lại cho thằng Cộng tóm

Bác xích lô mỗi sớm qua nhà
Đầu óc như ta lo cơm lo áo
Co cẳng cà phê quán cóc la cà
Chửi bới lăng nhăng nội các anh Thiệu

Em điếm rẻ tiền hành nghề Gò Vấp
Anh tìm vui hoang em hát cải lương
Ôm nhau dửng dưng, rời nhau hấp tấp
Lòng vẫn chung mang nỗi sợ sa trường

Nhớ ông thầy tu nghiêm trang cúng lễ
Ta ít khi lảng vảng vào chùa
Sao cùng thấy đời sầu một bể
Cùng tỉnh queo trước chuyện hơn thua.

Nhớ kẻ ngất ngư mình gặp ngoài phố
Hai thằng lạ hoắc chẳng thèm ngó nhau
Giờ nghĩ lại, ôi, như ta, nó khổ
Cũng xây nhà trên cát nương dâu.

Giờ nghĩ thân ta chỉ còn có vợ
Vợ trót bỏ quên bên kia bán cầu
Ngày ngày phất phơ giữa rừng mũi lõ
Tìm người tình Việt chưa biết tìm đâu

Chỉ gặp toàn Tây một chiều bát phố
Tiếc sao xưa cả nước chẳng quen nhau
Quen cả nước? Ra đường chào gẫy cổ
Và chắc gì nay nghĩ lại không sầu.

Nhưng quen cả nước chắc lòng sẽ nhẹ
Khi đi có chào may bớt xót xa
Ôi! Xóm xưa ơi, khi nào đổi kiếp
Ta về thành chim hót trước hiên nhà

Tháng 2-77


3. Chỗ giấu kho tàng

Sau một tuần ngất ngư lao động
Thứ sáu anh thường thức trắng đêm
Vì đêm anh, Sài Gòn đang sáng
Đêm thao thức anh là ngày khốn khổ em

Ngày khốn khổ, thân em tơi tả
Gói nhọc nhằn trong biểu ngữ vinh quang
Ta từng giầu lắm em nào biết
Anh chỉ cho em đôi chỗ giấu kho tàng

Trong công viên xưa có chiếc ghế đá
Giờ đẫm mưa chiều hay tươi nắng mai?
Ghế như ngà, bên hàng thông, em nhớ?
Ta bên nhau trên đó những ngày vui

Chiếc ghế từng nghe lá úa thở dài
Nghe đồi cỏ mùa xuân cười rực rỡ
Chia sẻ những buồn vui
Của thời em rất nhỏ

Em hãy đến tìm ở nhà thờ đỏ
Ngôi thánh đường gạch hồng như son
Nơi ta thường quanh quẩn những hoàng hôn
Tìm kỹ nhé: ngay sau cây thánh giá

Em hãy tìm về sau căn nhà cũ
Đứng bên rào mà ngó lại vườn xưa
Em nhớ nhé: dưới tàn cây trứng cá
Những trái mọng hồng trong ánh nắng sau mưa
Ở góc vườn còn một viên gạch vỡ
Nơi nảy mầm hy vọng một giàn dưa
Kín đáo nghe em, giờ nhà đổi chủ
Nhưng kho tàng ta chắc còn nguyên đó

Đứng trước vườn xưa em hãy mỉm cười
Dù môi buồn đã héo xanh thương nhớ
Nuốt lệ thầm và cười cho tươi
Như chiều xưa đón anh về hớn hở

(Kho tàng ta có một ông thần
Nụ cười em là câu thần chú
Thần chú đọc xong kho tàng sẽ mở)

Kho tàng ta em yêu nhìn xem
Dưới ghế công viên anh giấu thời thơ dại
Trên tháp nhà thờ anh giấu niềm tin
Trong vườn cũ anh giấu thời hạnh phúc
Nơi nụ cười em anh giấu trái tim.

Hãy chia anh một nửa kho tàng
Để cùng tiêu trong chuỗi ngày khốn khó

Thêm một lần thứ sáu trắng đêm
Để hồn về một Sài Gòn đang sống
Gõ tuyệt vọng cửa thiên đường đã đóng
Xin chia nhau ngày khốn khổ cùng em

Tháng 3-77


4. Bông giấy

Tưởng ta nhớ chú lắm sao
Này cây bông giấy bên rào năm xưa
Chẳng qua trời đổ cơn mưa
Thì thương cành mọn đong đưa một mình.

Tháng 12–77


5. Kẻ trở về

Thằng bạn đòi về trên tàu Thương Tín
Hoan hô Đảng và tranh đấu rất chì
Giờ được tin vùi thây Yên Bái
Thôi, còn chê trách nó mà chi.

Nó tưởng được về hôn con, ôm vợ
Bước rưng rưng trong những phố phường xưa
Ôm vợ, hôn con, ngắm trời đất cũ
Chỉ một lần thôi rồi tịch cũng vừa

Nhớ nó xưa chọc trời, xô núi
Thân nam nhi ngang dọc cõi bờ
Bỗng di tản ra thân lúi xúi
Trong trại xếp hàng chầu cơm như mơ

Trong trại sáng giật mình, hoảng hốt
Đêm bụng đầy nhóc rượu tìm quên
Gọi vợ trong mơ, nhắc con lúc thức
Nằm thì trằn trọc, đứng thì điên

Nó quyết đòi về trên tàu Thương Tín
Anh em xúm xít, khản cổ can hoài
Thằng bạn cười buồn, tác phong lính chiến:
“Thôi coi đời tao là con củ... khoai.”

Thấy nó lên tàu biết xong một kiếp
Nhưng hy vọng hão cứ nguyện như thường
Cầu nó bình an thấy con, thấy vợ.
“Yếu như thằng này chắc đất trời thương.”

Nó bước xuống tàu giữa rừng cán bộ
Về quê hương mà như lạc tinh cầu
Rồi trôi giạt trên nghìn dặm khổ
Rồi âm thầm đổ giữa rừng sâu.

Mày có linh thiêng qua đây tao cúng
Một chầu phim X một quả tắm hơi
Thiên đường mày hụt thì tao đang sống
Cũng ngất ngư đời như con củ khoai!

Tháng 2-77


6. Ta làm gì
cho hết
nửa đời sau?

Dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn
Gánh sơn hà toan chất thử lên vai
Chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
Dọn tinh thần: cưa nhẹ đỡ ba chai

Rừng đất khách bạt ngàn màu áo trận
Xong hiệp đầu mây núi đã bâng khuâng
Hào khí bốc đủ mười thành chất ngất
Chuyện vá trời coi đã nhẹ như không

Một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn
Nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn
Nay đất khách kéo lê đời rất nản
Ta tính sẽ về vượt suối trèo non...

Sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động
Những hùm thiêng cựa móng thét rung trời
Và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy
Và cờ bay trên đất nước xinh tươi

Một tráng sĩ vô êm chừng sáu cối
Thần tự do giờ đứng ở nơi nào?
Ta muốn đến leo lên làm đuốc mới
Tự đốt mình cho lửa sáng xem sao...

Thần tự do giơ hoài cây đuốc lạnh
Ta tiếc gì năm chục ký xương da
Sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển
Những oan hồn ai bỏ giữa bao la...

Bình minh tới một chàng bừng tỉnh giấc
Thấy chiến trường la liệt xác anh em
Năm tráng sĩ bị mười chai quất gục
Đời tha hương coi bộ vẫn êm đềm

Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng uất hận gối lên nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới:
Ta làm gì cho hết nửa đời sau?

Tháng 3-77


7. Trên non cao

Ta biết nhà ông rầu thấy mồ
Thôi cuối tuần này theo ta lên núi
Lên thật cao nhìn xuống đời lô nhô
Rũ bớt bụi trần, quên thân múa rối

Hơn mười năm nhà ông bay trên cao
Mặt đất nâu xanh nằm ngoan dưới gót
Nhân loại tí teo xinh đẹp chừng nào
Nhân loại hiền từ như những con sâu

Những đêm đen tàu trôi qua thành phố
Cả đất trời nở triệu ánh sao xinh
Mặc những đấu tranh lọc lừa dưới đó
Nhìn từ cao nhân thế thật thanh bình

Đời khốn kiếp quăng tòm ông xuống đất
Bôi mặt nhà ông giống một tên hề
Tên hề giễu trong kịch đời luân lạc
Kịch như đời: nhạt nhẽo, lê thê.

Trên núi cao ta biết rành một chỗ
Có hòn đá xanh có gốc thông già
Ngồi trên đá ông sẽ thành Trang Tử
Hồn nhẹ tênh theo bướm lượn chiều tà

Hãy tựa gốc thông mà nhìn xuống thế
Tưởng hôm nào ngất ngưởng chín tầng mây
Còn thương mãi một nhân gian nhỏ bé
Có thể ôm tròn trong đôi cánh tay

Nhà ông khổ hơn người vì đôi cánh
Những thinh không bát ngát, những trời xa
Này cánh đại bàng nhớ chân trời thẳm
Thôi cuối tuần này lên núi cùng ta.

Tháng 11-77


8. Mai mốt anh trở về

Mai mốt anh về có thằng túm hỏi
Mày qua bên Mỹ học được củ gì
Muốn biết tài nhau đưa ông cây chổi
Nói mày hay ông thượng đẳng cu li

Ông rửa bát chì hơn bà nội trợ
Ông quét nhà sạch hơn em bé ngoan
Ngày ngày phóng xe như thằng phải gió
Đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan

Nghệ thuật nói bỗng hóa trò lao động
Thằng nào nói nhiều thằng ấy tay to
Tiếng mẹ thường chỉ dùng chửi đổng
Hay những đêm sầu tí toáy làm thơ

Ông học được Mỹ đất trời bát ngát
Nhưng tình người nhỏ hơn que tăm
Nhiều đứa hồn nhiên giống bầy trẻ nít
Còn hồn ông: già cốc cỡ nghìn năm

Bài học lớn từ khi đến Mỹ
Là ngày đêm thương nước mênh mang
Thù hận bọn làm nước ông nghèo xí
Hận gấp nghìn lần khi chúng đánh ông văng

Nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương

Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng

Tháng 3-77


9. Biển chiều

Chiều nay ra biển ngồi ngơ ngẩn
Nhúng hai giò trong nước Thái bình Dương
Để hơi ta giạt về bờ Ô Cấp
Chạm thân ái vào lưng đất mẹ tang thương

Có bạn nào đang rắp tâm vượt thoát
Nhớ rằng ta luôn cầu nguyện cho người
Láng đời chót đã tan trên chiếu bạc
Thì xá gì thêm một chuyến ra khơi

Thở thật dài vào thinh không bát ngát
Theo gió về động lá cánh rừng xa
Này thằng lì còn chơi miền gió cát
Trong kiêu dũng mày cho gửi chút hồn ta

Có thằng bạn nào tàn đời học tập
Cõng gông xiềng lê lết một thân đau
Này biển chiều sóng xô ào lớp lớp
Những tiếng đời tan nát khóc thương nhau.

Tháng 6–77


10. Chú nào nghe mái tôn mưa

Chú nào đi đường ta bình minh này
Có nhớ chào dân xóm ta dậy sớm
Có nghe thơm mùi bụi mới đầu ngày
Cùng lá hoa tươi mừng nắng lớn.

Chú nào trưa nay ngồi trên đồi ta
Thở gió thông khô quen từ kiếp trước
Đếm nắng hoa sao nở đầy trên hồ
Trưa thật tuyệt vời, đẹp hơn mơ ước

Chú nào ngồi hiên nhà ta chiều nay
Nghe mưa Sài gòn rạt rào thơm mát
Sau một ngày nắng loá chín tầng mây
Những mái tôn mưa cười ran hạnh phúc

Chú có biết yêu thương vài nụ hồng
Đã thắm tươi trên giàn che cổng gỗ
Những giọt trong veo từ cõi vô cùng
Vỗ rộn ràng vui trên từng lá nhỏ

Chú nào đêm nay kê đầu gối đó
Thở hương nồng hạnh phúc đẫm không gian
Có biết nói nghìn năm sau vẫn nhớ
Vẫn hai vai êm ấm mãi ơn nàng?

Tháng 12-77 


11. Hát một mình

Hát tự nhiên đi mà bạn quí
Giọng bạn khàn hơn chú vịt bầu
Đừng e sẽ mếch lòng tri kỷ
Dù nghe bạn hát chỉ thêm đau

Hai thằng đã tính đời coi bỏ
Hẹn vô sa mạc cụng vài ly
Ngồi thiền lặng lẽ như cây cỏ
Quyết lòng tịnh khẩu để nhâm nhi

Phương Nam bão cát lên như khói
Núi trọc xa trông hèn hơn đồi
Chiều mới vừa đây mà đã tối
Thấy chăng sa mạc rộng hơn trời?

Bạn bỗng kể: “Khi về gặp nàng,
Có lúc du dương nàng bắt hát
Dăm ba câu lãng mạn xì xằng
Thế cũng dựng nên thời rất đẹp...”

Thời đẹp bây giờ là chiêm bao,
Tình nàng bây giờ là kiếp trước
Chiều nay hồn bạn bỗng xôn xao
Dăm tiếng ca xưa và muốn hát

Cứ hát, ta nghe mà, bạn quí
Mai đời di tản lại buồn tênh
Rồi ra cặp được đào thơm Mỹ
Bạn sẽ trăm năm hát một mình.

Tháng 10–77


12. Thư quê hương

Thư quê hương như tên hề ốm nặng
Hồn tang thương sau mặt nạ tươi cười
Son phấn hân hoan phủ nghìn cay đắng
Mắt lệ đầy, miệng hát những lời vui...

Ta biết thư em vượt muôn cửa ải
Mắt sài lang soi nát cả linh hồn
Em chẳng được khóc cùng ta bằng chữ
Thì gửi chi dăm khẩu hiệu buồn nôn!

Gửi cho anh vài sợi tóc mẹ già
Rụng âm thầm trên hiên chiều hiu quạnh
(Nuôi một bầy con cuối đời vẫn lạnh)
Cho anh hôn ơn nặng một thời xa...

Anh muốn thở mùi nhọc nhằn nô lệ
Gửi cho anh manh áo rách con thơ
Con chào đời: ta rừng sâu lính trẻ
Ta non cao, con tập nói u ơ...
Giờ bước đầu đời chân non vấp ngã
Muốn nâng con… nào biết có bao giờ.

Gửi cho anh viên sỏi nhỏ bên đường
Anh sẽ đọc ra trăm nghìn lối cũ
Gửi cho anh vài nhánh cỏ quê hương
Anh sẽ đọc đất trời ta đã thở...

Và gửi cho anh một tờ giấy trắng
Thấm nước trời quê qua mái dột đêm mưa
Để anh đọc: Mênh mông đời lạnh vắng
Em tiếc thương hoài ấm áp gối chăn xưa...

Tháng 4–77


13. Chốn tạm dung

Nhà tôi ở toòng teng đỉnh đồi
Buổi mai đi làm thấy đời xuống dốc
Sau lưng sương ngập cao lưng trời
Trước mặt thông sầu reo đáy vực

Bắt đầu ngày bằng một chút vui
Hát nghêu ngao trong lòng xe rỗng tuếch
Bài ca quen bỗng chợt quên lời
Chút kỷ niệm còm lại mất khơi khơi

Tiếng Việt trong ta ngày mỗi héo
Hồn Việt trong ta ngày mỗi khô
Dốc mở như đời ta trước mặt
Sương kín như đời ta hôm xưa

Giang hồ một túi bài ca cũ
Hát nhảm cho qua nốt tuổi già
Qua những bình minh còn ngái ngủ
Còn như chưa lạc mất quê ta

Giữa đỉnh sương mù thông đáy vực
Trên đường chênh chếch nắng mênh mang
Trôi xuôi một mảnh hồn lưu lạc
Đã chán nhân gian ở cuối đường

Chiều về lên dốc thân tơi tả
Một quả hoàng hôn đỏ kín trời
Mình mới ngoi lên ngày đã ngả
Đêm phờ lăn lóc ngủ thay chơi

Giữa đỉnh sương mù thông đáy vực
Ngược xuôi ngơ ngẩn một linh hồn
Còng lưng gánh nốt đời lưu lạc
Nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non

Tháng 5-77


14. Gửi Xuân Hiến

Đốt thế giới văn chương hào sảng ấy
Gửi cho ông làm bạn cõi thiên đường
Tôi chỉ giữ bên mình thanh kiếm gẫy
Lên núi ngồi vạch đất vẽ quê hương.

Tháng 10–82


15. Gửi Duyên Anh

Gặp lại hôm qua chú học trò
Còn nuôi con sáo bạn ta cho
Ta mừng khoe chú bông Thiên Lý
Rực rỡ huy hoàng như tuổi thơ.


16. Kho tàng

Chàng Cù Lần có cái túi nhỏ
Suốt bốn mùa giấu giếm như điên
Anh em sùng, nghĩ thằng này chơi khó
Thủ cẳng tí tiền, len lén tiêu riêng

Hết chuyện chơi, một chiều đông lạnh cóng
Đè thằng em ra cướp túi coi chơi
Gác trọ rung rinh như thuyền biển động
Thằng em kêu như sắp sửa xong đời

Miệng túi mở kho tàng rơi tung tóe
Một lạng vàng trong giấy gói đơn sơ
Một đứa hét: “Vàng này thằng em bé
Không mại đi, mày tính để đem thờ?”

“Sư chúng mày, vàng đem theo bốn cục
Ông bán ba, bắt gọn mấy trăm đô
Còn cục này tàn đời ông cóc bán
Lúc lên đường bà cụ dúi tay cho”

Một chiếc khăn tay cũ xì, cũ xịt
Màu nâu già thêu mấy chữ xanh xanh
“Giẻ rách gì đây hở thằng chết tiệt?”
“Khăn vợ trao ngày khoác áo nhà binh”

Đáy túi nhỏ thì đầy danh thiếp cũ
Những tên người tên tỉnh đã xa xưa
Những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ
Những đường quen không trở lại bao giờ

Trả túi thằng em, cả bầy bỗng xệ
Cù Lần xấu hổ chửi như ca
Cái túi nhỏ tưởng đầy lòng ti tiện
Hoá đem theo muôn vạn mảnh quê nhà

Cù lần dọa đêm nay đâm chết hết
Ôi, ví dầu chú mở được tim anh
Chú cũng thấy một kho tàng thắm thiết
Với khăn tay nhàu nát chữ thêu xanh

Với danh thiếp những tên đường đã đổi
Những số nhà chớp mắt bỗng tang thương
Những chốn hẹn nghìn năm không trở lại
Những tên đời tơi tả khắp quê hương

Tháng 10-77


17. Đóng tàu

Vách tàu dựng vút lên như núi
Một bãi mênh mông sắt thép trùng trùng
Hải âu lượn vòng, biển xanh phơi phới
Hồn dậy vu vơ một chút hào hùng

Tay búa tay kìm thấy đời chắc nịch
Sắt nâng hàng tấn linh hồn nhẹ tênh
Mặt mũi lấm lem che đời bí mật
Thần trí lang thang cuối bãi đầu ghềnh

Buổi trưa nghỉ nằm chơi trong thùng sắt
Ngửa cổ coi trời thấy đúng một khung vuông
A, khi không ta biến thành con ếch
Đáy giếng sâu mơ mộng rất khiêm nhường

Con ếch không tin đất trời nhỏ bé
Biết ngoài kia còn một cõi bao la
Lẩn thẩn nghĩ về chuyện đời dâu bể
Hay vơ vẩn chờ chút mây bay qua

Nhớ thơ Trường Anh thủa nào khoái đọc
(Ông Trường Anh có lạc đến phương này?)
“Tiền thân ta phải chăng là con cóc
Thơ nghiến răng trời chuyển bốn phương mây.”

Một năm nữa con tàu sẽ xuống nước
Tháng ngày nào mới đi qua Biển Đông?
Biển Đông giờ này bao thuyền hấp hối
Ôi con tàu đến trễ cả nghìn năm

Lòng bắt đầu mơ những điều huyền hoặc
Mơ con tàu cảm được những thương tâm
Nghe được tiếng đàn bà con trẻ khóc
Và xót xa như có một linh hồn

Tháng 11-82


18. Cảm khái

Trong ví ta này chứng chỉ tại ngũ
Mất nước rồi còn hiệu lực hơi lâu
Chiều lưu lạc chợt thương tờ giấy cũ
Tái tê cười: giờ gia hạn nơi đâu?

Trong ví ta này một thẻ căn cước
Hình chụp ngây ngô rất mực cù lần
Da xám ngoét như bị đời nhúng nước
Má hóp vào như cả tháng không ăn

Mười tám tuổi thành công dân nước Việt
Tên chụp hình làm ta xấu như ma
Thằng khốn nạn làm sao mà nó biết
Ta sẽ thành dân mất nước tan nhà!

Hai mươi tuổi ta đi làm chiến sĩ
Bước giày đinh lạng quạng một đời trai
Vừa đánh giặc vừa lừng khừng triết lý
Nhưng thằng này yêu nước chẳng thua ai...

Hình căn cước anh nào mà chẳng xấu
Tên chụp hình như một lão tiên tri
Triệu mặt ngây ngô bàng hoàng xớn xác
Cùng đến một ngày gẫy đổ phân ly

Nhìn hình chim in trên tờ chứng chỉ
Chợt nhớ câu thơ: “Gẫy cánh Đại Bàng...”
Ngàn lẫm liệt tan trong chiều rã ngũ
Muôn anh hùng phút chốc hóa lang thang

Quanh mình xôn xao chuyện thay Quốc tịch
Ngậm ngùi bày dăm giấy cũ coi chơi
Thời cũ ố vàng, rách rời mấy mảnh
Xót xa đau như mình bỗng qua đời.

Hỡi kẻ trong hình mặt xanh, mày xám
Ngươi sắp thành tên mọi Mỹ rồi ư
Hỡi thằng chiến binh một đời dũng cảm
Mày lang thang đất lạ đến bao giờ

Ôi trong ví mỗi người dân mất nước
Còn một oan hồn mặt mũi ngu ngơ
Ôi trong trí những anh hùng thuở trước
Còn dậy trời lên những buổi tung cờ

Tháng 6–77


19. Hát ngao trên tuyết

Khoác áo lông xù giả làm tráng sĩ
Lên dòng sông đá bước nghênh ngang
Cây gậy trúc trông sặc mùi vũ khí
Múa tưng bừng vào thinh không giá băng

Khoái thay đời ta một đời quái đản
Hai mươi năm xưa làm thằng nhỏ di cư
Hai mươi năm sau thành nhà thơ di tản
Một đời quê hương khét mùi súng đạn
Một đời xót xa bằng hữu lao tù

Khoái thay chân ta những chân phiêu bạt
Đi dọc quê hương, đi vòng địa cầu
Đi thênh thang thở đồi cao gió mát
Đi ngất ngây thương lúa vàng, hương cau
Đi hội trùng phùng, đi chia tan tác
Đi tràn hạnh phúc, đi ngập thương đau
Đi sỏi đá mềm, bếp hồng trước mặt
Đi bùng bão biển, quê hương phía sau
Những bước thú hoang lạc rừng đất lạ
Những bước ngậm ngùi đi chẳng về đâu

Sông không đầu đuôi sông màu đá cục
Dưới trên lẫn lộn, trời đất mang mang
Ta ngửa cổ làm thằng khùng Bắc Cực
Một mình cười cùng thinh không giá băng

Khoái thay hồn ta một hồn dị thường
Khi bốc lên: núi lưng trời cũng thấp
Khi bi ai: thân cỏ mọn bên đường

Sông dài! Sông dài! Ta đi chẳng hết
Thân trượng phu, hừ, mục trong áo cơm?
Núi cao! Núi cao! Ta về không đến
Chí trượng phu, hừ, chôn trong giá băng?

Tháng 2-78
Nguồn: Bản đăng trên talawas thực hiện vào tháng 7.2006, do tác giả hiệu đính, bổ sung và bớt một số bài từ các lần in đầu tiên năm 1978 (Tạp chí Bút Lửa và Nhà xuất bản Người Việt của Trần Đình Long, California), tái bản lần thứ nhất năm 1984 (Nhà xuất bản Tin Yêu của nhóm Thanh Nam, Seattle), và tái bản lần thứ hai năm 1987 (Nhà xuất bản Văn Nghệ, California).

--
Nguon: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7945&rb=0102
Nam Chi
Đọc thơ Cao Tần
Bài này tôi viết cuối năm 1982, ký bút hiệu Nam Chi, cho báo Đoàn Kết là cơ quan của Hội Người Việt Nam tại Pháp, trong mục đích gần là thông tin, giới thiệu thơ Cao Tần với người đọc, dù chính kiến khác biệt, nhất là ở trong nước; mục đích xa là làm giảm bớt những hiềm khích, thời đó khá gay gắt giữa hai phía "quốc-cộng" hoặc "cách mạng-phản động". Bài viết rất nhanh, hoàn toàn do động cơ cá nhân, với sự thỏa thuận trước của tòa soạn, nhưng không tránh khỏi hạn chế về nội dung và hành văn. Nói chung bài báo được hoan nghênh và cũng khai thông được một số "bế tắc" nhỏ nhoi, như tôi kỳ vọng.

Điều đáng tiếc là sau đó, trên báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 27/3/1983, dưới bút hiệu ký tắt VH – mà người đọc đoán biết dễ dàng là ai – có người đã lấy lại, viết lại mà thay đổi hẳn nội dung, với kết luận như sau: "rải rác trong tập thơ, không ít chỗ chống đối sự nghiệp cách mạng của nhân dân, quay lưng với Tổ Quốc, nhưng trùm lên tất cả là một thực trạng. Thực trạng ấy chắc chắn không riêng của một Cao Tần". Tác giả lại ghi: "Theo Nam Chi – báo Đoàn Kết của Hội Người Việt Nam tại Pháp". Sự thật thì tôi không hề viết và suy nghĩ như thế.

Ngoài ra, lúc đó Cao Tần không muốn tiết lộ tên thật là Lê Tất Điều, nên tôi xem như không biết. Nay ghi lại những điều này để đánh dấu một giai đoạn văn học và chính trị.
Đặng Tiến
15-8-2006
Cao Tần là một nhà thơ di tản, rời Việt Nam tháng Tư 1975, hiện sinh sống tại Hoa Kỳ. Tác phẩm Thơ Cao Tần [1] gồm mười bảy bài thơ, không đề, có đánh số, được nhiều người chú ý, vì nghệ thuật vững chãi, diễn tả được niềm khắc khoải của người dân xa xứ. Tập thơ thỉnh thoảng có đôi câu chống cộng, điều đó dễ giải thích trong hoàn cảnh di tản của tác giả và của độc giả mà ông dự kiến. Tôi cần trình bày ngay điều đó để tránh mọi hiểm lầm từ mọi phía. Ở đây tôi chỉ ghi nhận tâm sự chua xót của người dân Việt Nam xa đất nước, còn chuyện chống cộng là của Cao Tần, tôi không bàn đến.

Tập thơ phác hoạ đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần của người di tản, từ khi còn ở các trại tạm cư:

Bỗng di tản ra thân lúi xúi
Trong trại xếp hàng chầu cơm như mơ

Cho đến ngày tìm được công ăn việc làm bình thường:

Mai mốt anh về có thằng túm hỏi
Mày qua bên Mỹ học được củ gì
Muốn biết tài nhau đưa ông cây chổi
Nói mày hay ông thượng đẳng cu ly

Ông rửa bát chỉ hơn bà nội trợ
Ông quét nhà sạch hơn em bé ngoan
Ngày ngày phóng xe như thằng phải gió
Đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan…

Việc lao động chân tay, ngoài xã hội và nhất là trong gia đình, không có gì đáng tức tưởi. Sở dĩ Cao Tần nước mắt chứa chan là vì những lý do khác, nói chung vì cảnh sống hoàn toàn xa lạ, lạ cảnh, lạ người. Cuộc sống do đó, trở thành cạn hẹp nếu không phải là vô nghĩa:

Chiều đi bát phố gặp toàn Tây
Bỗng tiếc xưa không làm quen cả xóm (…)

Chỉ gặp toàn Tây một chiều bát phố
Tiếc sao xưa cả nước chẳng quen nhau
Quen cả nước? Ra đường chào gãy cổ
Và chắc gì nay nghĩ lại không sầu.

Về lý luận thì Cao Tần quả là lẩm cẩm. Ở Tây mà không gặp Tây thì gặp ai. Đòi quen cả nước Việt Nam thì quen sao được. Nhưng trong mỗi người Việt Nam xa xứ thỉnh thoảng vẫn có những cái lẩm cẩm như thế! Lãnh lương Tây, ăn cơm Tây, mà gặp nhau thì cứ chửi "Tây ngu", "ngu nhu Tây". Cho hả lòng nhớ nước mà thôi. Cái lẩm cẩm nói được thành thơ, có phần cảm động của nó.

Cao Tần vẽ lại một ngày lao động của mình:

Nhà tôi ở toòng teeng đỉnh đồi
Buổi mai đi làm thấy đời xuống dốc
Sau lưng sương ngập cao lưng trời
Trước mặt thông sầu reo đáy vực (…)

Tiếng Việt trong ta ngày mỗi héo
Hồn Việt trong ta ngày mỗi khô
Dốc mở ra như đời ta trước mặt
Sương kín như đời ta hôm xưa (…)

Giữa đỉnh sương mù thông đáy vực
Ngược xuôi ngơ ngẩn một linh hồn
Còng lưng gánh nốt đời lưu lạc
Nặng chĩu nghìn cân nhớ nước non.

Trong làng văn, Cao Tần là một cái tên lạ. Nhưng người quen đọc thơ thì nhận ra bút pháp già dặn của một người có kinh nghiệm về ngôn ngữ. Đoạn trên cho thấy Cao Tần kết hợp rất khéo những hình ảnh ẩn dụ sau lưng sương ngập, nước mắt thông sầu reo đáy vực, lối ví von bình dân đời xuống dốc, những chữ thông thường toòng teeng, hình ảnh đơn giản tiếng Việt héo, hồn Việt khô… Sự điều chế ngôn ngữ ấy tạo cho toàn tập thơ Cao Tần cái khí hậu vừa lạ vừa thân: tác giả rất có ý thức về kỹ thuật và mục tiêu của mình. Và ông đã đạt mục tiêu đó.

Nỗi niềm xa xứ trong mỗi chúng ta là một tình cảm cụ thể, làm mình đau nhói. Nhưng nói ra, nó trở thành trừu tượng, chung chung. Cao Tần khéo léo đi từ những hoàn cảnh cụ thể, ví dụ như chuyện một người đi di tản ông đặt tên là Cù Lần:

Chàng Cù Lần có cái túi nhỏ
Suốt bốn mùa giấu giếm như điên
Anh em sùng nghĩ thằng này chơi khó
Thủ cẳng tí tiền len lén tiêu riêng.

Một hôm, anh em  bèn đè Cù Lần cướp túi coi chơi, thì khám phá ra một kho tàng vô giá:

Một chiếc khăn tay cũ xì cũ xịt
Màu nâu già thêu mấy chữ xanh xanh
Giẻ rách gì đây hở thằng chết tiệt?
"Khăn vợ trao ngày khoác áo nhà banh".

Đáy túi nhỏ thì đầy danh thiếp cũ
Những tên người tên tỉnh đã xa xưa
Những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ
Những đường quen không trở lại bao giờ.

Khi nhắc đến tình cảm riêng, Cao Tần cũng biết chọn khung cảnh chung để người đọc có thể cùng rung cảm với ông. Nhớ bạn thì ông gợi ra một hình ảnh rộn rã:

Quán cóc sở ta bạn bè đã đợi
Rất tưng bừng đấu hót những buồn vui

Nhớ mẹ thì sâu lắng, kính cẩn:

Gửi cho anh vài sợi tóc mẹ già
Rụng âm thầm trên hiên chiều hiu quạnh

Nhớ vợ thì thực tế, tếu một chút:

Giờ nghĩ thân ta chỉ còn có vợ
Vợ chót bỏ quên bên kia bán cầu
Ngày ngày phất phơ giữa rừng mũi lõ
Tìm người tình Việt chưa biết tìm đâu

Cao Tần nắm vững quy luật của ngôn ngữ và sành tâm lý. Người Việt dù có thương yêu, quý trọng vợ đến đâu, khi nhắc đến "bu nó" vẫn có cái giọng rẻ rúng vờ như thế. Chuyện tưởng người dưới nguyệt chén đồng chỉ hay cái hay văn chương.

Từ một chi tiết rất cụ thể, một thẻ căn cước còn sót lại trong đáy ví, tác giả cũng đựng được những câu thơ cảm động:

Quanh mình xôn xao chuyện thay quốc tịch
Ngậm ngùi bày dăm giấy cũ coi chơi
Thời cũ ố vàng rách rơi mấy mảnh
Xót xa đau như mình bỗng qua đời

Hỡi kẻ trong hình mặt xanh mày xám
Ngươi sắp thành tên mọi Mỹ rồi ư
Hỡi thằng chiến binh một thời dũng cảm
Mày lang thang đất lạ đến bao giờ

Trước những câu thơ như thế, phản ứng đơn thuần của tôi là cảm động. Cảm động vì tình người. Tình người trong con người. Sau đó mới ưu ái với tình Việt. Tình Việt trong người Việt. Còn chuyện văn chương là cái còn lại. Hay là cái qua đi. Cao Tần nắm vững kỹ thuật. Nhưng thơ ông thành công không phải chỉ vì kỹ thuật, và cũng không phải chỉ vì niềm nhớ cố hương. Bao nhiêu người đã làm thơ nhớ nước trước đây. Tôi nghĩ ông rung cảm được người đọc vì cái tình người. Tôi nghĩ thầm: phải yêu người mới nhớ nước, mới nói được một câu rất thực và rất thật:

Bài học lớn từ khi đến Mỹ
Là ngày đêm thương nước mênh mang

Câu thơ cho ta thấy rằng, vì một lý do nào đó, con người có thể bứt bản thân ra khỏi quê hương, nhưng vẫn không thể bứt quê hương ra khỏi bản thân. Ở niềm nhức nhối sâu xa đó, người Việt kiều đều gặp nhau, dù chính kiến có đối lập. Mà gặp nhau đã là chuyện quý hiếm.

Để xoa dịu nỗi đau nhức trong cuộc sống, con người tìm quên, hay che giấu. Bằng cách pha loãng cô đơn của mình trong cô đơn của bạn bè, qua chén rượu, qua câu chuyện ngông:

Dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn
Gánh sơn hà toan chất thử lên vai
Chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
Dọn tinh thần: cưa nhẹ đỡ ba chai (…)

Bình minh tới một chàng bừng tỉnh giấc
Thấy chiến trường la liệt xác anh em
Năm tráng sĩ bị mười chai quất gục
Đời tha hương coi bộ vẫn êm đềm

Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng uất hận gối lên nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới
"Ta làm chi cho hết nửa đời sau?"

Câu cuối cùng thật là cay đắng, thê thiết. Thơ Cao Tần lay động người đọc vì nó không sướt mướt, không bi lụy. Tâm tình bi thiết của mình, và của cả một cộng đồng đông đảo người Việt xa quê. Cao Tần đem ra nói chơi chơi, nói khơi khơi. Câu thật xen kẽ với câu đùa, chữ thanh lẫn giữa chữ thô, nụ cười tiếp theo tiếng nấc, câu tâm sự tái tê lạc giữa cái giọng kiêu bạc, bơ vơ. Toàn tập gợi ra cái vẻ phúng thế, khinh đời:

Ông học được Mỹ đất trời bát ngát
Nhưng tình người nhỏ hơn que tăm

Chữ "ông" Cao Tần sử dụng thường xuyên, bề ngoài tuy ngông nghênh, bên trong là trống rỗng và thảm hại. Xưng ông là để quên mình đi, chứ không phải để tôn mình lên cao.

Cái nghênh ngang trong thơ, thường che giấu một tâm hồn bất đắc chí. Do đó người ta dễ yêu vẻ kiêu bạc, khinh người trong thơ hơn là ngoài đời, tuy trên thực tế, trong thơ hay ngoài đời, sự kiêu bạc chắc cùng chung một động cơ tâm lý. Cao Tần tự xưng là "ông" và gọi thiên hạ là chú:

Chú nào ngồi trước hiên ta chiều nay
Nghe mưa Sài Gòn rạt rào thơm ngát
Sau một ngày nắng lóa chín từng mây
Những mái tôn mưa cười ran hạnh phúc…

Độc giả cười xòa mà nhận cái ngông nghênh đó, vì nó chỉ phản ảnh một tâm trạng bi thương!

Đời đang bão khi không chìm lặng ngắt
Như cành khô nằm chết đáy sông sâu (…)
Tuổi chưa nặng hồn đã chừng ngớ ngẩn
Lòng vàng khô hơn chiếc lá đưa vèo.

Qua những đoạn trích dẫn, độc giả cũng thấy được cấu trúc trong từng bài thơ Cao Tần. Đoạn đầu, hoặc chỉ câu đầu, nói lên một hoàn cảnh cụ thể hiển nhiên, để lôi cuốn óc tò mò của người đọc. Sau đó, tác giả tổ chức ý thơ, lời thơ của toàn bài để đưa dẫn tới câu cuối, thường thường rất cô đúc.

Giọng thơ già dặn tỉnh táo, chừng mực cho ta cái cảm giác Cao Tần chỉ là bút danh của một tác giả đã giàu kinh nghiệm diễn đạt. Cao Tần là ai, kể ra biết cũng vui, không biết cũng không sao. Điều quan trọng là ông đã nói lên một cách hiệu lực niềm nhớ nước đau nhức trong nhiều người Việt, vì lý do này hay lý do khác, phải sống lưu đày nơi đất khách.

Người Việt ở nước ngoài, rời đất nước vào những giai đoạn và cảnh ngộ khác nhau. Do đó, cùng nhớ chung một đất nước, nhưng niềm ray rứt cũng khác nhau. Buộc mọi tình cảm phải giống nhau, là chuyện viễn vông. Niềm nhớ nước của Cao Tần bi thảm vì nó tuyệt vọng, bế tắc. Dĩ nhiên ta không nên đơn điệu suy ra rằng: trong hoàn cảnh này, hoàn cảnh nọ, thì phải nhớ nước thế nọ, thế kia. Người này thế này thì phải nhớ nước thiết tha hơn người nọ thế kia. Cuộc sống nội tâm không đơn giản như vậy.

Điều ta có thể nhận thấy là niềm nhớ nước ở Cao Tần đằng sau cái kiêu bạc bên ngoài, nó thê thiết, thê thiết như ít khi ta được thấy ở văn thơ người Việt nước ngoài. Chỉ có điều đó thôi cũng đáng cho tôi ghi nhận và giới thiệu với bạn đọc. Vấn đề tôi muốn nêu lên là: chúng ta có nhớ nước thật tình, nhớ đến cái độ chấp nhận, đùm bọc nhau, khai thông cho nhau những bế tắc hay không. Dĩ nhiên là còn nhiều vấn đề khác có thể nảy ra, còn nhiều kết luận khác còn có thể tỉa ra, còn nhiều suy nghĩ khác có thể bừng sáng, về trách nhiệm chung của chúng ta về sau.

Còn chuyện văn chương, chỉ là lời chào qua đường

11-1982



[1]Người Việt xuất bản, không ghi nơi và năm in. Theo chúng tôi thì in tại California, 1978, sách gồm 56 trang khổ nhỏ.
Nguồn: Tạp chí Đoàn Kết, tháng 12.1982, Paris

--
nguon: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7943&rb=0102

Bùi Vĩnh Phúc
Về Cao Tần và dòng văn chương “hoài cảm, nhớ nhà” của người Việt ngoài nước (1975-1995)
Theo cách nhìn của tôi, ta có thể chia dòng văn chương ngoài nước ra làm sáu nhánh với những lưu lượng và nhịp chảy riêng khác nhau.

Nhánh thứ nhất tôi tạm gọi tên là nhánh hoài cảm, nhớ nhà. Nhánh thứ hai tạm gọi là nhánh lên đường, chiến đấu. Thứ ba là nhánh thích nghi. Thứ tư,nhánh hội nhập. Thứ năm, nhánh tiếp cận, phê phán lịch sử, xã hội, trình bày những mẫu sống bằng sự quan sát, ghi nhận khách quan, nhiều khi đượm màu sắc triết lý. Và cuối cùng, thứ sáu, là nhánh duy cảm, duy nhiên, có nhiều tính “vị nghệ thuật”, nghiêng về hướng triết lý sống... Tất cả những nhánh này, ở những mặt nào đó, lại gắn bó chia sẻ với nhau một số nét chung. Có những tác giả, trong cùng một giai đoạn hoặc trong những giai đoạn khác nhau của hành trình cầm bút, có thể ở vào những khuynh hướng khác nhau. Ngay trong một tác phẩm, ta cũng có thể thấy sự thể hiện của những khuynh hướng khác nhau trong đó (nhất là trong một tuyển tập truyện ngắn chẳng hạn).

Nhưng, như đã nói, ta hãy cứ thử làm công việc phân nhánh như thế để định tính của những dòng này. Sự phân nhánh này, từ một góc độ khác, cũng cho thấy sức vận động và phát triển của dòng văn chương Việt ngoài nước trong thời gian hơn mười ba năm qua.

Hoài cảm, nhớ nhà chỉ là một cách gọi. Cách gọi này không mang trong nó một thái độ nhìn ngắm nào gần gũi với sự mỉa mai, tiêu cực hay xem thường từ phía người khảo sát. Sở dĩ tôi nói lên điều đó vì, trong khuynh hướng này, tôi nhận ra có những đóng góp thật đẹp đẽ và hết sức sắc bén, nhạy cảm của nhiều nhà văn có tài năng và có đầy lòng yêu thương tha thiết với đất nước, quê nhà. Tôi xác định về thái độ nhìn ngắm trên của tôi với khuynh hướng văn chương này cũng chính là vì 7, 8 năm trước đây đã có một loạt bài trao đổi qua lại mang tính cách phê phán, đánh giá về một thể hiện của dòng văn chương này. Và hiện tại, vẫn có những người cho rằng dòng văn chương này có tính cách tiêu cực, đáng bị kết án.

Về chuyện 7, 8 năm trước, tôi muốn nhắc lại trường hợp thơ Cao Tần.

Thơ Cao Tần - được xếp loại chung với một số thơ của một, hai thi sĩ khác, trong một số bài báo xuất hiện khoảng năm 1980, 1981 của Thi Thi Văn Ðạt - đã bị đánh giá là tiêu cực, không có tinh thần chiến đấu, mang đầy tính vô định hướng một cách mệt mỏi. Cao Tần đã trả lời những luận cứ này bằng một bài khá dài đăng trên báo Sài Gòn Mới (?). Với lời lẽ xác đáng, đầy lửa, nhưng lại chan chứa những tình cảm chân thật của một người cầm bút lưu vong, Cao Tần đã nói lên được một cách rất hùng hồn cái thái độ sáng tác và tham dự vào văn chương của mình. Tôi đã đọc bài này quá lâu nên chỉ nhớ đại ý của nó. Cao Tần cho rằng, văn chương, theo nghĩa thuần túy cũng như theo nghĩa phản ánh tâm tình của con người trước đời sống, thời cuộc, có thể được biểu hiện bằng nhiều cách. Nếu trong lịch sử, văn chương ta đã có những bài hịch hực lửa, kích thích tinh thần chiến đấu của dân Việt trong những giai đoạn quyết liệt nhất của đất nước, nó cũng có những bài tự thán, những bài mang tính chất phẫn hận. Và tất cả đều có những giá trị văn chương cũng như xã hội của chúng. Không phải lúc nào con người cũng phải chuẩn bị mình ở trong tư thế để thét ra lửa. Người ta, có những lúc cũng muốn ngồi im một chỗ, để lòng mình lắng lại mà nhớ về dĩ vãng, nhớ về những kỷ niệm đằm thắm của cuộc đời. Có khi người ta cũng muốn tự để chảy ra một dòng nước mắt. Ðể lau rửa đi những muộn phiền uất ức mà người ta đã bị đẩy vào thế phải gánh chịu. Không phải lúc nào cũng hừng hực biến đau thương thành hành động được. Nếu người ta còn là con người, người ta còn có những lúc tìm thấy ở trong rung động mình những xót xa, đau đớn mà cuộc đời đã mang lại cho người ta; người ta còn muốn gợi lại trong tâm hồn mình những hình ảnh êm ái, tha thiết cũ mà người ta đã bị thời gian và những cuộc đổi đời cướp mất. Một con người yêu nước có lúc cầm súng chiến đấu, nhưng cũng có lúc ngồi thương nhớ vẩn vơ về một giọt lá me bay ngơ ngẩn trên đường phố quê nhà một chiều mưa tạt... Tất cả những điều ấy không có gì là đáng để bị lên án, chối bỏ.

Tôi chia sẻ với Cao Tần những suy nghĩ đó, nhất là nếu đặt tập thơ của Cao Tần trong bối cảnh nó được viết ra (khoảng 1976-1977). Trong tâm trạng dao động, phẫn uất của một người Việt Nam bị đẩy bắn ra khỏi quê hương trong một hoàn cảnh lịch sử bi thảm như vậy, Cao Tần đã phản ánh đúng cái tâm tình của một số lớn người Việt (ít ra là trong giai đoạn đó). Hơn thế nữa, thơ Cao Tần còn có cái uất khí cao ngạo (mặc dù có lúc hoang mang, mệt mỏi), cái rung động đằm thắm trữ tình, cái phong vị thênh thang gió cuốn của chính cá tính người thơ. Bao trùm trên tất cả là cái đau đớn, cái xót xa, cái phẫn uất của một con người bị bứt ra khỏi quê hương. Sau khi dao động, nghiêng ngả, phẫn hận, con người sẽ thấy rằng thời gian sẽ cho nó những cơ hội để đứng vững hơn mà nhìn về phía trước. Dù sao, ngay cả khi đã đứng vững chãi, đã qua khỏi những cơn dao động để có những hành vi quyết liệt với kẻ thù, ai cấm người ta có những lúc tự vỗ về mình, ai cấm người ta có những lúc nhớ về vườn xưa, quê cũ, về những ngõ thu phong một thuở quê nhà, về những con đường xanh um bóng lá những chiều gió nổi, về những cánh lá me bay bay như những hạt cốm thơm trong bầu trời bích ngọc ngày xưa, về những cơn mưa ở quê nhà vẫn còn đẫm ướt trí nhớ người ta những ngày lưu lạc... Những tình cảm ấy hết sức con người. Nó cho sự chiến đấu của ta một nhịp thư duỗi để ta có thể tiếp tục con đường đi tới. Trái tim con người không thể đập dồn mãi một nhịp trống trận. Con người không phải là một tập hợp những cơ động vô hồn của một người máy. Và ai dám chắc là những thương nhớ cần thiết kia không phải là một nhịp nghỉ để trái tim tiếp tục đập những nhịp đập cần thiết, những nhịp đập lên đường của nó.

Tôi cho rằng khi mà còn có những con người Việt Nam lưu thân ngoài xứ sở thì những tình cảm thiết tha, đằm thắm hoặc đau xót, nhớ thương đất nước, quê nhà kia còn sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng. Dĩ nhiên, sự rung động, sự thương nhớ có thể dần dần đi theo những nhịp độ và những cường độ khác, những màu sắc khác, nhưng nó sẽ còn mãi và tạo ra sự đau nhức đẩy ta đứng dậy. Trong đất mềm ướt sương kia, tôi tin là đã ẩn chứa những mầm hạt lên đường, những mầm hạt làm bật lửa bình minh trên quê hương một ngày mai.

Trong khuynh hướng này, những bài viết đầu tiên trên đất Mỹ của Võ Phiến và Lê Tất Ðiều trên một số báo chí ngoài nước (Hồn Việt, Văn Nghệ Tiền Phong...), và sau đó được in thành sách, đã là những đóng góp hết sức đẹp đẽ. Những bài như "Một mùa xuân yên lành", "Chiếc chìa khóa"... của Võ Phiến, hay bài "Nếu bạn gặp một người di tản buồn" của Lê Tất Ðiều, và một số bài khác cũng của tác giả này trong tập Ly hương (in chung với Võ Phiến khoảng năm 1980), đã diễn tả một cách hết sức chân thực, và xót xa, và đầy nét nghệ thuật, cái tâm trạng nhớ nhà, nhớ nước quay quắt, thắt lòng của người tỵ nạn.

Võ Ðình, với tuyển tập Xứ sấm sét, và Nguyễn Bá Trạc, với tập Ngọn cỏ bồng, cũng diễn tả được một nỗi nhớ nhà dằng dặc khôn khuây, đượm nét triết lý sâu sắc, với phong cách khác nhau của mỗi tác giả. Tác phẩm của những nhà văn này là những đóng góp đẹp cho dòng văn chương ngoài nước của chúng ta.

Tôi nghĩ tôi phải xin lỗi vì không thể kể hết tên những người viết của chúng ta trong khuynh hướng này. Danh sách quá dài khiến việc liệt kê có thể trở nên luộm thuộm. Dù sao, tôi muốn nói là, hầu hết, nếu không là tất cả, những người cầm bút Việt Nam ngoài nước, trong một giai đoạn nào đó của quá khứ, hoặc/và trong những khía cạnh nào đó của hiện tại, đều mang “căn bệnh” nhớ nhà, nhớ nước bất trị này. Ở một cường độ mãnh liệt hơn để đi đến thái độ quyết liệt, thái độ lên đường, chiến đấu, căn bệnh này được anh em Nhân Văn (đặc biệt Phan Tấn Hải) gọi là “bệnh nước”. Nhưng người ta không nhất thiết phải luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng để có thể bứt thoát, lên đường chiến đấu. Vả lại, sự lên đường, sự chiến đấu có thể mang nhiều nghĩa khác nhau. Mỗi người có một vị trí riêng, một hoàn cảnh riêng để nghĩ và làm những điều tốt đẹp cho đất nước. Tôi nghĩ nếu chúng ta không kéo những tình cảm thương nhớ này xuống mức độ sướt mướt, quỵ lụy, mệt mỏi, vô định hướng..., mà ta thể hiện chúng một cách sâu sắc, có cá tính và có nghệ thuật, khuynh hướng văn chương... tạm gọi là “hoài cảm, nhớ nhà” này có một giá trị riêng của nó trong ngọn triều chung của dòng văn học ngoài nước, khởi đi từ 30 tháng 4, 1975, ngoài quê nhà.
Nguồn: Trích “Một cách nhìn về 13 năm văn chương Việt ngoài nước (1975-1988)” (viết vào tháng 6.1988) trong Lý luận và phê bình: Hai mươi năm văn học Việt ngoài nước (1975-1995), California: Văn Nghệ, 1996.

--
Nguon: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7941&rb=0102

Đặng Tiến
Tính uy mua và nghệ thuật trong Thơ Cao Tần
Uy mua là phiên âm chữ Pháp humour, tôi tìm không ra từ Việt tương đương, đại khái như là hóm hỉnh, dí dỏm, hài hước, phúng thế, tếu, v.v… Dường như có lần Nhất Linh phiên âm thành u mặc.

Uy mua là hóm. Thêm cái ý: vượt lên trên những không may, vượt lên trên tai họa hay bi kịch. Không những lấy được khoảng cách, độ lùi, mà còn vượt lên trên. Uy mua là mình tự giễu mình, với giọng đùa cợt chứ không chua cay. Khi Cao Tần xưng ông, xưng "gãy cánh đại bàng" thì không phải là kiêu, mà là hóm. Đại ngôn một chút: uy mua là hòa giải với số mệnh. Nếu cần thu thơ Cao Tần vào cái hồ lô, thì có thể hô lên một câu ngắn: hòa giải với số mệnh.


*


Trong văn thơ Việt Nam ít có, nhưng vẫn có, uy mua. Ca dao có câu vô cùng tinh tế:

Tưởng giếng sâu, anh (em) nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn, anh (em) tiếc hoài sợi dây

Ở mức độ đơn giản hơn:

Chàng ơi đưa gói em mang
Đưa gươm em xách để chàng đi không

Và dân giã hơn nữa:

Trời mưa trời gió
Xách đó đi đơm
Chạy về ăn cơm
Chạy ra mất đó

(đó: dụng cụ để đơm, bắt cá bằng tre đan)

Câu vần vè này không có nghĩa lý gì, và cũng không có giá trị gì, ngoài chất uy mua. Người không có óc uy mua sẽ cho là quê mùa, vớ vẩn. Nói lén: Xuân Diệu, sinh thời, là người sành và sính ca dao. Nhưng ít uy mua nên dứt khoát không chấp nhận câu:

Xùng xình như áo mới may
Hôm qua mới mặc, hôm nay mất rồi

Võ Phiến là nhà văn giàu uy mua, lại là người sành thơ Cao Tần, là người viết tựa cho Cao Tần, năm 1978, có nhận xét "trong thơ Cao Tần thường ẩn hiện nụ cười, cười như người Việt Nam vẫn cười trong tận cùng cay đắng". Nhưng anh không chính xác gọi nụ cười dân gian "tận cùng cay đắng" ấy là uy mua.

Trong văn thơ cổ điển, bài thơ tiêu biểu cho tính uy mua và đạt đến nghệ thuật siêu đẳng là bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, mượn lại ý thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, bài "Gượng đến mừng nhau một mặt không":

Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Thơ Cao Tần hay, thành công nhanh và được yêu chuộng lâu dài, là nhờ vào nghệ thuật có nền truyền thống lâu đời. Chỉ mối sầu di tản không thôi, thì khó trụ được dài lâu và truyền tụng rộng rãi.

Những người di tản vào tháng 4-1975, ra đi hoảng hốt, thường không mang được hành trang gì. May ra còn giữ được đôi ba giấy má tùy thân. Quân nhân có khi còn giữ được trong người giấy tờ quân sự:

1. Trong ví ta này chứng chỉ tại ngũ
2. Mất nước rồi còn hiệu lực hơi lâu,
3. Chiều lưu lạc chợt thương tờ giấy cũ
4. Tái tê cười: giờ gia hạn nơi đâu?

(Bài 17, tr. 52, "Cảm khái", tr. 39) [1]

Cao Tần dùng lời ăn tiếng nói dân gian "còn hơi lâu", cũng như "còn lâu", là từ ngữ phủ định dứt khoát: còn lâu tôi mới yêu anh, nghĩa là không bao giờ. Nhưng trớ trêu hiểu ngược lại, theo cú pháp bình thường cũng không sao, có thể còn lý thú: nước mất rồi thì giấy tờ sẽ có hiệu lực vĩnh viễn. Câu 2, bản chất nó là uy mua. Nhưng vì tính đa nghĩa, chất uy mua loãng đi. Uy mua ở đây là câu nói tự nhiên, không chơi chữ, không tu từ (nhưng ở nơi khác, như câu đối, thì uy mua dùng phép tu từ, kỹ thuật ngôn ngữ, cái này không loại trừ cái kia).

Câu 4 rõ chất uy mua: câu hỏi tự nhiên, cực kỳ duy lý. Vì cực kỳ duy lý mà nó ngớ ngẩn, thậm chí điển hình cho khái niệm phi lý (absurde) phổ biến trong triết học phương Tây khoảng giữ thế ký XX, du nhập vào Việt Nam, chủ yếu là qua tiểu luận và tiểu thuyết Camus. Nhưng điều này không can dự gì đến Cao Tần: uy mua của anh bắt nguồn từ tính dí dỏm trong truyền thống dân tộc. Chúng ta ai có dịp lân la trò chuyện với các bà cụ nhà quê, ít học hay thất học, sẽ ngạc nhiên về câu chuyện, ngôn ngữ cực kỳ sắc sảo, với những nét hóm hỉnh, tinh anh kỳ diệu của họ. Cao Tần sống thời đại mình, trong một bầu không khí văn hóa, văn học, một khung cảnh xã hội và trải qua một cuộc chấn động đổi đời, thì tự nhiên tâm tư mang âm vang "phi lý" sẵn có trong tư trào hiện đại. Và tình cờ thôi, nét dí dỏm dân gian trong anh vấp phải cái phi lý của lịch sử - tạo chất uy mua nhuộm màu phi lý có giá trị không riêng gì cho người Việt di tản, lưu vong, mà cho cả làng văn học Việt Nam trong nền văn chương thế giới. Chiều kích nhân văn và toàn cầu của thơ Cao Tần, nếu có, trong chủ quan của tôi, là chất uy mua trong tư trào văn học đang giảm tính bi kịch và tăng chất uy mua.

"Giờ gia hạn nơi đâu" là một câu thơ hóm hỉnh có hiệu lực, nhưng tự thân nó không có chất hóm. Nét dí dỏm dựa vào cả câu thơ, trong cả đoạn 4 câu và toàn bài tả những giấy tờ còn lại trong ví. Mệnh đề dẫn nhập là:

Chiều lưu lạc chợt thương tờ giấy cũ
Tái tê cười…

Động từ "cười" báo hiệu cho câu thơ tếu, dù tự thân chưa phải tếu vì chữ tái tê, nhưng đã đưa tín hiệu uy mua, mà xưa kia Pascal gọi là "tiếng cười của tâm hồn" và gần đây Jankélévich gọi là "nụ cười của lý luận". Hỏi gia hạn nơi đâu, lý sự thì lẩn thẩn mà đậm đà tình cảm vì đưa lên câu trước, ráp lại thành "mất nước rồi… còn gia hạn nơi đâu". Câu thơ bi thiết đòi lại một không gian đã mất, cứa mạnh vào niềm "nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc".

Đoạn thơ sẽ tăng giá khi đặt vào toàn bài thơ:

Trong ví ta này một thẻ căn cước
Hình chụp ngay đơ rất mực cù lần
Da nhợt nhạt như bị đời nhúng nước
Má hóp vào như cả tháng không ăn

Mười tám tuổi thành công dân nước Việt
Tên chụp hình làm ta xấu như ma
Thằng khốn nạn làm sao mà nó biết
Ta sẽ thành dân mất nước tan nhà (…)

(Bài đã dẫn)

Mất nước tan nhà thì nào có can dự gì đến tên chụp hình mà chửi nó là "thằng khốn nạn". Đây là một lý luận hoàn toàn phi lý – mà Camus gọi là raisonnement absurde – để đáp ứng vào một hoàn cảnh phi lý,

(…) một đời quái đản:
Hai mươi năm xưa làm thằng nhỏ di cư
Hai mươi năm sau thành nhà thơ di tản

("Hát ngao trên tuyết", tr. 43)

Mắng tên chụp hình là giống như Nguyễn Khuyến, giận tuổi già, mắng cái răng, trong bài "Sất xỉ".

Cao Tần không làm thơ trào phúng như Tú Xuơng, nhưng cùng chia cái ngông, cái "ông" với Tú Xương: "Ông nốc rượu vào ông nói ngông (… ) Khách hỏi nhà ông đến, nhà ông đã bán rồi…"

Xuân Diệu có viết: "thực tình là tôi thấy những câu thơ xúc cảm của Tú Xuơng chiếm phần lớn nhất (…). Trào phúng là vỏ, mà ruột thì thật cảm xúc đớn đau, thì cũng thành trữ tình thôi". Ý này áp dụng vào thơ uy mua của Cao Tần cũng đúng. Từ thế kỷ 19, các từ điển Littré và Larousse đã cho uy mua là "cái vui nghiêm trọng" (la gaité serieuse), Kierkegaard đi sâu hơn, cho là "nỗi thống khổ nội tại của nhân sinh". Nhưng nói như thế thì hết cả… uy mua.

Giới làm văn học Việt Nam chưa mấy quan tâm vào phong cách uy mua, mà họ đồng hóa với trào phúng, dù rằng uy mua chỉ là thành tố nhỏ của trào phúng, có khi nó hủy diệt chất trào phúng; ngược lại trong văn chương bi kịch của Kafka, Beckett, Ionesco… thường có uy mua. Thơ Cao Tần mang tính uy mua dân dã Việt Nam, trong truyền thống văn học dân gian: ca dao, tuồng chèo, câu đối – nhất là câu đối – và một số chuyện tiếu lâm cười mỉm. Đỉnh cao trong truyền thống đó là bài hát "Mất ô" của Trần Tế Xương, một đêm đi hát cô đầu:

Hôm qua anh đến chơi đây
Giầy dôn anh dận, ô tây anh cầm
Rạng này trống điểm canh năm
Anh dậy, em vẫn còn nằm trơ trơ
Hỏi ô, ô mất bao giờ
Hỏi em, em cứ ỡm ờ không thưa
Chỉn e rày gió mai mưa
Lấy gì đi sớm về trưa với tình

Mất ô mà vẫn thản nhiên, ỡm ờ, thậm chí còn huê tình như thế, quả là uy mua tuyệt vời.

Cao Tần cũng có cái giọng ấy, khi nhắc đến những câu hát cũ còn đọng trong tim óc người xa xứ, thỉnh thoảng ê a bật lên môi, với bạn cũ hay với một mình:

Hát tự nhiên đi mà bạn quí,
Giọng bạn khàn khàn hơn chú vịt bầu
Đừng e sẽ mất lòng tri kỷ,
Dù nghe bạn hát chỉ thên đau
(...)
Bạn bỗng kể: khi về gặp nàng
Có lúc du dương nàng bắt hát

Cứ hát, ta nghe mà bạn quí
Mai đời di tản lại buồn tênh
Rồi ra cặp được đào thơm Mỹ
Bạn sẽ trăm năm hát một mình

(Bài 2, tr. 2, "Hát một mình", tr. 29)

Uy mua ở đây do bất ngờ ở kết luận, như bài hát "Mất ô", Cả hai tác giả tinh quái đùa vui với một cảnh ngộ. Ở Tú Xương là nét dí dỏm nhẹ nhàng: mất ô này thì sắm ô khác, “lấy gì đi sớm về trưa với tình“ là một lời trách khéo, mắng yêu. Mắng mà vẫn yêu. Nhưng cái anh mất nước và mất vợ thì vô phương bù đắp. “Rồi ra cặp được đào thơm Mỹ“ là một cơ may ngang trái, có khi là oan trái. Đào Mỹ nào mà chả thơm. Nhưng chả nhẽ trăm năm với nhau chỉ bằng cái lỗ mũi? Hát một mình tự nó có khi là niềm vui, là hạnh phúc. Nhưng ở đây là khổ lụy không có lối thoát. Cái mâu thuẫn mà Kierkegaard gọi là "niềm thống khổ nội tại của nhân sinh" ở đoạn trên, không phải là triết lý viển vông.

Từ “đi sớm về trưa với tình" đến “trăm năm hát một mình", Cao Tần theo gót Tú Xương và xứng là môn sinh. Vì vậy khi Cao Tần tự xưng là Nhà Thơ Di Tản thì tôi hoạn mất phần sau, gọi bạn là: Nhà Thơ Tú Cua.


*


Hóm hỉnh với tấm hình căn cước của chính mình, hay với giọng hát vịt bầu của người bạn là tinh nghịch với hoàn cảnh cá nhân; nhưng gắn liền với lịch sử đất nước, nên thơ Cao Tần có âm vang lâu và sâu, vừa tếu vừa mếu. Chua mà ngọt, bùi bùi, đăng đắng.

Nhưng khi cao hứng, nhà thơ đùa cả nước:

Bài học lớn từ khi đến Mỹ
Là ngày đêm thương nước mênh mang
Thù hận bọn làm nước ông nghèo xí
Hận gấp nghìn lần khi chúng đánh ông văng.

Nếu mai mốt bỗng đổi đời lần nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương

Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết, không đứa nào là Ngụy,
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng

(Bài 6, tr.18, "Bài học lớn", tr. 26)

Uy mua là vượt lên khỏi thân phận, và hòa giải với mệnh số - ở đây là thân phận nghiệt ngã và mệnh số bi đát. Uy mua là tầm nhìn, lối nghĩ hiền triết vốn có trong tư tưởng phương Đông và truyền thống dân tộc. Cao Tần phát ngôn trong tư thế người bại trận, một chế độ bại trận, bị “đánh văng", mất hết tài sản, chức năng, quyền lợi. Thậm chí còn bị xúc phạm trầm trọng trong tình cảm và danh dự. Cao Tần không đầu hàng, không thỏa hiệp, không hận thù vì thua cuộc, bị “đánh văng", mà vì đất nước “nghèo xí". Uy mua nơi Cao Tần bắt đầu từ lòng khoan thứ, ước ao mọi người đều bồ bịch, cùng nhau học tập yêu thương. Tuy nhiên không phải ai ai cũng sẻ chia tấm lòng cao đẹp ấy, từ phía bên này đến phía bên kia, chưa kể là không phải ai ai cũng chấp nhận uy mua. Cuộc đời Nguyễn Trãi không biết bao nhiêu gian truân, mà đã viết được câu:

Duy một tấm lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông...

Trong bước đường lưu lạc, “ngày ngày phóng xe như thằng phải gió, đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan" Cao Tần đã mất nhiều, nhưng không mất hết. Còn lại là phần nghĩa khí, cốt cách, khiến anh xứng đáng với tiền nhân.


*


Uy mua là độ lùi, khoảng cách, tầm nhìn từ xa, từ cao. Cao Tần, trong ngành không quân, quen nhìn đời từ trên cao:

Hơn mười năm nhà ông bay trên cao
Mặt đất nâu xanh nằm ngoan dưới gót
Nhân loại tí teo xinh đẹp chừng nào.
Nhân loại hiền từ như những con sâu.

Những đêm đen tàu trôi qua thành phố
Cả đất trời nở triệu ánh sao xinh
Mặc những đấu tranh lọc lừa dưới đó
Nhìn từ cao nhân thế thật thanh bình

(Bài 16, tr.48. "Trên non cao", tr. 23)

Không phải vì quen bay trên mây mà con người có óc uy mua.

Nhưng vì quen nhìn cao, nên khi bị “đời khốn kiếp đã quăng xuống đất”, Cao Tần đã rủ bạn cùng đăng sơn:

Ta biết nhà ông rầu thấy mồ
Thôi cuối tuần này theo ta lên núi
Lên thật cao nhìn xuống đời lô nhô
Rũ bớt bụi trần, quen thân múa rối

(…) Trên núi cao ta biết rành một chỗ
Có hòn đá xanh, có gốc thông già
Ngồi trên đá ông sẽ thành Trang Tử
Hồn nhẹ tênh theo bướm lượn chiều tà

(Bài đã dẫn)

Văn Trang Tử, Nam Hoa kinh thanh thoát, cao siêu, có khi làm người đọc ít quan tâm đến phong cách uy mua: "nếu cánh tay trái ta hóa thành con gà thì nhân đấy ta gáy canh; nếu cánh tay phải ta hóa thành viên đạn, thì ta sẽ kiếm chim quay" (Thiên đại Tông sư).

Nhưng chỉ nói đến nét dí dỏm thôi thì không bày tỏ rốt ráo nghệ thuật trong thơ Cao Tần. Điểm chính là thi pháp huê dạng, đa dạng, pha tạp những câu đùa vui, những từ dung tục trong kho khẩu ngữ bình dân, phong cách "thô tháp" theo nghĩa grotesca hay grotesque của người Ý, Pháp, thịnh hành thời Phục Hưng.

Những câu dung tục xen vào nhiều hình ảnh tinh vi:

Những mái tôn cười ran hạnh phúc

Bài 14, "Băn khoăn", gồm 5 khổ, bắt đầu bằng một câu thơ nhiều âm bằng, na ná giống nhau, nhưng khác nhịp, người tinh ý mới nhận ra:

Chú nào đi đường ta bình minh này
(…) Chú nào trưa nay ngồi trên đồi ta
(…) Chú nào ngồi trước hiên ta chiều nay
(…) Chú nào biết yêu thương vài nụ hồng
(…) Chú nào đêm nay kê đầu gối đó.

Chứng tỏ Cao Tần nắm vững âm pháp và tôi luyện lời thơ kỹ lưỡng, có ý thức sâu sắc về kỹ thuật, tương quan giữa ý và lời.

Tiêu biểu nhất cho thi pháp Cao Tần là bài "Hát ngao trên tuyết" không có trong ấn bản đầu tiên. Chúng tôi trích toàn văn để người đọc thưởng lãm:

Hát ngao trên tuyết

Khoác áo lông xù giả làm tráng sĩ
Lên dòng sông đá bước nghênh ngang
Cây gậy trúc trông sặc mùi vũ khí
Múa tưng bừng vào thinh không giá băng

Khoái thay đời ta một đời quái đản
Hai mươi năm xưa làm thằng nhỏ di cư
Hai mươi năm sau thành nhà thơ di tản
Một đời quê hương khét mùi súng đạn
Một đời xót xa bằng hữu lao tù

Khoái thay chân ta những chân phiêu bạt
Đi dọc quê hương đi vòng địa cầu
Đi thênh thang thở đồi cao gió mát
Đi ngất ngây thương lúa vàng hương cau
Đi uống rượu mừng, đi chia tan tác
Đi tràn hạnh phúc, đi ngập thương đau
Đi sỏi đá mòn, bếp hồng trước mặt
Đi bừng bão biển quê hương phía sau.
Những chân thú hoang lạc rừng đất lạ
Những bước ngậm ngùi đi chẳng về đâu 

Sông không đầu đuôi sông màu đá cục
Dưới trên lẫn lộn trời đất mang mang
Ta ngửa cổ làm thằng khùng Bắc cực
Một mình cười cùng thinh không giá băng

Khoái thay hồn ta một hồn dị thường
Khi bốc lên núi lưng trời cũng thấp
Khi bi ai thân cỏ mọn bên đường

Sông dài! Sông dài! Ta đi chẳng hết
Thân trượng phu, hừ, mục trong áo cơm?
Núi cao! Núi ca ! Ta về không đến
Chí trượng phu, hừ, chôn trong giá băng?

Tháng 2/1978

Quan điểm bài này vẫn là tầm nhìn cao trong không gian, xa trong thời gian; tác giả nhìn đời và nhìn mình từ xa, thanh thoát, thảnh thơi, bao quát và bao dung. "Khoái thay" ở đây không phải là đắc chí tự mãn mà là niềm thanh thoát giải tỏa, hóa giải kiếp người "đi tràn hạnh phúc, đi ngập thương đau" để rồi "đi chẳng hết, về không đến".

Khí thơ tuôn ào một mạch, như một dải sông Hoàng, mộng và thực xô đẩy nhau trong âm vang hào sảng, bi tráng, ngất ngất Hồ Trường, đạm đạm Thâm Tâm. Bài thơ vượt ra khỏi tâm sự cá nhân lưu vong, loang ra thành tiếng vang của một thời đại trong nhiều âm sắc, chính trị và văn hóa. Lịch sử, địa dư, phong tục, tự sự, tâm tình chen lấn vào bản hào ca chất ngất chữ nghĩa, dạt dào nhạc điệu, trùng trùng hình ảnh.

Lối "hát ngao" hay cuồng ca này nằm trong truyền thống lâu đời ở phương Đông cũng như phương Tây. Trong văn học Lý Trần, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung (1230-1291) có bài "Phóng cuồng ngâm", bản dịch Trúc Thiên 1969, có thể Cao Tần có biết. Cùng một hào khí khinh khoát, cùng một "tay gậy nhởn nhơ phương ngoài phương" nhưng thơ Cao Tần thực tế, dựa trên những hình ảnh cụ thể lảy ra từ những mảnh đời ly tán, từ quê hương xa cách, mang chất ngậm ngùi cảm động. Từ đó nó là khúc tráng ca tiêu biểu cho một thời đại, đồng thời nó đánh dấu một khúc quành trong tâm thức Việt Nam. Bằng nghệ thuật - ở đây là thi ca và uy mua – con người có khả năng vượt qua thân phận phi lý, mà lịch sử oan nghiệt, như một đám cháy lớn, hoặc đã tạo ra, hoặc đã làm trầm trọng thêm, hoặc đã khơi động cho sáng tỏ hơn.

Nghệ thuật không chế ngự, không khắc phục được lịch sử, nhưng bảo vệ phẩm chất con người sau hố bom định mệnh; thậm chí nghệ thuật còn vượt lên, để tồn tại sau lịch sử. Lịch sử là sự việc đã, hay đang qua; nghệ thuật là tác phẩm còn lại, là tình đoàn kết và liên đới lâu dài của dân tộc, giữa con người trong nhân loại.

To tiếng như vậy, dù đúng dù sai, là cũng tàn mùa… uy mua, cùng với mùa rau muống năm nay.

Coi như vì tham chữ mà rách chuyện.

Vị chi là: câu thơ Cao Tần ba mươi năm rồi, tôi đọc vẫn chưa thông.

Viết xong, đọc lại bản thảo, mới nhận ra điều sơ đẳng: bút hiệu Cao Tần cũng là uy mua.

Đặng Tiến

Orléans, 20/8/2006

© 2006 talawas



[1]Thơ Cao Tần, bản 1978, do Tạp chí Bút Lửa và nxb Người Việt thực hiện, bìa do họa sĩ Nguyễn Văn Mộch, khổ nhỏ 10x17 cm, giấy màu hồng, in kiểu tiểu công nghiệp, 56 trang, gồm 17 bài thơ làm trong năm 1977, đã rải rác đăng trên báo Bút Lửa. Các bài thơ không có tên, chỉ đánh số từ 1 đến 17. Sau đó, 1984, nhà Tin Yêu tại Seattle của nhóm Thanh Nam tái bản, khổ lớn 21x27 cm, Ngọc Dũng vẽ bìa, in đẹp, có lời giới thiệu của Võ Phiến viết tháng 1-1978. Những bài thơ lần này có tên và không theo trật tự lần trước. Và thêm 1 bài làm 1978 và 2 bài 1982. Tiểu luận này sử dụng bản 1978; khi trích dẫn ghi cả hai tham bản cho tiện việc độc giả tra cứu.