Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

TAM DONG LUC/ VI DIEU PHAP

Gioi thieu:

- Tim hieu chung quanh chu de tam dong luc./javana

1. Tai lieu 1/ Thangphaptapyeuluan/Su Minh Chau dich

TÂM SÁT NA - LỘ TRÌNH CỦA TÂM

Tâm trạng thụ động của tâm, khi được trôi chảy không bị một kích thích nào,được gọi là Bhavanga hay hữu phần. Các tâm khởi lên trên mặt Bhavanga rồi chìm xuống vào Bhavanga. Thông thường, chúng ta không thể giữ mãi một tâm, không cho chìm xuống Bhavanga. Một tâm có thể sánh như một làn sóng nổi lên trên mặt biển, tồn tại trong một thời gian rồi chìm xuống để làm nổi dậy một làn sóng khác rồi đến một làn sóng khác. Cũng như vậy, một tâm khởi lên trên mặt Bahavanga, được nhận thức rồi tâm ấy chìm xuống để làm khởi dậy một tâm khác và một tâm khác nữa. Như vậy một tâm có ba giaiđoạn: 1) Uppàda (2) (Sanh) Thiti (trú) và Bhanga (diệt). Ðời sống của một tâm, từ khi khởi cho đến khi chìm xuống gọi là Cittakhana (Tâm sát-na).

Khi một kích thích ở ngoài được thọ lãnh ngang qua 5 căn,

1. Sự trôi chảy yên tịnh của Bhavanga bị rung động trong một tâm sát-na vàđược gọi là Bhavangacalana (sự rung động của hữu phần).
2. Rồi dòng Bhavanga đứng dừng lại trong một tâm sát-na và gọi là Bhavangupaccheda (sự dừng đứng của Bhavanga).
Rồi cùng trên một đối tượng ấy, những tâm sát-na sau này khởi lên, tiếp nối nhau một cách mau lẹ, khởi lên rồi chìm xuống.
3. Pancadvàravajjana (ngũ môn hướng tâm)
4. Cakkhuvinnàna (nhãn thức hay một trong 4 thức khác).


5. Sampaticchana (Tiếp thọ tâm).

6. Santìrana (Suy đạc tâm).


7. Votthapana (Xác định tâm).

8 - 14) Javana (Tốc hành tâm). Tâm này mạnh đến 7 sát-na.

15 - 16) Tadàlambana (Ðồng sở duyên). Tâm này gìn giữ và ghi nhận vào trong tiềm thức và lập đi lập lại đến hai sát-na.



***
Như vậy, từ Bhavanga calana đến Tadàlambana có đến 16 tâm sát-na tất cả và hoàn tất sự diễn tiến của tâm ngang qua 5 môn gọi là Pancadvàravìthi (Lộ trình của tâm qua 5 môn). Khi chúng ta nghe tiếng, ngửi hương, nếm vị, chúng ta có đến hàng ngàn Vithì (Lộ trình). Khi chúng ta tiếp tục phân biệt các pháp, mỗi lần chúng ta ghi nhận kinh nghiệm vào trong tiềm thức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét