Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

GS Ngô Bảo Châu: Chúng ta làm ngược với thế giới


Gioi thieu:

Moi duoc mot anh ban gioi thieu bai nay, xin gioi thieu tiep voi doc gia:

"Đánh giá một cách khách quan thì học sinh tốt nghiệp THPT của ta không đến nỗi quá tệ so với trình độ học sinh các nước khác, nhưng người tốt nghiệp ĐH của ta tương đối đuối so với người tốt nghiệp ĐH nước ngoài. Đuối cả về kiến thức lẫn tác phong làm việc”.

GS Ngô Bảo Châu nhận định như vậy trước thềm hội thảo “Cải cách giáo dục đại học” do nhóm Đối thoại giáo dục mà ông là người chủ trì phối hợp với một số đơn vị trong và ngoài nước tổ chức tại TP.HCM hôm nay (31-7) và ngày 1-8. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Ngô Bảo Châu khẳng định: “Vấn đề của giáo dục VN là giáo dục ĐH chứ không phải ở giáo dục phổ thông. Tất nhiên phổ thông cũng có vô vàn vấn đề và những ai liên quan đều có cảm giác bất an. Nhưng đứng trên tầm quốc gia mà nhìn nhận thì giáo dục ĐH mới là mảng cần nhiều sự thay đổi hơn”.
Là người được hội thảo chỉ định nghiên cứu về mảng nhân sự ĐH, GS Ngô Bảo Châu đã trăn trở nhiều về công tác tuyển dụng nhân sự trẻ trong các trường ĐH hiện nay. GS Châu nói: “Hiển nhiên ai cũng thấy nan giải nhất là lương của giảng viên, cán bộ ĐH (trong hệ thống lương công chức nói chung). Mức độ lương không tương ứng với mức độ cống hiến và vị trí xã hội của họ. Tất nhiên hiện tại có nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục, chẳng hạn như có thêm thu nhập từ việc làm các đề tài nghiên cứu được bổ sung vào lương, nhưng đó chỉ là những giải pháp tình thế”.

Những cuộc hôn nhân cận huyết thống

Giải pháp mà tôi đề xuất có thể động chạm vào quyền lợi của một số người, nhưng tôi nghĩ hoàn toàn có thể làm được, đó là đưa ra quy định thống nhất trong cả nước một quy trình tuyển chọn cán bộ trẻ, có website chung để thông báo việc này. Chẳng hạn cần phải quy định ngày nào phải nộp hồ sơ, ngày nào tuyển chọn trong cả nước, ngày nào các trường phải có quyết định...

* Giáo sư có thể nói cụ thể hơn được không, về quy trình tuyển dụng nhân sự?

- Trong quá trình nghiên cứu vấn đề nhân sự của ĐH, chẳng cần phải quá giỏi giang gì tôi cũng nhận ra ngay một điều là cách mà chúng ta làm trái ngược với quy trình tuyển chọn giảng viên của bất kỳ trường ĐH nào trên thế giới. Ví dụ, phương thức mà các trường ĐH VN thực hiện để xây dựng nhân sự cho mình là tạo nguồn tại chỗ. Thật ra một số trường của ta có vẻ cũng đang làm khá hiệu quả việc này, nhưng trên bình diện quốc gia thì đó là một cách rất dở. Các trường ĐH của ta thường chọn những sinh viên giỏi nhất để bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành cán bộ cho chính trường mình. Trong khi đó trên thế giới hầu hết các ĐH đều có chính sách không tuyển sinh viên do mình đào tạo.

* Phải chăng họ khuyến khích một người làm khoa học phải được trải nghiệm trong các môi trường khoa học khác nhau?

- Họ khuyến khích như vậy và họ có hệ thống để việc luân chuyển cán bộ từ trường nọ sang trường kia rất đơn giản. Khi một cán bộ trẻ có sự bất hòa với thầy giáo - tức thủ trưởng của mình, hoặc một người trẻ có hoài bão, muốn xây dựng môi trường làm việc mới cho mình hoặc đơn giản chỉ để thoát ra khỏi cái bóng của thầy, họ có nhiều lựa chọn nhờ hệ thống thông tin công khai sẵn có trên các trang mạng. Còn ở nước ta, để chuyển nơi công tác mỗi cán bộ khoa học trẻ phải dựa vào mối quan hệ của các cá nhân, vì thông tin bị bưng bít. Nhờ quen biết ông này ông kia ở trường này trường kia, rốt cuộc họ cũng chuyển được đến nơi mới nhưng đó không phải là sự lựa chọn tối ưu.

* Có thể so sánh việc các trường ĐH tự tạo nguồn từ chính sinh viên của mình giống như những cuộc hôn nhân cận huyết thống?

- Chính xác. Vì thế mà hầu hết các ngành khoa học của chúng ta đang đi xuống. Tức là học trò không có điều kiện để giỏi hơn thầy. Học trò của học trò còn tệ hơn nữa.

ĐH phải tự chủ

* Chính phủ mới thông qua việc thành lập ĐH Việt - Nhật, trước đó là các ĐH Fulbright (thông qua chủ trương), ĐH Việt - Đức, ĐH Việt - Pháp... Vậy các trường VN sẽ phải thay đổi thế nào trong cuộc cạnh tranh này với các trường quốc tế đang dần thâm nhập vào VN?

- Đây là một cơ hội để giáo dục ĐH trong nước phát triển. Con đường tiến bộ cho ĐH VN chính là có sự tự chủ, những trường nào có khả năng, có tham vọng phát triển tốt hơn thì họ có cơ hội để làm chuyện lớn mạnh. Tôi không nghĩ những trường quốc tế mà bạn nêu ra đều sẽ là những trường tốt. Cũng có trường tốt, có trường không tốt. Nhưng sự xuất hiện của những yếu tố mới sẽ khích lệ, thôi thúc các trường còn lại nỗ lực để tồn tại và đi theo xu hướng mới.

Để làm chủ được cơ hội này, không còn cách nào khác là các trường phải thể hiện mạnh mẽ sự tự chủ. Đây không phải khái niệm suông. Trong tự chủ có tự chủ về tuyển sinh, tự chủ về đội ngũ, về giảng dạy và nghiên cứu, về tài chính, về chương trình học... Vấn đề nữa trong tự chủ là xác định ai là người làm chủ? Đương nhiên là ông hiệu trưởng. Vấn đề khá quan trọng là ông ấy được đánh giá như thế nào? Đây là điều cần được xem xét trong quản trị ĐH. Hội thảo của chúng tôi sẽ có một báo cáo khá kỹ về vấn đề này. Ở đây tôi chỉ muốn nói muốn cho một trường ĐH có những hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tốt hơn thì ông hiệu trưởng phải được đánh giá trên thành tích tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ của ông ấy. Nếu đánh giá trên những tiêu chuẩn khác, kiểu như ông ấy kéo về được bao nhiêu đề tài hay bao nhiêu tiền đầu tư... thì chắc chắn không đưa đến kết quả như mong muốn.

* Từ trước đến nay có nhiều hội thảo được tổ chức ở VN nhưng cuối cùng cũng chưa giải quyết được vấn đề gì. Chủ trì hội thảo này, GS có đặt nhiều kỳ vọng?

- Để đầu tư vào việc này, ít nhất về thời gian, chắc chắn phải có một sự kỳ vọng nhất định. Nó là công sức, thời gian không chỉ của tôi mà của nhiều người khác nhau. Mặt khác, tôi cũng không phải là người quá viển vông, cho rằng chỉ sau một hội thảo thì thay đổi cục diện bộ mặt ĐH VN. Nhưng có những căn cứ để khiến tôi nghĩ hội thảo này có tác dụng gì đó, ít nhất là trong nhận thức cả về phía những người làm chính sách lẫn những người trong giới ĐH, và cả trong dư luận.

Thứ nhất, đây là thời điểm tốt khi mà Đảng và Nhà nước đưa ra chính sách chung về cải cách cơ bản toàn diện giáo dục. Vấn đề cải cách ĐH đã bắt đầu nhưng chưa được đào sâu, thế thì đây là thời điểm hợp lý cho những ai không tham gia việc hoạch định chính sách có thể có ý kiến, có thể đào xới vấn đề mà không lo ngại là động chạm tới những cái đã được quyết định.

Thứ hai, điều khiến chúng tôi tin tưởng hơn về cái mình làm sẽ không hoàn toàn mất thời gian là chúng tôi đề cập từng vấn đề nhỏ, cụ thể tưởng như khá hiển nhiên vậy mà lâu nay hầu như không mấy ai nhắc đến. Chẳng hạn vấn đề nhân sự ĐH như tôi nói ở trên. Tôi không phải là chuyên gia nghiên cứu lâu năm về tổ chức ĐH nhưng chỉ chịu khó nghĩ một lúc thì chúng ta thấy nhiều cái bất hợp lý. Những cái bất hợp lý đó không phải là những cái không thể giải quyết được. Đúng là có những cái không thể giải quyết được ngay nên chúng tôi ưu tiên hướng sự bàn thảo về những vấn đề có thể giải quyết được.

LÊ ANH HOA thực hiện
--
http://tuoitre.vn/Giao-duc/620714/gs-ngo-bao-chau-chung-ta-lam-nguoc-voi-the-gioi.html

Thiếu tinh thần hợp tác

Tôi muốn lấy một ví dụ để cho thấy có những vấn đề thật sự khó khăn trong việc này. Đó là trường hợp của một GS người Pháp. Ông là người nổi tiếng, chính ông đã đào tạo những người sau này tìm ra hạt Higgs. Khi về hưu ông ấy quyết định về VN làm việc, có lẽ vì bạn đời của ông ấy là người VN. Ông ấy không cần bất kỳ sự đài thọ nào, bởi chỉ cần sống bằng lương hưu của chính mình ông ấy đã thấy đủ.

Ông về làm việc cho một trường ĐH nhưng rồi nảy sinh nhiều mâu thuẫn khiến ông không thể làm việc tiếp. Cái họ cần nhất là sự tôn trọng thì họ không cảm nhận được. Những người không đòi hỏi gì về vật chất mà mình lại không hợp tác được thì rõ ràng có vấn đề, mà chuyện đó lại xảy ra ở một trường ĐH không phải tệ nhất của VN.




Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Bao Ramasun 1



Gioi thieu

Bao lut la mot de tai quen thuoc voi chung ta. Sau day, xin gioi thieu doc gia mot bai tu bao Lao dong :

Siêu bão Rammasun mạnh cấp 13 đang hướng vào miền Bắc

(LĐO) Thông Chí - 4:4 PM, 17/07/2014

Hồi 13 giờ ngày 17.7, siêu bão Ramasun cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Dự kiến, ngày mai, cơn bão mạnh sẽ tiến vào miền Bắc...

--
bao manh cap 13, giat cap 15, cap 16




























Trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc.

Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 13 giờ ngày 18.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km. Đến 13 giờ ngày 19.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.

Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển giữa khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10 - 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội. Từ chiều tối mai (18.7), vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Sóng biển cao 5 – 6 mét.

Từ đêm mai, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định có gió mạnh dần lên cấp 6 – 7, sau tăng lên cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật cấp 12 , cấp 13. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và khu Đông Bắc có gió mạnh cấp 6 – 7, có nơi cấp 8, giật cấp 9. Ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ đêm mai có mưa to đến rất to. Vùng núi Bắc Bộ cần để phòng lũ quét, sạt lở đất.

Đây là một cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh và có diễn biến phức tạp.

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

On Liberty

Gioi thieu:

Nhan doc mot bai cua anh Son viet triet ve cuon sach On liberty cua J.S.Mill, xin gioi thieu mot bai khac de hieu hon tren net (1):

Trich:

Bàn Về Tự Do





Năm 1859 một triết gia người anh tên John Stuart Mill đã xuất bản một bài luận văn bất hủ tựa đề Bàn Về Tự Do (On Liberty). Bàn Về Tự Do là một bài viết mà hơn một trăm năm nay đã được coi như một loại kinh điển thuyết phục người ta về quyền tự do của con người hùng hồn nhất . Nó được truyền bá rộng rãi và có ảnh hưởng sâu xa trong thế giới tự do ngày nay. Trước đây người ta c ũng có rất nhiều ý kiến về quyền tự do của con người nhưng phải công nhận bài luận của John Stuart Mill là bài có sức thuyết phục lớn nhất từ trước đến giờ .



Xin được tóm lược những ý chính của bài Bàn Về Tự Do để bà con tiêu khiển.

Tóm Lược Ý Chính

Chủ đề chính của bài viết Bàn Về Tự Do là làm cách nào để ngăn ngừa chính quyền và xã hội vi phạm đến những tự do cá nhân của con người . Một thuyết ông đưa ra là con người ta phải được tự do làm tất cả những điều gì mình muốn miễn là nó không ảnh hưởng tai hại tới ai. Nếu như ai đó làm những việc mà chỉ có hại tới chính bản thân người ấy thì đó là quyền tự do cá nhân của con người và chính quyền và xã hội không có quyền can thiệp vào .

John Stuart Mill tin là nhiệm vụ chính của chính phủ là đừng bao giờ làm những luật lệ gì trói buộc sự tự do của một con người nếu những việc làm của con người ấy không di hại cho ai . Điều quan trọng chủ yếu là ông cho rằng làm cho người khác thương tổn qua lời nói không gây “hại gì” cho người đó, bởi vậy cho nên ông đề cao sự tự do ăn nói . Chỉ trong trường hợp nào mà tiếng nói của một người có thể gây thương tổn trực tiếp đến cho người khác ông mới muốn quyền tự do đó được hạn chế . Thí dụ như là hô hào một đám đông giận dữ đi đánh một người nào thì việc đó không được cho phép.

Ông tin là tự do ý kiến là điều kiện tiên quyết của sự phát triển xã hội . Ông tranh luận rằng chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn 100% là những ý kiến mà ta muốn tiêu diệt không chất chứa một phần nào sự thật và chân lý. Đi thêm một bước quan trọng nữa, ông cho là những ý kiến hoàn toàn sai sự thật cũng có giá trị, bởi vì nếu chúng ta chỉ ra được cái sai của nó thì đó cũng là một cách tốt để củng cố cái đúng của chúng ta và càng làm cho chúng ta tin tưởng hơn trước.

Ông nói nếu chúng ta có một lý tưởng nào đó, mà nếu lý tưởng của chúng ta không bao giờ được đem ra mổ xẻ, chung đụng, xô xát, thì những lý tưởng của chúng ta không làm sao trưởng thành được. Ông lý luận rằng những ý kiến trái ngược cần phải được bảo vệ và khích lệ . Nếu chúng ta định đi tới một quyết định gì thì việc quan trọng trước tiên là những quyết định của chúng ta phải được thách thức và phải có những ý kiến, càng trái ngược càng tốt, để chất vấn quyết định của chúng ta . Ông ta còn nghĩ rằng nếu không có những ý tưởng trái ngược thì chúng ta cũng phải tìm mọi cách để tự đẻ nó ra !

Câu nói sau đây của ông đã được học thuộc lòng trong các trường học quân sự ở phương tây:

“Chiến tranh là một việc xấu, nhưng chưa phải là một việc xấu nhất. Sự mục nát và suy đồi của đạo đức và lòng tin đến mức mà người ta nghĩ không còn gì đáng để chiến đấu là một sự việc tệ hại hơn nhiều . Con người mà không còn ý thức chiến đấu, không còn thấy việc gì quan trọng hơn là sự yên lành của bản thân thì đúng là một con vật đáng thương hại, nó sẽ không có khả năng tìm được tự do cho bản thân ngoại trừ khi nào được những con người khá hơn đùm bọc”.

Vài dòng về tiểu sử của John Stuart Mill
John Stuart Mill được sinh ra ngày 20 tháng 5, năm 1806 ở Pentonville, London. Ông là một kỳ tài của môn triết học . Những thành đạt của ông lúc tuổi nhỏ cũng thật là hiếm có; lúc ba tuổi ông bắt đầu học tiếng Hy lạp. Đến tám tuổi ông đã đọc qua Aesop’s Fables, Xenophon’s Anabasis, và trọn bộ Herdotus, ông đã làm quen với Lucian, Diogenes Laertius, Isocrates và bốn đối thoại của Plato. Từ năm tám tuổi ông bắt đầu học Latin, Euclid, và đại số nhưng môn học chính vẫn là lịch sử . Lúc mười tuổi ông đã đọc được Plato và Demosthenes một cách dễ dàng. Từ lúc 12 tuổi ông đã học lôgic và bắt đầu đọc những nghiên cứu lôgic của Aristotle . Năm sau ông bắt đầu học chính trị kinh tế và học thêm những nghiên cứu của Adam Smith và David Ricardo .

Năm 1851 ông lấy bà Harriet Taylor sau 21 năm quen biết. Vợ ông đã có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời làm việc của ông, sở dĩ ông đã có những lập luận đấu tranh cho quyền phụ nữ trong xã hội một phần cũng vì bà . Tác phẩm bất hủ của ông, Bàn Về Tự Do, người ta tin cũng thấp thoáng phần nào những ý tưởng của vợ ông.

Ông chết ở Avignon, Pháp năm 1873 và đã được chôn cạnh mộ cuả bà .

..

--
1.
http://chantam.net/index.php?option=com_content&view=article&id=371:v-t-do&catid=1:latest








Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Heidegger

"Con người đã làm quá nhiều mà suy tư quá ít, mãi từ bao thế kỷ đã như vậy".