Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

On Liberty

Gioi thieu:

Nhan doc mot bai cua anh Son viet triet ve cuon sach On liberty cua J.S.Mill, xin gioi thieu mot bai khac de hieu hon tren net (1):

Trich:

Bàn Về Tự Do





Năm 1859 một triết gia người anh tên John Stuart Mill đã xuất bản một bài luận văn bất hủ tựa đề Bàn Về Tự Do (On Liberty). Bàn Về Tự Do là một bài viết mà hơn một trăm năm nay đã được coi như một loại kinh điển thuyết phục người ta về quyền tự do của con người hùng hồn nhất . Nó được truyền bá rộng rãi và có ảnh hưởng sâu xa trong thế giới tự do ngày nay. Trước đây người ta c ũng có rất nhiều ý kiến về quyền tự do của con người nhưng phải công nhận bài luận của John Stuart Mill là bài có sức thuyết phục lớn nhất từ trước đến giờ .



Xin được tóm lược những ý chính của bài Bàn Về Tự Do để bà con tiêu khiển.

Tóm Lược Ý Chính

Chủ đề chính của bài viết Bàn Về Tự Do là làm cách nào để ngăn ngừa chính quyền và xã hội vi phạm đến những tự do cá nhân của con người . Một thuyết ông đưa ra là con người ta phải được tự do làm tất cả những điều gì mình muốn miễn là nó không ảnh hưởng tai hại tới ai. Nếu như ai đó làm những việc mà chỉ có hại tới chính bản thân người ấy thì đó là quyền tự do cá nhân của con người và chính quyền và xã hội không có quyền can thiệp vào .

John Stuart Mill tin là nhiệm vụ chính của chính phủ là đừng bao giờ làm những luật lệ gì trói buộc sự tự do của một con người nếu những việc làm của con người ấy không di hại cho ai . Điều quan trọng chủ yếu là ông cho rằng làm cho người khác thương tổn qua lời nói không gây “hại gì” cho người đó, bởi vậy cho nên ông đề cao sự tự do ăn nói . Chỉ trong trường hợp nào mà tiếng nói của một người có thể gây thương tổn trực tiếp đến cho người khác ông mới muốn quyền tự do đó được hạn chế . Thí dụ như là hô hào một đám đông giận dữ đi đánh một người nào thì việc đó không được cho phép.

Ông tin là tự do ý kiến là điều kiện tiên quyết của sự phát triển xã hội . Ông tranh luận rằng chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn 100% là những ý kiến mà ta muốn tiêu diệt không chất chứa một phần nào sự thật và chân lý. Đi thêm một bước quan trọng nữa, ông cho là những ý kiến hoàn toàn sai sự thật cũng có giá trị, bởi vì nếu chúng ta chỉ ra được cái sai của nó thì đó cũng là một cách tốt để củng cố cái đúng của chúng ta và càng làm cho chúng ta tin tưởng hơn trước.

Ông nói nếu chúng ta có một lý tưởng nào đó, mà nếu lý tưởng của chúng ta không bao giờ được đem ra mổ xẻ, chung đụng, xô xát, thì những lý tưởng của chúng ta không làm sao trưởng thành được. Ông lý luận rằng những ý kiến trái ngược cần phải được bảo vệ và khích lệ . Nếu chúng ta định đi tới một quyết định gì thì việc quan trọng trước tiên là những quyết định của chúng ta phải được thách thức và phải có những ý kiến, càng trái ngược càng tốt, để chất vấn quyết định của chúng ta . Ông ta còn nghĩ rằng nếu không có những ý tưởng trái ngược thì chúng ta cũng phải tìm mọi cách để tự đẻ nó ra !

Câu nói sau đây của ông đã được học thuộc lòng trong các trường học quân sự ở phương tây:

“Chiến tranh là một việc xấu, nhưng chưa phải là một việc xấu nhất. Sự mục nát và suy đồi của đạo đức và lòng tin đến mức mà người ta nghĩ không còn gì đáng để chiến đấu là một sự việc tệ hại hơn nhiều . Con người mà không còn ý thức chiến đấu, không còn thấy việc gì quan trọng hơn là sự yên lành của bản thân thì đúng là một con vật đáng thương hại, nó sẽ không có khả năng tìm được tự do cho bản thân ngoại trừ khi nào được những con người khá hơn đùm bọc”.

Vài dòng về tiểu sử của John Stuart Mill
John Stuart Mill được sinh ra ngày 20 tháng 5, năm 1806 ở Pentonville, London. Ông là một kỳ tài của môn triết học . Những thành đạt của ông lúc tuổi nhỏ cũng thật là hiếm có; lúc ba tuổi ông bắt đầu học tiếng Hy lạp. Đến tám tuổi ông đã đọc qua Aesop’s Fables, Xenophon’s Anabasis, và trọn bộ Herdotus, ông đã làm quen với Lucian, Diogenes Laertius, Isocrates và bốn đối thoại của Plato. Từ năm tám tuổi ông bắt đầu học Latin, Euclid, và đại số nhưng môn học chính vẫn là lịch sử . Lúc mười tuổi ông đã đọc được Plato và Demosthenes một cách dễ dàng. Từ lúc 12 tuổi ông đã học lôgic và bắt đầu đọc những nghiên cứu lôgic của Aristotle . Năm sau ông bắt đầu học chính trị kinh tế và học thêm những nghiên cứu của Adam Smith và David Ricardo .

Năm 1851 ông lấy bà Harriet Taylor sau 21 năm quen biết. Vợ ông đã có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời làm việc của ông, sở dĩ ông đã có những lập luận đấu tranh cho quyền phụ nữ trong xã hội một phần cũng vì bà . Tác phẩm bất hủ của ông, Bàn Về Tự Do, người ta tin cũng thấp thoáng phần nào những ý tưởng của vợ ông.

Ông chết ở Avignon, Pháp năm 1873 và đã được chôn cạnh mộ cuả bà .

..

--
1.
http://chantam.net/index.php?option=com_content&view=article&id=371:v-t-do&catid=1:latest








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét