Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Hoang Hac Lau

Gioi thieu bai viet ve Hoang Hac Lau

Mot bai tho Duong noi tieng cua Thoi Hieu..


Hoàng Hạc Lâu thắng cảnh, huyền thoại, thơ và ảnh

                                                                   HOÀNG HẠC LÂU

HỌC MỖI NGÀY. Hoàng Hạc Lâu là thắng cảnh nổi tiếng ở Vũ Hán gắn liền với sông Trường Giang, trận Xích Bích, huyền thoại hạc vàng, Thôi Hiệu đề thơ, Lý Bạch gác bút, Khổng Minh mượn gió đông, Tôn Quyền xem trận thế, Khuất Nguyên viết Ly tao, Nhạc Phi trần tình biểu, Nguyễn Du viết tuyệt phẩm trong bắc hành tạp lục, Tô Thức, Mạnh Hạo Nhiên, Mao Trạch Đông ... đề thơ. Biết bao danh hoạ và ảnh đẹp về Hoàng Hạc Lâu làm say đắm lòng người.


Thắng cảnh 



Lầu Hoàng Hạc vốn là đài quan sát quân sự được xây từ thời Tam Quốc, ở bờ nam sông Trường Giang, thuộc địa phận nước Ngô (thành phố Vũ Xương, Vũ Hán ngày nay). Đài quan sát này liên quan với trận Xích Bích nổi tiếng trong lịch sử và huyền thoại cầu gió đông của Khổng Minh. Sau này, khi nước Ngô bị diệt vong thì đài không còn ý nghĩa quân sự quan trọng nữa. Nhưng, do được xây ở nơi phong cảnh hùng vĩ nên lầu Hoàng Hạc dần trở thành điểm đến của tao nhân, mặc khách và ngày càng nổi tiếng, là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Vũ Hán.



           Sa bàn HOÀNG HẠC LÂU (Ngày xưa )


    
                                          Huang He Lou (Tower of Yellow Crane): Hoàng Hạc Lâu
                                          Photo in 1870s.(Ảnh khoảng năm 1870) Nguồn: Wikipedia tiếng Việt

Lầu Hoàng Hạc nguyên thuỷ là một kiến trúc bằng gỗ chạm trổ gồm ba tầng, ở trên đỉnh bằng đồng. Trải qua nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc, chịu biết bao cuộc chiến tranh huỷ diệt; rồi lại được dựng lên, sau nhiều lần trùng tu cho đến nay lầu Hoàng Hạc được tái sinh trở lại với sự kết tinh nhuần nhuyễn những phong cách độc đáo của Hoàng Hạc Lâu qua các đời Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh ... được trưng bày để mọi người thưởng ngoạn. Hoàng Hạc Lâu hiện tại lộng lẫy hơn nhiều với năm tầng có chiều cao 51,4 mét, ngói vàng, trụ đỏ, các mái hiên được uốn cong lên như đôi cánh hạc.

Tầng một cao hơn 10m với trang trí bên trong giúp người xem hiểu ngay được về sự tích của Hoàng Hạc Lâu. Tầng hai đến tầng bốn lưu giữ lại những bài thơ từ và danh hoạ về  các sự kiện lịch sử từ thời Tam Quốc đến nay, những danh nhân như Khuất Nguyên, Nhạc Phi, thi tài Lý Bạch, Thôi Hiệu, Tô Đông Pha, Mạnh Hạo Tầng năm là tầng cao nhất của lầu, đứng ở đây, người ta có thể ngắm cảnh trời sông bao la bát ngát, nhìn dòng Trường Giang và Hán Thủy hợp lưu lại thành hình chữ “Nhân” trong Hán tự .

Huyền thoạiTheo sách “Liệt tiên toàn truyện” của Vương Thế Trinh đời Minh, có chuyện kể rằng: Xưa có một người họ Tân, bán rượu ở chân núi Hoàng Cốc kiếm sống qua ngày. Một hôm có có đạo sĩ già ăn mặc rách rưới đến xin rượu uống. Anh bán rượu nghèo tốt bụng, thấy ông lão đáng thương, bèn cho rượu uống. Từ đấy, ngày nào đạo sĩ cũng đến xin rượu. Một hôm, đạo sĩ từ biệt anh bán rượu, nói: “Một năm qua, ngày nào anh cũng cho rượu uống, chẳng có gì đền đáp. Lão có con hạc quí, tặng anh để tỏ lòng biết ơn”. Nói rồi ông lấy vỏ cam vẽ lên tường một con hạc, dặn: “Chỉ cần anh vỗ tay là hạc sẽ bay ra nhảy múa, mua vui cho khách”. Dứt lời, đạo sĩ biến mất.


Anh bán rượu làm theo, quả nhiên có hạc vàng bay ra nhảy múa. Từ đấy, khách uống rượu hiếu kì kéo đến rất đông, chẳng bao lâu, anh trở nên giàu có. Bỗng một hôm đạo sĩ quay lại nói: “Mười năm qua, tiền anh kiếm được chắc đã đủ trả chỗ rượu anh cho lão uống?”. Rồi, ông rút cây sáo thần thổi lên một khúc, gọi hạc vàng bay ra, cưỡi hạc bay đi mất. Vì thế, về sau, căn lầu xây ở nơi này được mang tên Hoàng Hạc.


Theo Vương Tượng Chi của đời Bắc Tống viết trong “Dự Ðịa kỷ thắng” thì sở dĩ tháp quan sát được gọi là Hoàng Hạc Lâu vì tháp này nằm trên Hoàng Hộc Sơn, phía tây nam của Từ Thành ngày xưa. Thời cổ, chữ Hộc (ngỗng trời: thiên nga) cũng có nghĩa là Hạc, nên về sau người ta dùng chữ Hạc cho rõ nghĩa hơn. Từ đó, Hoàng Hộc Sơn được gọi là Hoàng Hạc Sơn. Đời sau Hoàng Hạc Sơn cũng được gọi là Xà Sơn vì dáng núi ngoàn ngoèo giống rắn.

Thơ và Ảnh
 


Theo tài liệu văn học Trung Quốc thì có khoảng 300 bài thơ tả cảnh lầu Hoàng Hạc, nhưng bài thơ Thôi Hiệu đời Đường là xuất sắc nhất, có giá trị nghệ thuật vượt không gian và thời gian, được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.






Tương truyền, khi “Thánh thi” Lý Bạch đến lầu Hoàng Hạc du ngoạn, định đề thơ, nhưng đọc xong thơ Thôi Hiệu đã đề trước đó, ông đành nghiêng mình gác bút, ngửa mặt lên trời mà than rằng :“Nhãn tiền hữu cảnh đạo vô tắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (Cảnh đẹp nhường kia sao khó viết, Trên đầu Thôi Hiệu đã đề thơ). Để ghi nhớ giai thoại văn học “Thôi Hiệu đề thơ, Lý Bạch gác bút” thú vị này, ngày nay ở phía Nam lầu Hoàng Hạc, người ta xây dựng “Đình gác bút”, làm điểm tham quan, dừng chân cho du khách.


Nguyễn Du khi đi sứ nhà Thanh qua lầu Hoàng Hạc, trong Bắc hành tạp lục đã viết bài thơ:

黃鶴樓 Hoàng Hạc lâu

阮攸 Nguyễn Du

何處神仙經紀時 Hà xứ thần tiên kinh kỉ thì
猶留仙跡此江楣 Do lưu tiên tích thử giang mi
今來古往盧生夢 Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng
鶴去樓空崔顥詩 Hạc khứ lâu không Thôi Hiệu thi
軒外煙波空渺渺 Hiên ngoại yên ba không diểu diểu
眼中草樹尚依依 Nhãn trung thảo thụ thượng y y
衷情無限凴誰訴 Trung tình vô hạn bằng thùy tố
明月清風也不知 Minh nguyệt thanh phong dã bất tri

Lầu Hoàng Hạc

Nào thuở tiên đi mãi đến giờ,
Dấu tiên bên bến đứng trơ vơ.
Xưa qua nay lại Lư dồn mộng,
Hạc khuất lầu không Hạo để thơ.
Thăm thẳm nước mây ngoài vạn dặm,
Dờn dờn cây cỏ vẫn nghìn xưa.
Nỗi lòng ấp ủ cùng ai tỏ?
Gió mát trăng trong luống hững hờ

(Quách Tấn dịch)

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương cũng cảm khái viết bài thơ cùng tên Hoàng Hạc Lâu:



Hoàng Hạc Lâu

Vũ Hoàng Chương

Đã bao giờ có hạc vàng đâu
Mà có người tiên để có lầu!
Tưởng hạc vàng đi mây trắng ở
Lầm Thôi Hiệu trước Nguyễn Du sau.
Hạc chưa thoát khỏi mê hồn kịch
Tiên vẫn nằm trong vạn cổ sầu
Trăng gió hão huyền như khói sóng
Nồi kê đã chín nghĩ mà đau.

Quang cảnh thành phố Vũ Hán nhìn từ lầu Hoàng Hạc


                
Hoàng Hạc


Hoàng Hạc Lâu trên đồi Rắn , Vũ Hán, Trung Quốc
(Yellow Crane Tower on Snake Hill, Wuhan, China
Photo by Mike Martin, uploaded by User Leonard G. on en.wikipedia)


Ảnh và danh hoạ về Hoàng Hạc Lâu có rất nhiều. Anh Hà Hữu Tiến gửi cho tôi các tư liệu mà anh thu thập được, tôi hiệu đính và thêm vào các thông tin mới. Cháu Tố Nguyên và Hoàng Long chụp được khá nhiều ảnh đẹp về Hoàng Hạc Lâu. Tôi lưu lại bài này để sau này bổ sung thêm những bài thơ tuyệt hay khác của Mạnh Hạo Nhiên, Tô Đông Pha, Mao Trạch Đông ... và những ảnh chụp, danh hoạ, cảm nhận.

Hà Hữu Tiến, Hoàng Kim
Dựa trên những nguồn trích dẫn chính:
http://www.mediafire.com/?2xe9tid2gdh Người SG
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_H%E1%BA%A1c_l%C3%A2u

Xem thêm:
Một bài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu của Vũ Hoàng ChươngHy Tuệ

Bài thơ lừng danh Hoàng Hạc lâu 黃鶴樓 của nhà thơ Trung Quốc đời Đường Thôi Hiệu 崔顥 thì ai mà chẳng biết: 



黃鶴樓

昔人已乘黃鶴去,

此地空餘黃鶴樓。

黃鶴一去不復返,

白雲千載空悠悠。

晴川歷歷漢陽樹,

芳草萋萋鸚鵡洲。

日暮鄉關何處是,

煙波江上使人愁。

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Bản dịch nổi tiếng của Tản Đà có dễ còn được người Việt biết nhiều hơn:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

Trước Tản Đà, hình như Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục mới là người dịch đầu tiên bài thơ này trên Nam phong tạp chí năm 1923, nhưng có lẽ cái cách hạ một chữ trắc ngang ngược của ông ngay cuối câu đầu vẫn không sao địch nổi giọng tài hoa của “Túy Ông” Nguyễn Khắc Hiếu, nên dần dà người ta đã quên mất bản dịch đi đầu:

Người tiên xưa cưỡi hạc vàng cút,
Ở đây chỉ những lầu hạc trơ.
Hạc vàng đã cút chẳng về nữa,
Mây trắng nghìn năm còn phất phơ.
Sông bọc Hán Dương cây xát xát,
Cỏ liền Anh Vũ bãi xa xa.
Ngày chiều làng cũ đâu chăng tá?
Mây nước trên sông khách thẫn thờ!1

Sau tiếng vang của bài thơ Tản Đà, tưởng ai cũng đành phải nhường bước, ngờ đâu lại như một kích thích cho nhiều thế hệ kế tục đua tài với ông. Họ không nghe theo Lý Bạch nhắc nhở: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc / Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”; dầu người nào cũng đã một lần đến chiêm ngưỡng và tấm tắc trước lâu đài thơ của sông Đà núi Tản, kẻ trước người sau vẫn cứ muốn thử thách bút lực của mình.

Ngô Tất Tố:

Người xưa cưỡi hạc đã cao bay,
Lầu hạc còn suông với chốn này.
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn,
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay.
Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng,
Xanh ngát châu Anh, lớp cỏ dày.
Trời tối quê hương đâu tá nhỉ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây.

Trần Trọng Kim:

Người đi cưỡi hạc từ xưa,
Đất này Hoàng Hạc còn lưa một lầu.
Hạc vàng đi mất đã lâu,
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông.
Hán Dương cây bóng lòng sông,
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì.
Chiều hôm lai láng lòng quê,
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu.

Trần Trọng San:

Người xưa cưỡi hạc bay đi mất,
Riêng lầu Hoàng Hạc vẫn còn đây.
Hạc đã một đi không trở lại,
Man mác muôn đời, mây trắng bay.
Hán Dương sông tạnh, cây in thắm,
Anh Vũ bờ thơm, cỏ biếc dày.
Chiều tối, quê nhà đâu chẳng thấy,
Trên sông khói sóng gợi buồn ai.

Nguyễn Khuê:

Cưỡi hạc người xưa đi đã lâu,
Còn đây Hoàng Hạc chỉ trơ lầu.
Hạc vàng biền biệt từ xưa ấy,
Mây trắng lững lờ đứng mãi sau.
Sông tạnh Hán Dương cây lắng bóng,
Bãi thơm Anh Vũ cỏ tươi màu.
Chiều buồn quê cũ nơi nào nhỉ?
Khói sóng trên sông giục khách sầu.

Khương Hữu Dụng:

Ai cưỡi hạc vàng đi mất hút,
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi !
Hạc vàng một đi đã đi biệt,
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi.
Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng,
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời.
Hoàng hôn về đó, quê đâu tá ?
Khói sóng trên sông não dạ người.

Vân vân...

Đặc biệt, trong số người không ngại “vận bút” để làm cái chuyện “dịch là diệt” có cả thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Bài thơ dịch của họ Hoàng cũng đã nhiều người biết, tuy chưa phổ biến thật rộng. Một cách dịch thoát sáo, tưởng xa nghĩa nhưng lại lắng đọng được thi vị, và nhất là có những ẩn ngữ đầy “tâm trạng” không kém gì tiếng lòng của nhà thơ họ Thôi:

Xưa hạc vàng bay vút bóng người,
Đây Lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi.
Vàng tung cánh hạc đi đi mất,
Trắng một màu mây vạn vạn đời.
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu,
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi.
Gần xa chiều xuống đâu quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!

Sao lại cô đơn đến mức “Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi”? Và ai là “cánh hạc vàng” trong con mắt thi nhân mà “Vàng tung cánh hạc đi đi mất”? Ai khiến cho thi nhân sầu nhớ như chực vỡ òa nước mắt trong câu thơ cuối cùng? Tôi cứ thắc mắc mãi mà không giải đáp được cho mình. May mắn gần đây được bạn Đặng Tiến ở Pháp gửi cho một tấm hình chụp lại nguyên thủ bút của Vũ Hoàng Chương:

Thì ra, không biết bài thơ được dịch từ bao giờ nhưng đích thân họ Vũ đã chép nó vào ngày 6 tháng 12 năm 1975, tặng người bạn vong niên đang ở quá xa là nhà bình thơ Đặng Tiến. Gần sát cái Tết dương lịch năm 1976, người thơ da diết nhớ bạn và đặt mình vào hoàn cảnh bạn khi ngồi trên bờ một con sông xứ người nào đấy chắc cũng rất đơn chiếc mà nhớ thương về cố quốc: “Gần xa chiều xuống đâu quê quán / Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!”. Ngôn từ bài thơ dịch quả gợi cảm hứng tuyết lạnh một buổi chiều hửng nắng ở Tây Âu. Tuy nhiên... chợt đọc lại ngày tháng chép thơ. Ôi, ngày 6 tháng 12 năm 1975. Tôi cũng ở Sài Gòn đúng trong những ngày đó. Một mùa đông lạnh hơn hẳn những mùa đông khác của phương Nam nắng ấm. Còn nhớ đêm nằm trong nhà người bà con ở 362 đường Hòa Hảo, đắp một chiếc chăn dạ mà vẫn rét run không ngủ nổi. Không chỉ thế. Tôi đã đến chơi nhà nữ sĩ Mộng Tuyết trên đường Nguyễn Minh Chiếu, nơi cách đó ít lâu gia đình Vũ Hoàng Chương tạm cư ngụ. Tôi biết lắm, ngày này, thi nhân và dịch giả Vũ Hoàng Chương cùng khá nhiều trí thức Sài Gòn cũ đang sống trong tột cùng thấp thỏm, chưa rõ trắng đen về thân phận của mình. Cái tết năm đó - năm Bính thìn 1976 - ông có bài Vịnh bức tranh gà lợn:

Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành,
Gà lợn, om sòm rối bức tranh.
Rằng vách có tai, thơ có họa,
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh.
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng,
Lòng lợn âm dương một tấc thành.
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn,
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.

Đã từng sống trong không khí cải cách ruộng đất đợt V hồi 1955 ở Khu IV, tôi thấu hiểu nỗi sợ đến khủng khiếp về một cái gì không ra ngô ra khoai, “Sáng chưa sáng hẳn tối không đành”, về sự chờ đợi trong nặng nề khắc khoải, phải đếm từng giây phút một cho bớt cô đơn lạnh lẽo mà Vũ Hoàng Chương từng sống. Tôi cũng đã chứng sống cái nỗi niềm rất khó bộc bạch: “Lòng lợn âm dương một tấc thành” của gia đình mình. Một tấc thành mà không biết tỏ cùng ai, vì chẳng biết “lòng ai đỏ mắt ai xanh” (một tấm lòng đỏ và một con mắt xanh đối với người nghệ sĩ mới cần thiết làm sao!) nên nhìn đâu cũng lấm lét, làm gì cũng ngó trước ngó sau: “Rằng vách có tai, thơ có họa/tai họa”. Đúng là những ngày ấy Vũ Hoàng Chương đang như Từ Thức ngay chính trên quê hương xứ sở của mình. Phải: “Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu / Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi”. Chỉ có ông với một mình ông.

Cảm thán cho Vũ Hoàng Chương thì cũng chỉ là vô ích vì ông đã là một cánh hạc vàng đi mất đến ba mươi năm có lẻ rồi. Chi bằng hãy bắt chước ông, vắt óc trước bài thơ của chàng Thôi Hiệu để “thôi xao” ra những vần dịch mới. Tôi đã gắng làm như thế, cũng xin coi là một bài thơ tặng những người bạn xa - rất xa ở Mỹ ở Âu - trong đó có Đặng Tiến:

Hạc vàng người trước cưỡi đi rồi,
Lầu trống còn tên Hoàng Hạc thôi.
Một thuở hạc vàng không trở lại,
Nghìn năm mây trắng vẫn đang trôi.
Hán Dương cây đứng soi sông sáng,
Anh Vũ cỏ non biếc bãi bồi.
Chiều tối quê hương nhìn chẳng thấy,
Trên sông khói sóng dạ bồi hồi.

Hà Nội 21-1-2007

1 Tác giả có lời Cảm ơn TS Nguyễn Văn Hiệu đã đọc giúp cho bài thơ khó nhớ này.

Nguồn: Văn hoá Nghệ An

--

http://hocmoingay.blogspot.de/2011/01/hoang-hac-lau-thang-canh-huyen-thoai.html

Mirabeau

ko fai P


.. doi khi Phuong de hinh moi trong pm, moi biet Em con hien huu..


Mirabeau

Sous le pont Mirabeau coule la Seine

Bạch vân thiên tải không du du.

Mù toả Lô Sơn sóng Triết Giang.

Ta nho Em, may troi xu Duc van bay, dong Danube van chay


PV
dang tim giay to..
--

Tim giay to qua de,
Chi can biet giay gi can
Tim trong ngan tu
Tim trong cac tu
Tim ra, cho vao mot cai kep giay
Buoi sang den dua nguoi ta
Xong.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Apolinaire va Pham Cong Thien

Apolinaire va anh Thien

Hom nay, tim doc lai Pham Cong Thien viet ve Apolinaire toi boi hoi nho lai Dalat ngay xua o Phu dong thien vuong.. Chinh anh Thien da gioi thieu cho toi biet ve nha tho Apolinaire nay. Cung may, la thoi do, toi chi tap trung hoc thi, nen khong doc ki va khong bi anh huong boi anh Thien va Apolinaire..
Bay gio, xin gioi thieu voi ban doc va Phuong ve Apolinaire qua doan trich sau day cua anh Thien. That dang tiec, anh Thien da chet roi.. Truoc khi dut loi, toi muon nhac den ki niem khi toi tro lai Nha trang den tu vien Hai Duc, duoc biet rang, xua PCT da luu lai o day voi HT Thich Tri Thu..

Tho Apolinaire


Le Pont Mirabeau

Sous le pont Mirabeau coule la Seine

Et nos amours

Faut-il qu'il m'en souvienne

La joie venait toujours après la peine

Vienne la nuit sonne l'heure

Les jours s'en vont je demeure

Les mains dans les mains restons face à face

Tandis que sous

Le pont de nos bras passe

Des éternels regards l'onde si lasse

Vienne la nuit sonne l'heure

Les jours s'en vont je demeure

L'amour s'en va comme cette eau courante

L'amour s'en va

Comme la vie est lente

Et comme l'Espérance est violente

Vienne la nuit sonne l'heure

Les jours s'en vont je demeure

Passent les jours et passent les semaines

Ni temps passé

Ni les amours reviennent

Sous le pont Mirabeau coule la Seine

Vienne la nuit sonne l'heure

Les jours s'en vont je demeure.




--

Cau Mirabeau

Dưới cầu Mirabeau êm đềm trôi dòng Seine

Trôi cả tình yêu của anh và em

Không biết anh có còn nên nhớ

Niềm vui sẽ đến theo sau nỗi ưu phiền.

Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần

Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.

Mặt đối mặt và tay trong tay nhau

Vòng tay ta như cầu

Dưới cầu dòng nước chảy

Ánh mắt rã rời vì li biệt dài lâu.

Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần

Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.

Tình ra đi như dòng nước trôi nhanh

Tình yêu của em và anh

Cuộc đời ơi, sao mà chậm rãi

Hy vọng sao mà dữ dội cuồng điên.

Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần

Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.

Vẫn trôi đều ngày tuần, tháng năm

Quá khứ và tình yêu quay trở lại không còn

Chỉ một điều không bao giờ thay đổi

Dưới cầu Mirabeau êm đềm trôi dòng Seine.

Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần

Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.

Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
--

(Trich)

Chương bảy

Ý thức siêu thực – Tình yêu trong thơ Apollinaire hay là sự đồng nhất giữa Thơ và Tình

Tặng thi sĩ Ninh Chữ và xin cảm ơn một ngày ở Đà Lạt.


1.

Apollinaire là người dân của thế giới, ta không biết gọi chàng là người nước nào; mẹ chàng là người Ba Lan, cha chàng là Ý đại lợi, trước kia quốc tịch chàng là Nga, sau chàng đổi lại quốc tịch Pháp, chàng sinh tại La Mã, học ở Monaco và Pháp, sinh sống ở Đức, giang hồ luân lạc khắp Âu châu, yêu một cô gái Anh, sau chàng trở về sống ở đất Pháp, làm thơ đăng tạp chí Đức, tham dự chủ động vào tất cả những phong trào văn nghệ mỹ thuật ở Âu châu vào đầu thế kỷ; cũng như Blaise Cendrars chàng là lãng tử, lấy tất cả vũ trụ làm quê hương.

Apollinaire sinh tại Rome vào ngày 26 tháng 8 năm 1880: tên thực của chàng là Guillaume - Albert- Wladimir-Alexandre-Apollinaire- Kostrowitzky, thông minh ngay từ nhỏ, học lớp nào ở ban trung học cũng đều lãnh rất nhiều phần thưởng ưu hạng; mới 17 tuổi, chàng đã là thi sĩ, thuở nhỏ ngoan đạo lắm, nhưng sau bỏ đạo, tuy còn nhỏ tuổi, chàng đọc rất nhiều sách và bỏ học lúc chưa đầy hai mươi tuổi, bước vào đời sống văn nghệ, rồi năm hai mươi tuổi yêu một cô gái Do Thái, tên là Linda, làm thơ dâng tặng nàng, nhưng lòng nàng (cũng như lòng của nhiều cô gái) không khác gì chiếc lá khoai “đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu); còn trái lại lòng chàng (cũng như lòng của tất cả chàng trai) thì như biển sóng còn “chứa muôn con nước ngàn con sông dài”, Apollinaire thất tình, sang Đức làm thầy dạy chữ Pháp trong một gia đình quí phái, rồi lại yêu một cô gái người Anh cũng làm việc ở đó và chàng lại thất tình, rong chơi phiêu lãng mấy nước Âu châu, trở về làm việc ở Paris, cô đơn đau khổ, tham gia đời sống văn nghệ, kết bạn tâm giao chí thiết cùng Picasso và Max Jacob, sống đời nghệ sĩ lang thang, la cà những quán cà phê cùng bạn bè văn nghệ, lòng vẫn hướng về cô gái người Anh thuở ấy (tên là Annie Playden) nhưng chàng đành tuyệt vọng và suốt đời là một kẻ thất tình; năm 1907, chàng gặp Marie Laurencin, hai người yêu nhau say đắm, nhưng sau này cũng chẳng đi đến đâu, nàng lấy chồng vào năm 1914; ít lâu sau, Apollinaire tự ý xin nhập ngũ, chàng thi sĩ quan nhân ấy gặp lại nàng Louise de Coligny Châtilion (tức là Lou trong những bài thơ của chàng) và chàng say mê nàng; thi sĩ vốn đa tình, trong một chuyến xe lửa, chàng gặp một cô gái khác tên là Madeleine Pages, chàng cũng say mê luôn; năm 1916, chàng bị một mảnh tạc đạn đâm thủng vào đầu, chàng bị thương, rồi băng đầu trở về Paris lay lắt sống đời nghệ sĩ trong mấy quán cà phê văn nghệ và Apollinaire chết vào ngày 9 tháng 11 năm 1918; chàng chết lúc mới 38 tuổi, cuộc đời chàng bị cắt đứt lưng chừng nhưng chàng vẫn trở thành mặt trời sáng rực trong vũ trụ thi ca hiện đại.


2.

Apollinaire trông to lớn; tướng người hiên ngang, nhưng nét mặt buồn buồn, nhất là đôi mắt, đôi mắt đau khổ mơ mơ màng màng.

Jean Cocteau nói rằng Apollinaire có con mắt tròn tròn của con chim hoạ mi [1] ; André Billy nói rằng Apollinaire vốn vui tính, yêu đời, tò mò, tọc mạch,ham thích dị vật hiếm, thích lông bông và tế nhị (ce bon vivant, cet amateur de raretés et de curiosités, ce dilettante, ce raffiné) [2]

Gertrude Stein có nhắc nhiều đến Apollinaire. Bà nói rằng Apollinaire rất khả ái, dễ cảm, dễ thương, đẹp trai thông minh rực rõ dị thường “Guillaume Apollinaire was very wonderful… Apollinaire was very attractive and very interesting…Guillaume was extraordinarily brilliant…) [3] . Bà nói thêm rằng từ ngày Apollinaire chết, những bạn văn nghệ đều chia rẽ nhau, nếu Apollinaire còn sống thì chàng sẽ nối kết lại hết vì chàng có đức tin ràng buộc giữ gìn tình bè bạn giữa anh em (Guillaume would have been bond of union, he always had a quality of keeping people together, and now that he was gone everybody ceased to be friends…).

Đọc lại những tập hồi ký của André Rouveyre, Vlaminck, André Salmon, Toussaint Luca, Francis Carco, Faure Favier, vân vân, tôi thấy tất cả bạn bè của Apollinaire đều tỏ lòng yêu quí, mến thương chàng vô cùng tính tình của Apollinaire hiền lành lịch sự dễ dãi, hết lòng tử tế với anh em bạn.[tran1] Mặc dù là một nhà thơ rất “avant- gardiste”, rất “lập dị” nhưng tính tình của Apollinaire không “du côn ngang tàng xấc xược” như Rimbaud, Apollinaire không phải là loại poète maudit; tính tình chàng không khó khăn, không cuồng loạn đầy thịnh nộ như những poète maudits (như Lucrèce, Rimbaud, Antonin Artaud, Ezra Pound, Hart Crane, Baudelaire, Mayakovsky…)

Những nhà thơ thường hay lười biếng, thi sĩ thường hay ít đọc sách, nhưng Apollinaire lại đọc sách rất nhiều, nhiều hơn cả những học giả (T. S. Eliot, Pound hay Kenneth Rexroth cũng thế) nhưng mặc dù đọc sách rất nhiều, thơ của Apollinaire không nhiễm không khí bác học thông thái như thơ của T. S. Eliot, K. Rexroth hay Pound, Apollinaire cũng giống như Leopardi, là nhà học giả trước khi là nhà thơ, nhưng khi họ làm thơ, thì thơ họlà thơ thuần tuý.

Đứng giữa thời đại kỹ nghệ, cơ khí, Apollinaire không có những bực bộ phẫn nộ phản kháng; chàng không phải là l’ homme révolté; chàng không cảm thấy “xa lạ, mất gốc, bị đày” như Melville hay Kafka; chàng không có cảm giác bi đát trước cuộc đời như Unamuno; chàng không phũ phàng cuồng nộ bơ phờ như Knut Hamsun, Strindberg hay D. H. Lawrence; đời sống thành phố không làm náo động thần kinh chàng (Knut Hamsun nghĩ rằng đời sống thành thị đã ăn mòn con người).

Đứng trước chiến tranh, chàng không phản kháng chống đối theo kiểu Hermann Hesse, Romain Rolland hay Bertrand Russell; đối với chàng, những trái phá tạc đạn rực trời đẹp đẽ không khác gì pháo bông; ở giữa mặt trận, chàng mơ màng ngắm tạc đạn nổ tung “như cây trinh nữ trổ hoa.”

Un obus éclatant sur le front de l’armée
Un bel obus semblable aux mimosas en fleurs
(Poèmes à Lou)

Chàng không mạt sát văn minh, chàng không chạy trốn bỏ Âu châu và Mỹ châu lại đằng sau như Rimbaud hay Lafcadio Hearn. Chàng không có những khắc khoải siêu hình như những thiên tài khác.

Ta thấy những thiên tài khai sinh nền văn học hiện đại đều là những kẻ xao xuyến khắc khoải, thác loạn (như Nietzsche, Kierkegaard, Lautréamont, Dostoievsky, Melville, Strindberg, Kafka, Joyce, Rimbaud.)

Rimbaud và Apollinaire đã khai sinh ra nguồn thơ hiện đại (Blaise Cendrars và Max Jacob cũng có tham dự vào việc khai sinh này).

Trường thơ siêu thực đã tôn Apollinaire (cùng Rimbaud và Lautréamont) là những kẻ tiền phong, những người cha khai sinh ra thơ mới. Cùng với Rimbaud và Lautréamont, Apollinaire đã mở ra những chân trời bát ngát cho thi ca hiện đại, nhưng ngược lại với Rimbaud và Lautréamont, Apollinaire không sống ở hoả ngục, Apollinaire không điên loạn ma quỷ như Rimbaud và Lautréamont, Apollinaire rất “trần tục”; Apollinaire cũng có những khắc khoải, Apollinaire cũng đau khổ; nhưng những khắc khoải đau khổ của Apollinaire không đến nỗi khiến chàng điên cuồng hoặc tự tử, những khắc khoải đau khổ của chàng không đến nỗi khiến chàng phải bỏ làm thơ như Rimbaud; trái lại càng đau khổ, Apollinaire lại càng làm nhiều thơ.

Apollinaire đau khổ, nhưng đau khổ của Apollinaire là nỗi đau khổ của một con người hồn nhiên; chàng ngây thơ lắm; đọc thơ chàng (nhất là trong tập Poèmes à Lou), ta thấy chàng hay làm thơ với những danh từ tục tĩu “đỏ mặt” (Henry Miller, D. H. Lawrence cũng thế). Những dòng chữ tả chân “tục tĩu” của Alberto Moravia (hay Erskine Caldwell) mang một dụng ý phong phú, nhưng không ngây thơ hồn nhiên như Apollinaire (Tôi nhớ đến truyện “The Innocent” của Graham Greene; truyện này giúp ta hiểu rõ hơn về tương quan giữa sự tục tĩu và sự ngây thơ.)
Apollinaire ngây thơ;
Apollinaire không bạo động, không phẫn nộ, không điên loạn, không tuyệt vọng;
Apollinaire không bận tâm thù ghét chiến tranh, không thù ghét văn minh, đời sống kỹ nghệ máy móc hay đời sống thành thị;
Apollinaire là học giả sâu rộng mà không làm thơ tư tưởng hay thơ triết lý hay thơ siêu hình.

Đó là những nét chính mà tôi đã thấy trong con người Apollinaire. Những nét chính trên đã đi ngược hẳn với trào lưu văn học và tư tưởng hiện đại.

Văn học hiện đại thì quá già dặn, hết ngây thơ hồn nhiên, có chứa phức cảm tội lỗi, bạo động, phẫn nộ, điên loạn, thù ghét chiến tranh, chán mứa văn minh kỹ nghệ máy móc; nhìn chung, tiểu thuyết hay kịch hiện đại đều là nặng nề về tư tưởng; thơ hiện đại chỉ thừa hưởng những khám phá kỹ thuật của Apollinaire (và của Blaise Cendrars) còn về đường tư tưởng thì thơ ca hiện đại đi ngược hẳn màu sắc trữ tình; thơ hiện đại là thơ triết lý hoặc thơ tôn giáo. Về nội dung tư tưởng, Apollinaire đã đi ngược lại những trào lưu chính của nền văn học hiện đại, nhưng về kỹ thuật hình thức, thì thi ca hiện đại đều nằm trong hơi thở của Apollinaire.


3.

Nói đến con người Apollinaire mà không nói đến Tình yêu là không nói được gì cả. Có những người sinh ra đời chỉ để yêu đàn bà và mọi sự trong đời họ đều bị đàn bà chi phối mãnh liệt. Apollinaire thuộc vào hạng người này. Tình yêu đã ảnh hưởng quyết định đến sự nghiệp thi ca của Apollinaire. Đối với Apollinaire, Cuộc Đời, Thơ và Tình Yêu chỉ là Một; Cuộc Đời là Tình Yêu, tất cả mọi sự đều dẫn về Tình Yêu. Ta có thể gọi những thi sĩ nào ở thế giới là thi sĩ của Tình yêu? Robert Burns? Giacomo Leopardi? Christopher Marlowe? So wol Kim? Byung Wha Cho? Sappho? Pétrarque? Heine? Tất cả những thi sĩ không nhiều thì ít đều ca tụng Tình yêu; Tình yêu đã ảnh hưởng mãnh liệt đến Rainer Maria Rilke, nhưng Rilke vẫn xem tình yêu như “gia tăng thêm sự cô đơn” và suốt đời Rilke vẫn lang thang đi tìm “một quê hương tâm linh” mặc dù Rilke đã chết vì đoá hoa hồng của Tình yêu, nhưng phải gọi Rilke là thi nhân của Tâm linh (Gabriel Marcel gọi Rilke là “témoin du spirituel”; danh từ “Thi nhân của Tình Yêu” phải dành cho Pétrarque hay, gần đây hơn, phải dành cho Apollinaire. Pétrarque đã bất tử nhờ mối tình của thi nhân đối với Laura; Apollinaire đã bất tử là nhờ những mối tình của thi nhân đối với Anne với Marie, với Lou, với Madeleine. Tất cả nhân sinh quan hay vũ trụ quan của Apollinaire đều trở về trung tâm điểm là người đàn bà. Có người làm bao nhiêu bài thơ chỉ để ca tụng con người trong đời sống hiện đại (như Walt Whitman), có người làm bao nhiêu bài thơ khóc than cho nỗi bi thương của mình (như Leopardi), có người làm thơ để đọc kinh cho nỗi cô đơn mãnh liệt của mình (như Hàn Mặc Tử và Hoài Khanh), có người làm thơ ca tụng Thượng đế, để tìm Vô hạn (l’inépuisable) trong Hữu hạn (như Paul Claudel), có người làm thơ để tìm Thượng Đế ở Hoả Ngục (như Rimbaud), có người làm thơ chỉ để ca tụng “ngày mai ca hát” (như Bertolt Brecht), nhưng cũng có người làm hàng ngàn bài thơ chỉ để ca tụng một người đàn bà đó là Apollinaire.

Apollinaire tham lam, suốt đời chỉ chạy loanh quanh lẩn quẩn với hình bóng nàng này và mái tóc nàng kia, Apollinaire nhìn ở đâu cũng thấy những giai nhân; suốt đời chàng cứ bận rộn với những nàng con gái “xinh như mộng”; mặc ai đánh giết nhau, thế giới có tơi bời lửa đạn đi nữa, Apollinaire cũng chẳng hề nhọc óc, chàng cứ thản nhiên làm thơ gửi về “những nàng con gái bên kia ấy”; đang lúc khỏi lửa và đạn bay vèo đầy trời, Apollinaire vẫn thản nhiên mơ mơ màng màng ở giữa trận tuyến; chàng nhìn mọi sự vật trên đời với cặp mắt mơ màng của một người đang yêu, bởi thế chiến tranh không ảnh hưởng gì đến chàng cả; cả vũ trụ của chàng chỉ có nàng: nhìn ở đâu, chàng Gui (Guillaume) Apollinaire cũng đều thấy nàng Lou; ở giữa trận tuyến lửa đạn nghi ngút đầy trời, thi nhân mơ màng:

La nuit
S’achève
Et Gui
Poursuit
Son rêve
Où tout
Est Lou
On est en guerre
Mais Gui
N’y pense guère

Đêm tàn
Và chàng
Mơ màng
Chỉ thấy
Tất cả
Là nàng
Chiến tranh
Nhưng chàng
Vẫn chẳng hề màng

Đứng trước cuộc đời, chàng cũng có thái độ như thế. Cần gì bạo động cần gì phẫn nộ phản kháng, ai muốn làm gì cứ làm, ai muốn nghĩ gì nghĩ, tôi chẳng xao xuyến gì cả, tôi dửng dưng hết, bởi vì thế giới của tôi chỉ có một hình bóng mà thôi. Apollinaire chẳng cần thắc mắc xao xuyến trước ý nghĩa của cuộc đời, chẳng cần run run đi tìm Thượng đế, bởi vì đối với Apollinaire, Thượng đế là nàng Anne, là nàng Lou, là nàng Marie, là nàng Madaleine, là nàng có tên gọi là la Jolie Rousse.

Có những kẻ thất tình vài lần thì mất tự tin và tuyệt vọng rồi trở thành triết gia hoặc kẻ độc tài (như Hitler); Nietzsche và Schopenhauer rút cục lại chỉ là những kẻ thiếu tình yêu của đàn bà và trở thành thù ghét đàn bà; những misogynes chỉ là những kẻ đại thất tình; nhưng càng thất tình, chàng càng đeo miết mấy cô, mỗi lần bị thất tình, chàng cũng đau khổ dữ dội lắm, chàng cũng thất vọng, nhưng không bao giờ tuyệt vọng; nàng Anne không yêu chàng, chàng đau khổ quằn quại lắm, nhưng rồi chàng lại đi tìm nàng Anne khác (như Marie, như Lou, vân vân).

Xin hoan hô tư cách “đàn ông” của Apollinaire. Dại gì khổ mãi? Hãy bôi sạch những nàng tiên đã đi qua trong đời mình, vì cả vũ trụ này còn có những mấy mươi trăm triệu nàng tiên khác đang rụt rè chờ đợi mình!

Có những triết gia mà cả đời không trả lời được một câu hỏi; trái lại, ta tưởng chừng như Apollinaire trả lời rất dễ dàng. Nếu ta hỏi cuộc đời là gì? Có lẽ Apollinaire sẽ trả lời: là chàng yêu nàng. Thơ là gì? Thơ là em. Triết học là gì? Là lời em thỏ thẻ.

Nietzsche đã từng gọi “chân lý” là một “cô nàng”! Và ai thấy lời thỏ thẻ nào của nàng Lou Salomé đang run rẩy đằng sau những trang triết lý cuồng nộ của Nietzsche!

Apollinaire không chạy trốn cuộc đời (như Kafka, Hemingway, Sadegh Hedayat, vân vân); chàng bám vào cuộc đời, chàng nghiến ngấu cuộc đời như nhai một trái đào tươi, chàng uống cuộc đời như say mê uống ly rượu mạnh; bởi vì đối với chàng, cuộc đời là tình yêu. Đối với Apollinaire, tất cả đều mất hết biên giới: Cuộc Đời, Thơ và Tình Yêu lộn lẫn với nhau và chỉ có một ý nghĩa với nhau, Hư và Thực chỉ là một, Vô Hạn và Hữu Hạn chỉ là một, L’intérieur và L’extérieur của L’existant chỉ là một; Phénomène và Noumène chỉ là một, Trắng hay Đen chỉ là một, Chiến tranh hay Hoà bình chỉ là một, Essence và Existence chỉ là một; En – soi và Pour – soi chỉ là một; Sunyata và Tathata chỉ là một; Logique và Alogique chỉ là một; Xấu và Đẹp chỉ là một; Thành phố và Đồng quê chỉ là một; Tầm Thường và Cao Siêu chỉ là một; Dơ dáy và Sạch sẽ chỉ là một, và Một là gì? Một là Nàng. Một là chàng yêu nàng và nàng yêu chàng. Khi Hai trở thành Một thì cả vũ trụ giao hoà thuận hợp. Khi Hai trở thành Một thì Hỗn Độn trở thành Trật Tự. Một là gì? Một là Tuyệt đối. Một là Siêu Thực Tại (Surréalité). Apollinaire đã khai sinh ra chữ “Surréalité” và từ đó phong trào Surréalisme chào đời để khai thác lĩnh vực hoang vu mà Apollinaire đã tìm ra.

Nhưng chính trường phái gọi là “Surréalisme” lại đánh mất Surréalité! Giống như Bouddhissme đánh mất Bouddha và Christianisme đánh mất Christ!

Sống và Chết chỉ là một. Thực tại và Tưởng tượng chỉ là một, Quá khứ và Tương lai chỉ là một, Trên và Dưới chỉ là một. Khi Hai trở thành Một thì mọi Mâu Thuẫn đều chấm dứt. TÔI LÀ CUỘC ĐỜI, TÔI LÀ ÂM THANH, và ÁNH SÁNG, TÔI LÀ XÁC THỊT ĐÀN ÔNG.

Je suis la Vie… Je suis le Son et la Lumière
Je suis la Chair des Hommes
(Poèmes retrouvés)

Khi HAI ôm thành MỘT, ta có thể khiêu khích thách đố cả sự chết và ta có thể gọi xanh là đỏ, gọi trắng là đen, gọi sáng là chiều:

Et liés l’un à l’autre en une étreinte unique
Nous pouvons défier la mort et son destin
Quand nos dents claqueront en claquement panique
Nous pouvons appeler soir ce qu’on dit matin
(Poèmes à Lou)

Đứng trước Tình yêu, Kafka cảm thấy bàng hoàng trước cái vật “gớm tởm” (abscheulich) và “dơ dáy” (schmutzig). Kafka chán sợ trước cái nhầy nhụa của xác thịt, bởi thế khi Kafka định tìm giải thoát khỏi sự ám ảnh Hư Vô, Kafka không thể tìm trong Tình Yêu và chàng đã thất bại đau đớn. Đối với Apollinaire thì trái ngược hẳn với Kafka, Apollinaire thần tượng hoá Tình Yêu; Apollinaire ngây thơ, chứ không mang nặng phức cảm tội lỗi như Kafka. Apollinaire hồn nhiên và trước sự nhầy nhụa ấy Apollinaire vẫn hoàn toàn “trong sạch như bầu trời đẹp”.

Tu peux défier ma volonté sauvage
Je peux me prosterner comme vers un autel
Devant ta croupe qu’ensanglantera ma rage.
Nos amours resterons pures comme un beau ciel.
(Xin miễn dịch)
(Poèmes à Lou)

Đối với chàng, những mối tình cao thượng không bao giờ xấu xa tội lỗi. Tình yêu là thiêng liêng.


4.

Không hiểu mấy ngày vừa qua, tôi lừ đừ bơ phờ như một kẻ bị giam hãm trong ngục tù. Chẳng có lý do gì. Bỗng nhiên chán nản hết mọi sự. Thù ghét hết mọi sự. Lấy bút ra định viết ít bài đăng báo, viết được chục trang rồi xé liệng, toàn là những ý tưởng lăng nhăng bệnh hoạn. Lấy tiểu thuyết ra đọc để lấy tinh thần, đọc chừng năm trang đã thấy mệt và cũng chẳng biết mình đang đọc gì; đôi mắt nhìn vào mấy dòng chữ mà tâm trí đang bềnh bồng nơi khác. Đứng dậy định bước chân ra ngoài nhưng rồi ngồi xuống vì không biết đi đâu. Đi mà không biết đi đâu. Ngồi: không biết ngồi làm chi. Viết: chẳng biết viết gì. Muốn làm một cái gì: chẳng biết làm gì bây giờ.

Tôi bước đi quờ quạng trong phòng; tình cờ bàn tay thờ ơ rờ mó vào tập thơ Hàn Mặc Tử. Tôi bơ phờ giở ra đọc bâng quơ. Thời gian bỗng ngừng lại. Đôi mắt tôi sáng lên. Tôi ngồi xuống.

Trời tối. Ánh nắng chiếu vàng vọt yếu ớt. Tôi cố gắng trừng mắt đọc. Tôi đọc. Chừng năm phút sau tinh thần tỉnh lại. Thần kinh hết căng thẳng. Hết những chán chường thất vọng. Tôi cười. Một người bệnh nan y và cô đơn ở trong một túp lều tranh tồi tàn. Nỗi chán chường bơ phờ của tôi không có nghĩa lý gì cả nếu so với nỗi bơ phờ tuyệt vọng của Hàn Mặc Tử:

Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặng
Trôi thây về xa tận cõi vô biên

Tôi hết thất vọng chán mứa. Tôi hết mất mát. Thơ làm tôi sống lại. Thơ giải thoát tôi ra khỏi vòng tù hãm nhọc nhằn của cuộc sống. Thơ đặt tôi trước đời sống.

Tôi mỉm cười bước xuống nhà dưới, tình cờ thấy tờ giấy báo dơ nằm dưới đất, tôi lượm lên đọc bâng quơ:

Mùa thu đêm mưa
phố cũ hè xưa
công viên lá đổ
ngóng em kiên khổ phút giờ
Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục Xâm
ngồi quen ghế đá,
không em buốt giá từ tâm
mùa thu nơi đâu
người em tóc nâu
tóc vàng sợi nhỏ?
Mong em chín đỏ trái sầu…

(Cung Trầm Tưởng)

Tôi ngạc nhiên. Tim tôi máy động. Cung Trầm Tưởng là ai mà làm thơ tài hoa vậy? Tôi mơ màng. Tôi hình dung những chiếc lá rơi. Tôi nhìn thấy dòng sông Seine lững lờ trôi chảy. Kia là tả ngạn Rive Gauche… Kia là đường phố Aumont- Thiévil và l’ avenue des Ternes… Kia là những kẻ tứ chiến giang hồ… Kia là cầu Mirabeau… Kia là mùa thu rơi… Kia là Pont – Neuf. Ôi Paris Souvenir Souvenirs… Remember to Remember…

Cung Trầm Tưởng làm tôi nhớ đến Apollinaire. Ừ, chỉ có Apollinaire mới có những giòng thơ bất tuyệt để làm sống lại Paris. Nói đến Paris là nói đến Kỷ niệm, nói đến Nghệ sĩ, là nói đến Tình yêu và Tuổi trẻ. Paris là thành phố của những kẻ tứ chiếng giang hồ, của những clochards của những femmes de joie, của những Henry Miller, những Hemingway, những Gertrude Stein, những Picasso, những Apollinaire…

Mùa thu nơi đâu
người em mắt nâu
tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu

Cung Trầm Tưởng làm tôi nhớ đến Apollinaire….

J’ ai cueilli ce brin de bruyère
L’ automne est morte souviens t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t' attends

Cũng vào mùa thu, Cung Trầm Tưởng ngóng người yêu “kiên khổ phút giờ” và “chín đỏ trái sầu”, ngóng chờ mong đợi như Apollinaire đã ngóng chờ mong đợi giữa hương thời gian và mùi thạch thảo:

Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t' attends

Trời tối hẳn rồi. Tôi bước vào giường nằm ngủ, mắt nhắm lại, những dòng thơ của Hàn, của Cung, của Apollinaire chan hoà thướt tha đưa tôi vào giấc ngủ triền miên…


5.

Sáng sớm, tôi sực thức giấc. Tôi thở khoan khoái. Giấc ngủ êm đềm đã xoá nhoà tất cả những khắc khoải của mấy ngày qua. Tôi bước ra ngoài vườn; gió cao nguyên lạnh buốt. Mặt trăng còn chiếu sáng. Bỗng nhiên tôi sực muốn viết về Apollinaire. Bỗng nhiên… Ừ, chắc những dư vang của tối hôm qua còn đọng lại sau giấc ngủ nhẹ nhàng. Tôi bước vào nhà vội vã ngồi vào bàn.

Nhưng…nhưng mà viết gì đây? Có thể viết về Apollinaire sao? Viết thế nào? Viết về thơ Apollinaire? Không thể được. Có thể phê bình thơ Apollinaire? Không. Ừ, không gì vô lý bẩn thỉu bằng cái việc phân tích phê bình thơ. Nói đến thơ thì chỉ có việc ca tụng hoặc thờ phụng.

Nói đến Thơ không khác gì nói đến Thượng đế. Phê bình Thơ là làm việc phạm thánh, là “blasphème.”
-
Nhưng thi sĩ không phải là loài người, họ là những thiên thần, những thánh hoặc những quỉ ma. Nếu ta không chấp nhận họ được thì ta phải ca tụng họ hết lời. Ta không được quyền có thái độ của học giả hoặc giáo sư hoặc nhà phê bình. Phải giết hết những nhà phê bình để cho Keats sống, để cho Chatterton đừng chết lúc mới 18 tuổi xanh!

Anh không thể cảm thơ người ta thì anh hãy im lặng; còn nếu cảm được thì anh hãy tha thiết ca ngợi, đừng e dè giữ gìn gì cả. Không nên có những nhà phê bình thơ mà chỉ nên có những kẻ ca tụng thơ. Thơ là của riêng từng người; không có ai làm thầy ai cả. Phê bình văn nghệ ư? Đau đớn lắm.

Giở lại mấy trang của André Rousseaux trong quyển Littérature du vingtième siècle (cuốn thứ 6), tôi đọc đôi lời thú nhận của học giả già dặn: “Il est très difficile de parle vraiment d’ Apollinaire.”

Ừ, không thể nào nói về Apollinaire cho đàng hoàng được. Đối với những thi hào đều thế. Đối với Rimbaud cũng thế. Blaise Cendrars cũng thế. Miloz, Lorca, Georg Trakl, Seferis, Cummings, Blake, Dylan Thomas, Kathleen Raine, Cavafis cũng thế.

Đây không phải là một bài khảo luận. Xin anh đừng kiếm sự quảng bác thông minh. Tôi không biết lý luận; tôi không biết phân tích và phê bình. Tôi chỉ biết ca ngợi.

Tôi ca ngợi: Apollinaire là thiên tài của nhân loại; Apollinaire là hiện thân của thơ; Apollinaire là mây trắng của vòm trời xanh bất diệt…




[1]Les Écrivains célèbres, éditions Lucien Mazenod cuốn III, trang 195.
[2]Apollinaire, Oeuvres poétiques, bibliothèque de la Plélade, préface, Paris. XXXII.
[3]Gertrude Stein, The Autobiography of Alice B. Toklas, trang 58-63 (Random House, N.Y.)

Loi Chao



Yeu chi yeu nhi..yeu nhieu, Nguoi di ta se..vat vo ..vi yeu

Tieng chao


Moi lan vao den room,
Em deu chao vui ve de thuong.
Lau roi Em khong vao,
Ta nho tieng chao..

Vang em, ta vo room,
Khong co hung thu de chao
Vi ta thay room nhu khong nguoi..

Thuong nho ve Em,
Cau chao cua Em..
Mot phan ta quy nho*'

Em song o phuong xa,
Tieng Viet viet co khi sai..
Vay ma, cau chao..
Em viet khong bao gio sai.

Thuong Em
Nguoi dong canh ngo voi ta..
Than phan tha huong
Van nho minh dan Viet.

PV
Ngay sinh nhat

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Tam quoc chi



Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng
Thị phi thành bại theo dòng nước
Sừng sững cơ đồ bỗng tay không



85 clips Tam quoc chi dien nghia

Hom nay xem clips so 85,
Hurra, sau mot tuan xem lien tuc.
Khong Minh da mat, chuyen xong!

Tu Ma Y xe'm chet,
Muu sau cua Gia Cat khong xong.
Muu su tai nhan, thanh su tai thien.

Day la tieu thuyet da su,
Bay phan la dung, 3 phan la hu.
Cong nhan chuyen hap dan.

Trong chuyen chu yeu quan su,
Dau voi nhau bang binh ke
Du sao, chi la mot phan cua doi song the gian.

Vui sao, duoc xem het.
85 chuong, 85 clips
Quyet chi moi xem xong!

PV, Ngay sinh nhat


Tam quoc dien nghia



Doc chuyen Tam quoc dien nghia

Ba phe Nguy Thuc Ngo
Tranh gianh chien tranh voi nhau
Suot may muoi nam

Phe Nguy co Tao Thao, Tu Ma Y
Muu si va tuong si dong dao
La phe manh nhat.

Phe Thuc co Luu Bi,
Trung nghia va si khi
Muu la Gia Cat Luong
Tuong co Ngu ho

Phe Ngo co Ton Quyen
Chu Du va Luc Ton muu luoc tai gioi
Va co ca Ton Thuong Huong.

Trong dau tranh ho gat nhau,
Hu that, muu gian, ke hiem
Thang thi duoc, bai la vong.

Lich su the gian xua nay la the!

Nhung vien ngoc tran gian

Bien


Tim duoc nhung vien ngoc

Buon vi xa Phuong, rat!
Ta lang thang lac vao coi Ngoc!
That bat ngo!

Van hoc the gioi,
Nhung nha van khap noi!
Do la nhung vien ngoc cua doi!

Bay gio phai lam vai dieu,
De duoc tiep tuc kham pha
Nhung vien ngoc dep!

Xa Phuong van rat gan Em,
Khi ta tim ra nhung Hoang anh Tuan,
Va Pamud hay Camus

Hoi Hoa
Thu phap
Van hoc
Lich su
Kien truc
..
Nhung vien ngoc that tuyet voi..

PV
19.2.2014, SN

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Tam quoc tri tue

Chung quanh chuyen Tam quoc chi dien nghia cua La Quan Trung



1. Tac pham

The ky thu 15 xuat hien tac pham Tam quoc chi dien nghia cua La quan Trung. Sau nay, doi nha Thanh co Mao ton Cuong sua sang viet lai. Gan day, 1958 Nha xuat ban Van hoc o Bac Kinh co viet lai, chinh sua. Tom lai co 3 ban chinh.

Co the xem them o day:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_qu%E1%BB%91c_di%E1%BB%85n_ngh%C4%A9a


2. Nhan vat
- Luu Bi la mot nguoi co chi khi, trung nghia, dung cam, quyet doan ro rang.
- Tao Thao la bac tuc tri, da muu, quyet doan, minh chu
- Ton Quyen biet giu vung doan ket noi bo trieu dinh.

Trich:(1)

Tôn Quyền là con trai thứ hai của Tôn Kiên, thủ lĩnh quân phiệt ở Giang Đông, em trai của Tôn Sách. Ông sinh năm 182.

Cuối đời Đông Hán, cha anh Tôn Quyền lần lượt chiếm cứ 6 quận Giang Đông làm căn cứ kình chống nhau giữa các phe phái quân phiệt. Năm 196, khi Tôn Quyền được 15 tuổi được anh cho cai quản ở đất Dương Di[1], giúp sức cho Tôn Sách chiếm cứ Giang Đông. Năm 200, Tôn Sách qua đời, con là Tôn Thiệu chưa ra đời nên Tôn Sách giao cho Tôn Quyền kế tập cai trị Giang Đông. Trước khi mất, Tôn Sách dặn Tôn Quyền rằng:

“Việc trong không quyết được thì hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không quyết được thì hỏi Chu Du

Tôn Quyền mới 18 tuổi đã nối chức vụ của anh mình, trở thành người thống trị tối cao ở Giang Đông. Do Tôn Quyền có tài, lại chú ý đoàn kết lực lượng các phe, nên nhanh chóng giành được uy vọng, khiến cục thế Đông Ngô ổn định trong thời hỗn loạn.



3. Muu si
- Lo Tuc, mot nha ngoai giao gioi.
- Khong Minh, muu si tuc tri da muu, du kien nhu than.
- Hua ..
- Luc Ton
Lục Tốn (chữ Hán: 陸遜; 183-245) là 1 tướng lĩnh quân sự và chính trị gia của nhà Đông Ngô sống vào cuốiđời Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng qua trận Di Lăng vào năm 222 đánh bại quân Thục Hán của Lưu Bị khiến ông trở thành 1 trong những nhà quân sự nổi tiếng nhất trong thời Tam Quốc.
Nhan xet: LT la tuong tai cua Dong Ngo: da muu, ranh tam ly doi thu. LT da danh tan quan Luu Bi.

4. Anh hung
5. My nhan
- Dieu Thuyen, xinh dep, kheo leo.
- Ton Thuong Huong: tre dep, van huong ve Luu Bi vi chi khi cua Luu bi
6. Dia danh
7. Cac canh dang ghi nho

8. Cac tai lieu dang xem

--
(1) http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Quy%E1%BB%81n



Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Tho Tao Thao




 Đoản ca hành
Tao Thao
短歌行其一Đoản ca hành kỳ 1Bài hát ngắn kỳ 1[53]
對酒當歌,Đối tửu đương caTrước rượu nên hát
人生幾何:Nhân sinh kỷ hà?Đời người bao lâu?
譬如朝露,Thí như triêu lộGiống như sương sớm
去日苦多。Khứ nhật khổ đaNgày qua khổ đau
慨當以慷,Khái đương dĩ khảngNghĩ tới ngậm ngùi
憂思難忘。Ưu tư nan vongBuồn lo suốt đời
何以解憂:Hà dĩ giải ưu?Lấy gì quên được?
惟有杜康。Duy hữu đỗ khangChỉ rượu mà thôi?
青青子衿,Thanh thanh tử khâmXanh xanh áo ai
悠悠我心。Du du ngã tâmLòng ta bồi hồi
但為君故,Đãn vị quân cốChỉ vì ai đó
沉吟至今。Trầm ngâm chí câmTrầm ngâm đến nay
呦呦鹿鳴,Ao ao lộc minhHươu kêu rao rao
食野之蘋。Thực dã chi bìnhCùng ăn quả bình
我有嘉賓,Ngã hữu gia tânTa có khách quý
鼓瑟吹笙。Cổ cầm suy sinhGảy đàn thổi sênh
皎皎如月,Minh minh như nguyệtVằng vặc như trăng
何時可輟?Hà thời khả xuyết?Lấy được lúc nào?
憂從中來,Ưu tùng trung laiTrong lòng lo lắng
不可斷絕。Bất khả đoạn tuyệtDứt được làm sao?
越陌度阡,Việt mạch độ thiênLội ruộng giẫm bờ
枉用相存。Uổng dụng tương tồnTiếc nỗi sống thừa
契闊談宴,Khế khoát đàm yếnBạn bè hội họp
心念舊恩。Tâm niệm cựu ânLòng nhớ ơn xưa
月明星稀,Nguyệt minh tinh hySao thưa trăng sáng
烏鵲南飛,Ô thước nam phiVề nam quạ bay
繞樹三匝,Nhiễu thụ tam tápBa vòng cây lượn
無枝可依。Hà chi khả y?Đậu cành nào đây?
山不厭高,Sơn bất yếm caoNúi không ghét cao
水不厭深。Hải bất yếm thâmBiển không ghét sâu
周公吐哺,Chu Công thổ bôChu Công thả cơm
天下歸心。Thiên hạ quy tâmThiên hạ về theo




短歌行其二
Đoản ca hành kỳ 2
Bài hát ngắn kỳ 2 (Người dịch: Lệ Chi Sơn)
對酒當歌,
人生幾何:
譬如朝露,
去日苦多。
慨當以慷,
憂思難忘。
何以解憂:
惟有杜康。
青青子衿,
悠悠我心。
但為君故,
沉吟至今。
呦呦鹿鳴,
食野之苹。
我有嘉賓,
鼓瑟吹笙。
皎皎如月,
何時可輟?
憂從中來,
不可斷絕。
越陌度阡,
枉用相存。
契闊談宴,
心念舊恩。
月明星稀,
烏鵲南飛,
繞樹三匝,
無枝可依。
山不厭高,
水不厭深。
周公吐哺,
天下歸心。
Đối tửu đương ca,
Nhân sinh kỷ hà:
Thí như triêu lộ,
Khứ nhật khổ đa.
Khái đương dĩ khảng,
Ưu tư nan vong.
Hà dĩ giải ưu:
Duy hữu Đỗ Khang.
Thanh thanh tử khâm,
Du du ngã tâm.
Đãn vị quân cố,
Trầm ngâm chí kim.
U u lộc minh,
Thực dã chi bình.
Ngã hữu gia tân,
Cổ sắt xuy sinh.

Hạo hạo như nguyệt,
Hà thời khả chuyết ?
Ưu tòng trung lai,
Bất khả đoạn tuyệt.
Việt mạch độ thiên,
Uổng dụng tương tồn.
Khế khoát đàm yến,
Tâm niệm cựu ân.
Nguyệt minh tinh hy,
Ô thước nam phi,
Nhiễu thụ tam tạp,
Vô chi khả y.
Sơn bất yếm cao,
Thuỷ bất yếm thâm.

Chu Công thổ bộ,
Thiên hạ quy tâm.
Trước ly rượu ta nên ca hát
Một đời người thấm thoát là bao ?
Khác chi mấy hạt sương mai,
Ngày qua sầu tủi hỏi ai không buồn ?
Vụt đứng dậy, lòng thêm khảng khái
Nhưng cái buồn đeo mãi không tha
Giải sầu chỉ một chăng là
Mượn đôi ba chén cửa nhà Đỗ Khang
Tuổi đi học, áo xanh cổ cứng
Mà lòng ta bịn rịn hôm mai
Nhưng thôi nhắc mãi làm chi
Tuổi xanh quá vãng vì mi ta buồn
Con hươu lạc kêu trên đồng vắng
Chân ngẩn ngơ mồm gặm cỏ non
Nhà ta khách quý rộn ràng
Đàn ca sáo phách bập bùng thâu đêm
Mảnh trăng nọ treo trên trời rộng
Biết bao giờ hết sáng ngàn cây ?
Nỗi buồn ập đến ai hay
Lòng ta vương vấn khi đầy khi vơi
Xông pha mãi một đời gió bụi
Uổng công ta lui tới đeo đai
Bi hoan ly hợp một đời
Mong người tri kỷ đứng ngồi chẳng an
Trăng vằng vặc sao ngàn thưa thớt
Quạ về nam thảng thốt kêu thương
Liệng quanh cây những mấy vòng
Mà không tìm được một cành nương thân
Chẳng quản ngại ta tìm tri kỷ
Dù núi cao, biển cả sâu nông
Một đời nghiền ngẫm Chu công
Làm sao thiên hạ dốc lòng về ta.
- Ẩn dịch nghĩa
Trước chén rượu nên hát ca,
Bởi vì đời người có được bao lâu,
Tựa như sương sớm,
Những ngày đã qua sầu khổ biết bao nhiêu.
Khẳng khái phấn chấn
Nhưng vẫn không quên được nỗi ưu sầu.
Muốn giải sầu
Chỉ có chén rượu (Đỗ Khang).
Tuổi học trò cổ áo xanh,
Rầu rầu lòng ta.
Chính vì mi
Mà ta trầm ngâm cho đến hôm nay.
Tiếng tác tác hươi kêu,
Nó đang ăn cỏ ngoài đồng.
Ta có khách quý
Đàn ca sáo phách.
Trăng sáng vằng vặc,
Bao giờ mới hết ?
Nỗi buồn từ trong lòng,
Không thể nào dứt.
Từng băng đồng vượt khắp nẻo đường,
Dày công tận tình thăm hỏi.
Những lần gặp gỡ trò chuyện,
Cùng nhau ôn lại, trong lòng vẫn nhớ ân nghĩa cũ.
Trăng sáng sao thưa,
Quạ bay về nam.
Liệng quanh cây cao ba vòng,
Không cành nào đậu được.
Núi không ngại cao,
Sông không ngại sâu,
Ta giống như Chu công tiếp đãi hiền tài,
Thiên hạ sẽ quy thuận về ta.

--

 http://www.esnips.com/doc/6d18dfa6-3edd-414b-a134-7f65ab6b03ca/Tam%20qu%3Fc%20di%3Fn%20ngh%3Fa%20-%20%3Fo%3Fn%20ca%20h%E0nh%20(T%E0o%20Th%E1o)



http://video.tamtay.vn/video/play/290184/Trailer-phim-Red-Cliff-II-Dai-chien-xich-bich-phan-II-.html


Dialog



Tien len

Thuc day don binh minh..
Mat troi lo ra tren man hinh Online.
Dem thinh lang em dem.

Doc truyen Tam Quoc chi,
Thoi loan moi dieu xay ra khan cap.
Chu tuong can tham muu.

Tao thao quyet doan nhanh,
Chung quanh Manh Duc nhieu muu si,
Tham muu xong, quyet dinh.

Thoi nay deu khong khac,
Ca nhan mot minh de chu quan
Dialog lam sang moi su

PV
16.2.2014



Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Stay foolish



Muu si thoi Tam Quoc,
Nhu Khong Minh, Tu Thuc nhieu viec.
Vi viec lon, can ban.

Nhung thoi nao cung vay,
Moi su viec phuc tap tien lui,
Deu can nhung phan tich.

Cung vay voi viec nay,
Nhieu viec khong the don gian
Nhu ta thuong nghi!

Hay nghien cuu roi ket luan,
Sau do hay quyet thuc hien va sua doi.
Cho linh hoat tuy van duyen.

Steve Job khi con song,
Hay Einstein va Tao Thao, Luu Bi deu van ke.
Hay khong ngung hoi han ke gioi!

Mario Vargas Llosa. Diễn từ Nobel nam 2010



Diễn từ Nobel: Mario Vargas Llosa

Vinh danh việc đọc và văn chương
Phạm Nguyên Trường dich



Những người còn nghi ngờ rằng văn chương không chỉ đưa chúng ta chìm vào giấc mơ của cái đẹp và hạnh phúc mà còn cảnh báo cho chúng ta về tất cả những hình thức áp bức, hãy tự hỏi mình vì sao tất cả các chế độ cố tình kiểm soát hành vi của các công dân từ lúc còn nằm nôi cho đến khi chết đều sợ tự do đến mức phải thiết lập hệ thống kiểm duyệt và phải theo dõi các nhà văn có tư tưởng độc lập một cách kĩ lưỡng đến như thế? Họ làm như thế vì biết rằng nếu để cho trí tưởng tượng tự do lang thang trên những trang sách thì họ sẽ gặp nguy hiểm đến mức nào, họ hiểu rằng khi người đọc so sánh cái tự do được thể hiện trong đó, so sánh cái tự do đủ sức làm cho trí tưởng tượng trở thành khả dĩ với chính sách ngu dân và sự sợ hãi đang đứng đợi ngoài đời thì trí tưởng tượng sẽ trở thành lực lượng dễ bùng nổ đến mức nào.

Tôi học đọc từ năm lên năm tuổi, trong lớp học của người anh trai tên là Justiniano, trong ngôi trường mang tên De la Salle Academy ở thành phố Cochabamba, Bolivia. Đấy là sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Gần bảy mươi năm sau tôi vẫn còn nhớ rất rõ sự kì diệu của việc chuyển các từ ngữ trong sách thành hình ảnh đã làm cho cuộc đời tôi thêm phong phú đến mức nào, nó đã phá vỡ các rào cản của không gian và thời gian, nó cho phép tôi ngao du cùng thuyền trưởng Nemo suốt hai vạn dặm dưới đáy biển, chiến đấu cùng d’Artagnan, Athos, Portos và Aramis trong cuộc đấu tranh chống lại những mưu toan nhằm hãm hại nữ hoàng trong những ngày Richelieu nắm quyền; hay hóa thân thành Jean Valjean đang cõng trên lưng tấm thân bất động của Marius và tập tễnh bước trong những đường cống ngầm của Paris.

Đọc biến giấc mơ thành cuộc đời và biến cuộc đời thành giấc mơ và đưa cả vũ trụ văn chương đền gần tới mức một cậu bé như tôi hồi ấy cũng có thể với tới được. Mẹ tôi nói rằng những tác phẩm đầu tay của tôi là sự tiếp tục của những câu chuyện mà tôi đã đọc vì tôi cảm thấy buồn khi câu chuyện kết thúc hoặc là tôi muốn thay đổi kết cục của chúng. Mà cũng có thể đây chính là điều tôi đã làm cả đời nhưng không nhận ra: tôi đã kéo dài – ngay cả khi đã trưởng thành và già đi – những câu chuyện từng lấp đầy tuổi thơ tôi bằng những điều kinh ngạc và những cuộc phiêu lưu.

Ước gì hôm nay mẹ tôi cũng có mặt ở đây, mẹ tôi từng khóc khi đọc thơ của Amado Nervo và Pablo Neruda. Cả ông tôi là Pedro nữa - ông có một cái mũi to và cái đầu hói bóng lóang – chính ông đã khen ngợi những bài thơ của tôi. Và cả bác Lucho, người đã nhiệt tình khuyến khích tôi dành cả tâm hồn và thể xác cho việc viết lách dẫu rằng văn chương ở thời đó và tại đấy chẳng bù đắp được gì nhiều cho những người dấn thân vì sự nghiệp của nó. Những người như thế đã đứng bên tôi trong suốt cuộc đời mình, những người đã yêu thương tôi, động viên tôi và truyền cho tôi niềm tin của họ mỗi khi tôi ngã lòng. Nhờ có họ và dĩ nhiên là nhờ sự ngoan cố và một ít may mắn của tôi mà tôi đã có thể dành hầu như toàn bộ cuộc đời mình cho niềm say mê, cho một thói xấu, cho sự kì diệu của việc viết lách, cho sự sáng tạo ra một đời sống song hành với cuộc đời của chúng ta để ta có thể tạm trú mỗi khi xảy ra nghịch cảnh, tạo ra cuộc sống có thể biến điều khác thường trở thành tự nhiên và tự nhiên lại trở khác thường, xua tan hỗn loạn, biến xấu thành đẹp, biến phút chốt trở thành thiên thu, và vượt qua được cả chết chóc.

Sáng tác truyện không phải là việc dễ. Khi tình tiết câu chuyện trở thành ngôn từ thì dự định tan dần ra trên trang giấy, ý tưởng và hình ảnh cũng nhạt nhòa theo. Làm thế nào để chúng lại trở thành sống động? May là lúc nào cũng có các bậc đại sư ở bên cạnh, bao giờ cũng có những người thày để tôi học, những thí dụ để tôi theo. Flaubert dạy tôi rằng tài năng là kỉ luật sắt và sự kiên trì trong một thời gian dài. Faulkner dạy tôi rằng hình thức – phong cách và cấu trúc tác phẩm – có thể làm tăng hay giảm giá trị của đề tài. Martorell, Cervantes, Dickens, Balzac, Tolstoy, Conrad, Thomas Mann dạy tôi rằng phạm vi và qui mô của tác phẩm cũng quan trọng chắng khác gì văn phong và bố cục. Sartre dạy tôi rằng ngôn từ là hành động, rằng một cuốn tiểu thuyết, một vở kịch hay một tiểu luận, trong những giai đoạn nhất định và với những điều kiện thuận lợi, có thể làm thay đổi cả cục diện của lịch sử. Camus và Orwell dạy tôi rằng văn chương mà không có đạo đức là văn chương phi nhân, còn Malraux thì dạy tôi rằng chủ nghĩa anh hùng và anh hùng ca có thể xuất hiện trong thời đại ngày nay cũng như đã từng xuất hiện vào thời của các các Argonauts, thời của Odyssey và Iliad.

Nếu trong bài diễn văn này tôi phải nhắc lại tên tất cả những nhà văn mà tôi hàm ơn – cả trong việc lớn lẫn việc nhỏ - thì bóng của họ sẽ làm mờ mịt cả đất trời. Nhiều đến nỗi không thể nào đếm nổi. Họ không chỉ chia sẻ với tôi những bí quyết của nghệ thuật viết truyện mà còn giúp đỡ tôi khám phá những tầng sâu thẳm nhất trong tâm hồn của con người, ngưỡng mộ sự nghiệp anh hùng và kinh hoàng trước những hành vi tàn bạo cũng của con người. Họ là những người bạn sốt sắng nhất của tôi, là những người đã thổi hồn vào năng khiếu của tôi, từ những tác phẩm của họ tôi đã phát hiện ra rằng ngay cả trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất thì người ta vẫn có quyền hi vọng, và phải cố gắng sống vì nếu không sống thì ta sẽ không thể đọc và không thể nghĩ ra những câu chuyện.

Có đôi khi tôi đã tự hỏi rằng ở một đất nước như nước tôi, một đất nước có rất ít người đọc, lại có quá nhiều người nghèo và mù chữ, có quá nhiều bất công và văn học là đặc quyền của một số ít người thì viết có phải là thú chơi xa xỉ hay không. Nhưng những ngờ vực như thế không bao giờ dập tắt đam mê của tôi, tôi vẫn viết ngay cả khi việc kiếm sống chiếm hấu như toàn bộ thời gian của tôi. Tôi tin rằng mình đã hành động đúng, vì nếu văn học chỉ phát triển khi xã hội phải đã nền văn hóa cao, đã có tự do, thịnh vượng và công lí thì văn học sẽ không bao giờ tồn tại được. Nhưng nhờ có văn chương, nhờ nhận thức mà nó định hình, nhờ những khát vọng và đam mê mà gây ra trong lòng người đọc và nhờ sự thất vọng với hiện thực sau khi chúng ta trở về từ cuộc viễn du vào trong vương quốc tuyệt với của trí tưởng tượng mà nền văn minh hiện nay đã không còn tàn bạo như thời những người kể truyện bắt đầu nhân tính hóa cuộc đời bằng những truyện ngụ ngôn của họ. Nếu không có những cuốn sách hay mà ta đã đọc thì ta sẽ là những người tồi tệ hơn, dễ thỏa hiệp hơn, không điềm đạm bằng, dễ bảo hơn, và tinh thần phê phán, cũng là động cơ của tiến bộ sẽ không thể tồn tại được. Tương tự như viết, đọc cũng là cách tự vệ nhắm chống lại những thiếu thốn của cuộc đời. Khi chúng ta tìm trong tác phẩm văn chương cái mà cuộc đời còn chưa có, ta nói, mà không thành tiếng hoặc thậm chi không biết là mình nói, rằng cuộc đời, như nó đang là, không thể thỏa mãn được cơn khát của ta về cái tuyệt đối – nền tảng của điều kiện sống của con người – và cuộc sống phải tốt hơn. Chúng ta tưởng tượng để có thể sống nhiều cuộc đời như ta mong muốn trong khi ta chỉ có mỗi một cuộc đời mà thôi.

Không có trí tưởng tượng chúng ta sẽ không nhận thức được rằng giá trị của tự do là làm cho cuộc đời trở thành chịu đựng được, khi tự do bị những tên bạo chúa, những hệ tư tưởng hay tôn giáo chà đạp thì cuộc đời sẽ trở thành địa ngục trần gian. Những người còn nghi ngờ rằng văn chương không chỉ đưa chúng ta chìm vào giấc mơ của cái đẹp và hạnh phúc mà còn cảnh báo cho chúng ta về tất cả những hình thức áp bức, hãy tự hỏi mình vì sao tất cả các chế độ cố tình kiểm soát hành vi của các công dân từ lúc còn nằm nôi cho đến khi chết đều sợ tự do đến mức phải thiết lập hệ thống kiểm duyệt và phải theo dõi các nhà văn có tư tưởng độc lập một cách kĩ lưỡng đến như thế? Họ làm như thế vì biết rằng nếu để cho trí tưởng tượng tự do lang thang trên những trang sách thì họ sẽ gặp nguy hiểm đến mức nào, họ hiểu rằng khi người đọc so sánh cái tự do được thể hiện trong đó, so sánh cái tự do đủ sức làm cho trí tưởng tượng trở thành khả dĩ với chính sách ngu dân và sự sợ hãi đang đứng đợi ngoài đời thì trí tưởng tượng sẽ trở thành lực lượng dễ bùng nổ đến mức nào. Khi nhà văn nghĩ ra câu chuyện, thì dù muốn, hay không; dù biết, hay không, anh ta cũng đang truyền bá sự bất mãn: anh ta chỉ cho mọi người thấy rằng thế giới chưa hoàn thiện và cuộc đời trong trí tưởng tượng giàu có hơn là đời sống thường nhật của chúng ta. Nếu sự kiện này ăn sâu bén rễ vào nhận thức và tình cảm của người dân thì sẽ làm cho dân chúng trở thành những người vững vàng hơn, họ sẽ không dễ dàng nghe theo những lời nói dối của những điều tra viên và những tên cai ngục, những kẻ luôn thuyết phục họ rằng sống sau song sắt nhà tù thì sẽ an toàn hơn và sung sướng hơn.

Văn chương đích thực xây những cây cầu kết nối các dân tộc lại với nhau, và bằng cách làm cho chúng ta vui, đau khổ hay ngạc nhiên, nó liên kết chúng ta, mặc cho những khác biệt về ngôn ngữ, tín ngưỡng, thói quen và thành kiến. Khi con cá voi lớn chôn cất thuyền trưởng Ahab vào lòng đại dương thì trái tim của độc giả ở Tokyo, Lima hay Timbuctu cùng run sợ như nhau. Khi bà Emma Bovary nuốt thạch tín, khi Anna Karenina lao vào đầu đòan tàu hỏa, khi Julien Sorel leo lên đoạn đầu đài, và khi ông bác sĩ Juan Dahlmann trong tác phẩm El sur bước từ quán rượu ra ngoài phố, nơi có một kẻ sát nhân cầm dao đang đợi ông hoặc khi ta biết rằng toàn thể dân làng Comala, làng của Pedro Páramo, đều đã chết thì dù là người Phật tử, người theo Khổng giáo, theo Thiên chúa giáo hay theo Hồi giáo hay người theo thuyết bất khả tri, dù là người vận com lê và cà vạt hay kimono hoặc mặc gì đi nữa thì chúng ta cũng đều rùng mình như nhau. Văn chương tạo ra tình huynh đệ trong sự đa dạng và xóa nhòa biên giới – do sự ngu dốt, do các hệ tư tưởng, do các tôn giáo, do ngôn ngữ và sự đần độn tạo ra – giữa người với người.

Mỗi thời ác mộng mỗi khác. Thời của chúng ta là thời của những kẻ cuồng tín, của những tên khủng bố liều chết: đấy là giống người có từ quá khứ xa xưa, họ tin rằng giết người là được lên thiên đàng, rằng máu của những người vô tội sẽ rửa sạch những nỗi nhục nhã mà người ta đã gây ra cho bộ lạc của họ, sẽ sửa chữa được bất công và sẽ đem chân lí thay thế cho niềm tin sai lầm. Trên khắp thế giới, hàng ngày có biết bao nhiêu người trở thành nạn nhân của những kẻ cho rằng họ là người nắm được chân lí tuyệt đối. Khi đế chế toàn trị sụp đổ, chúng ta từng tin rằng hòa bình, chủ nghĩa đa nguyên và quyền con người sẽ giành được sự tôn trọng và những hiện tượng như giết hại hàng loạt người Do Thái, tội diệt chủng, xâm lược và chiến tranh hủy diệt sẽ trở thành quá khứ. Nhưng không phải như thế. Tình trạng dã man bung ra dưới những hình thức mới, lại được sự cuồng tín khuyến khích và cùng với sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt, chúng ta không được quên rằng một nhóm những “đấng cứu thế” điên rồ một ngày nào đó có thể kích động một vụ hủy diệt hạt nhân. Chúng ta phải ngăn chặn, phải chống lại và phải đánh bại chúng. Số đó không phải là nhiều, mặc dù tội ác của chúng đã gây ra những vụ ồn ào lan truyền trên khắp hành tinh và những cơn ác mộng mà chúng gây ra đã làm chúng ta khiếp sợ. Nhưng chúng ta không được để cho những kẻ muốn tước đoạt quyền tự do mà chúng ta đã dành được trong suốt chiều dài lịch sử của nền văn minh đe dọa chúng ta. Chúng ta phải bảo vệ nền dân chủ tự do: với tất cả những hạn chế của mình, dân chủ tự do vẫn là hiện thân của chủ nghĩa đa nguyên về mặt chính trị, cùng tồn tại, lòng khoan dung, quyền con người, tôn trọng ý kiến phê bình, tính chính danh, bầu cử tự do, luân phiên nắm quyền – tức là tất cả những gì đã đưa chúng ta ra khỏi tình trạng dã man và đã đưa chúng ta đến gần hơn – dù không bao giờ đạt được - với cuộc sống tốt đẹp, cuộc sống lí tưởng mà văn chương đã vẽ ra, một cuộc sống mà ta chỉ có thể nghĩ ra, viết lên giấy và đọc được mà thôi. Chiến đấu chống lại những kẻ cuồng tín sát nhân là chúng ta đang bảo vệ quyền được mơ ước và quyền biến ước mơ thành sự thật của chúng ta.

Thời thanh niên, cũng như nhiều nhà văn thuộc thế hệ tôi, tôi đã là một người Marxist và tin rằng chủ nghĩa xã hội sẽ chữa trị được tình trạng bóc lột và bất công xã hội vốn đã trở thành gay gắt ở đất nước tôi, ở Mĩ Latin và ở cả phần còn lại của Thế giới Thứ ba. Sự vỡ mộng của tôi với chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa tập tập thể và quá trình chuyển hóa để trở thành một người dân chủ và theo trường phái tự do như tôi đang là – và cố gắng trở thành – là một quá trình lâu dài và đầy khó khăn. Quá trình này diễn ra một cách chậm chạp, là hậu quả của việc chuyển hóa cách mạng Cuba – mà ban đầu tôi rất ngưỡng mộ - theo mô hình toàn trị của Liên Xô, hậu quả của những câu chuyện của những người bất đồng chính kiến đã chạy thóat khỏi hàng rào kẽm gai của quần đảo ngục tù GULAG, của cuộc xâm lược của quân đội các nước khối Warsaw vào Tiệp Khắc, và của những nhà tư tưởng như Raymond Aron, Jean Francois Rével, Isaiah Berlin, và Karl Popper, nhờ có họ mà tôi đã đánh giá lại nền văn hóa dân chủ và xã hội mở. Họ là những tấm gương về sự sáng suốt và lòng dũng cảm giữa lúc giới trí thức phương Tây, vì tính nhẹ dạ và chủ nghĩa cơ hội, có vẻ như đã bị chủ nghĩa xã hội Liên Xô cho ăn bùa mê thuốc lú, hoặc thậm chí còn tồi tệ hơn thế, là đã bị mụ phù thủy mình đầy máu me của Cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa của Trung Quốc lừa gạt nữa.

Khi còn bé tôi đã mơ được đến Paris, vì bị nền văn học Pháp hớp hồn, tôi tin rằng được sống ở đấy, được thở bầu không khí mà Balzac, Stendhal, Baudelaire, và Proust đã từng thở sẽ giúp tôi trở thành nhà văn thực sự, còn cứ ở lại Peru thì tôi chỉ có thể trở thành nhà văn cho những tờ phụ trương ra ngày chủ nhật và ngày lễ mà thôi. Sự thật là tôi mang ơn nước Pháp và nền văn hóa Pháp vì những bài học không thể nào quên, thí dụ như văn chương không chỉ là đam mê mà còn là kỉ luật, lao động và lòng kiên trì nữa. Tôi đã sống ở đấy khi Sartre và Camus còn sống và còn sáng tác, tôi đã sống cùng thời với Ionesco, Beckett, Bataille và Cioran, cùng thời với kịch của Brecht và phim của Ingmar Bergman, với Nhà hát Nhân dân Quốc gia của Jean Vilar và Odéon của Jean-Louis Barrault, của Làn sóng mới và Tiểu thuyết mới, cùng thời với những bài diễn văn và tác phẩm tuyệt vời của André Malraux, và cùng thời với những buổi họp báo và những bài phát biểu nảy lửa của Tướng De Gualle, cũng có thể được coi là quang cảnh hoành tráng nhất châu Âu thời đó. Nhưng trước hết tôi tôi mang ơn nước Pháp vì đã giúp tôi phát hiện ra châu Mĩ Latin. Chính ở đây tôi đã hiểu ra rằng Peru là một phần của một cộng đồng to lớn, liên kết với nhau bằng lịch sử, địa lí, bằng các vấn đề chính trị và xã hội, bằng cách sống, và bằng ngôn ngữ tuyệt vời mà người dân ở đấy nói và viết. Chính trong những năm đó cộng đồng này đã sản sinh ra một nền văn học mới, đầy sức mạnh. Ở đây, tôi đã đọc Borges, Octavio Paz, Cortázar, García Márquez, Fuentes, Cabrera Infante, Rulfo, Onetti, Carpentier, Edwards, Donoso, và nhiều người khác. Tác phẩm của họ đã làm được một cuộc cách mạng trong văn chương viết bằng tiếng Tây Ban Nha, nhờ có họ mà châu Âu và những khu vực khác trên thế giới mới phát hiện ra rằng Mĩ Latin không chỉ là những cuộc đảo chính quân sự, những bạo chúa, những người du kích râu dài và những đồ lưu niệm và nhạc cha-cha-cha mà còn có những ý tưởng, những hình thức nghệ thuật, những hình tượng văn học làm cho người ta quan tâm không phải chỉ vì sự hiếu kì mà là những hình tượng nói bằng ngôn ngữ chung của cả loài người.

Từ đó đến nay, dù còn có những sai lầm và vấp váp, như César Vallejo nói trong bài thơ Hay, hermanos, muchísimo que hacer [Vẫn còn nhiều việc phải làm, bạn ơi], nhưng Mĩ Latin vẫn đang tiến lên. Các chế độ độc tài đã không còn nhiều như xưa, chỉ còn Cuba và nước theo đuôi nó là Venezuela, và một số chế độ đang chơi trò hề dân chủ ở Bolivia và Nicaragua mà thôi. Nhưng tại các khu vực khác, chế độ dân chủ đang hoạt động một cách hiệu quả, có sự đồng thuận rộng rãi của đa số dân chúng, và đây là lần đầu tiên trong lịch sử của chúng tôi, tại các nước như Brazil, Chile, Uruguay, Peru, Colombia, Cộng hòa Dominican, Mexico, và tại hầu hết các nước vùng Trung Mĩ cả phe tả và phe hữu đều tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền tự do phê phán, tôn trọng bầu cử và thay nhau cầm quyền. Đấy là con đường đúng đắn và nếu tiếp tục tiến bước trên con đường đó, tiếp tục đấu tranh chống nạn tham nhũng và hội nhập với thế giới thì cuối cùng châu Mĩ Latin sẽ không còn là lục địa của tương lai nữa mà sẽ trở thành lục địa của hiện tại.

Tôi không bao giờ cảm thấy mình là người ăn nhờ ở đậu ở châu Âu hay ăn nhờ ở đâu ở bất cứ nơi nào khác. Dù sống ở đâu, dù đấy có là Paris, London, Barcelona, Madrid, Berlin, Washington, New York, Brazil, hay cộng hòa Dominica thì tôi cũng cảm thấy như đang sống ở nhà mình vậy. Nơi nào tôi có thể sống trong hòa bình, có thể làm việc, tìm hiểu những điều mới lạ, ước mơ, và tìm được bạn bè, tìm được những cuốn sách hay để đọc, đề tài hay để viết thì đấy chính là tổ ấm của tôi. Tôi không nghĩ rằng việc tôi trở thành, dù không có chủ ý, người công dân của thế giới đã làm phai nhạt “gốc rễ” của tôi, phai nhạt mối liên hệ của tôi với đất nước tôi, vì nếu xảy ra chuyện đó thì những trải nghiệm ở Peru đã không còn tiếp tục nuôi dưỡng tâm hồn tôi và không thường xuyên xuất hiện trong những câu chuyện của tôi, dù có vẻ như những chuyện đó diễn ra ở những nơi rất xa Peru. Ngược lại, tôi tin rằng sống trong một thời gian dài ở xa đất nước nơi tôi ra đời đã củng cố thêm những mối quan hệ đó, làm cho chúng trở thành sống động hơn, tạo ra lòng hoài cổ có thể phân biệt được bản chất và những cái râu ria khác, và giữ cho kỉ niệm luôn luôn sống động. Tình yêu đất nước nơi ta ra đời không thể là tình cảm bắt buộc, nó, cũng giống như tất cả những tình cảm khác, phải là hành động tự phát của trái tim, tương tự như tình cảm gắn bó giữa những cập tình nhân, giữa cha mẹ và con cái, và giữa bạn bè với nhau vậy.

Tôi mang Peru trong trái tim mình vì đấy là nơi sinh của tôi, nơi tôi lớn lên, tôi trưởng thành, và sống với những trải nghiệm của thời thơ ấu và tuổi thanh xuân, những trải nghiệm đã định hình cá tính của tôi và rèn đúc thiên hướng của tôi, đấy là nơi tôi đã yêu, đã ghét, đã vui, đã đau khổ và đã ước mơ. Những điểu xảy ra ở đấy có ảnh hưởng đến tôi, làm tôi xúc động và bức xúc hơn là những điều xảy ra ở bất cứ nơi nào khác. Tôi không muốn, cũng không ép mình phải làm như thế, đơn giản là đã xảy ra như thế. Một số đồng bào của tôi đã kết án tôi là phản bội, súyt nữa thì tôi đã mất quyền công dân, đấy là vì trong giai đoạn cai trị của chế độ độc tài vừa qua tôi đã kêu gọi các chính phủ dân chủ trên thế giới áp dụng các biện pháp ngoại giao và kinh tế nhằm trừng phát nó, như tôi đã luôn làm như thế với tất cả các chế độ độc tài khác như Pinochet, Fidel Castro, Taliban ở Afghanistan, Hồi giáo ở Iran, phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, độc tài quân sự ở Myanmar. Ngày mai tôi cũng sẽ làm như thế, nếu – số phận không muốn như thế và nhân dân Peru cũng không cho phép như thế - Peru lại trở thành nạn nhân của một cuộc đảo chính quân sự, phá hủy nền dân chủ còn yếu ớt của chúng ta. Đấy không phải là hành động hấp tấp, cảm tính của một người bất mãn, như một số cây bút nửa mùa, những kẻ đã quen đánh giá người khác theo quan niệm nhỏ nhen của họ, đã viết. Đấy là hành động phù hợp với niềm tin của tôi rằng chế độ độc tài là điều tệ hại nhất của đất nước, là nguồn gốc của sự bạo tàn và tham nhũng và là vết thương đã ăn sâu vào da thịt cần thời gian điều trị lâu dài, nó đầu độc tương lai của dân tộc, nó tạo ra những thói quen và cách hành xử nguy hiểm kéo dài trong nhiều thế hệ và làm chậm lại quá trình hồi sinh của nền dân chủ. Đấy là lí do vì sao phải đấu tranh chống chế độ độc tài một cách không khoan nhượng, bằng tất cả các phương tiện có trong tay, kể cả cấm vận kinh tế. Đáng tiếc là các chính phủ dân chủ, đáng lẽ phải sát cánh với những phong trào như “Phụ nữ mặc áo trắng” ở Cuba, phong trào đối lập ở Venezuela hay những người như bà Aung San Suu Kyi và ông Lưu Hiểu Ba, tức là những người chiến đấu kiên cường với chế độ độc tài, nhiều khi lại có thái độ ân cần đối với những tên cai ngục đang giam giữ họ. Những con người dũng cảm đó không chỉ đấu tranh cho quyền tự do của mình mà còn đấu tranh cho quyền tự do của tất cả chúng ta.

José María Arguedas, một người đồng hương của tôi, đã gọi Peru là đất nước của “mọi sắc dân”. Tôi không tin là có thể tìm được định nghĩa tốt hơn. Chúng ta là như thế và đấy là điều mà mọi người Peru đều mang sẵn trong lòng, dù người đó có muốn hay không: đấy là toàn thể những truyền thống, chủng tộc, tín ngưỡng và văn hóa, xuất phát từ bốn thành tố căn bản. Tôi tự hào khi cảm thấy mình là hậu duệ của nền hóa tiền-Tây Ban Nha, tức là nền văn hóa đã tạo ra vải và áo choàng bằng lông chim của Nazca và Paracas, tạo ra đồ gốm vùng Mochica hay Inca hiện đang được trưng bày trong những bảo tàng danh tiếng nhất thế giới, những người thợ xây dựng nên Machu Picchu, Gran Chimú, Chan Chan, Kuelap, Sipán, những nghĩa địa ở La Bruja, El Sol và La Luna, và hậu duệ của người Tây Ban Nha, những người cùng với giáo gươm, ngựa và yên ngựa đã đem đến Peru nền văn minh Hi Lạp, nền văn minh La Mã, truyền thống Do Thái-Thiên chúa giáo, mang đến thời đại Phục hưng, mang đến Cervantes, Quevedo và Góngora, và giọng nói chói tai vùng Castile pha trộn với ngôn ngữ ngọt ngào xứ Andes. Và cùng với Tây Ban Nha là châu Phi, sức mạnh của nó, nền âm nhạc của nó, trí tưởng tượng sôi sục của nó đã làm phong phú thêm cho tính đa dạng của Peru. Chỉ cần tìm hiểu sâu một chút thôi là chúng ta sẽ phát hiện ra rằng Peru, tương tự như Aleph của Borges, là toàn thề giới thu nhỏ lại. Đất nước không có bản sắc bởi vì nó có tất các mọi bản sắc, đấy chẳng phải là niềm vinh hạnh không gì sánh nổi hay sao!

Cũng giống như mọi cuộc xâm lăng khác, cuộc xâm lăng châu Mĩ dĩ nhiên là dã man và tàn bạo rồi, chúng ta phải lên án nó. Nhưng chúng ta thường quên điều không được quên là những người cướp bóc và phạm tội ở đây chính là những cụ cố, những tằng tổ của chúng ta, những người đã đi từ Tây Ban Nha đến Mĩ và tiếp thu lối sống Mĩ chứ không phải là những người Tây Ban Nha vẫn sống trên quê hương của họ. Muốn trở thành công chính thì lời phê bình như thế cũng phải là lời tự phê bình. Vì hai trăm năm trước, khi chúng ta giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha, những người nắm được chính quyền tại các nước thuộc địa cũ đã không những không giải phóng người da đỏ châu Mĩ, không sửa chữa những sai lầm trong quá khứ mà còn tiếp tục bóc lột họ một cách tham lam và tàn bạo chẳng khác gì những kẻ xâm lược, và ở một số nước họ còn tiêu diệt một phần hoặc toàn bộ dân chúng bản địa nữa. Chúng ta phải nói một cách thật rõ ràng: suốt hai trăm năm qua việc giải phóng người bản xứ là trách nhiệm riêng của chúng ta, nhưng chúng ta đã không hoàn thành trách nhiệm này. Vấn đề này vẫn chưa được giải quyết trên toàn lục địa Mĩ Latin. Đấy thật là điều nhục nhã và xấu hổ đối với tất cả chúng ta, không trừ một ai!

Tôi yêu Tây Ban Nha cũng như yêu Peru vậy, món nợ và lòng biết ơn của tôi với đất nước này cùng lớn như nhau. Nếu không có Tây Ban Nha thì tôi sẽ chẳng bao giờ bước lên được chiếc bục này hoặc có thể trở thành một nhà văn nổi tiếng, mà có thể, giống như nhiều đồng nghiệp không được số phận ưu ái khác, tôi vẫn nằm trong số những nhà văn kém may mắn, không được xuất bản, không có giải thưởng và không có độc giả, những người mà tài năng - thật đáng buồn thay - có thể được hậu thế phát hiện. Tất cả các tác phẩm của tôi đều được xuất bản ở Tây Ban Nha, ở đấy tôi đã được mọi người quá ưu ái và những người bạn của tôi như Carlos Barral, Carmen Balcells và nhiều người khác nữa đã rất nhiệt tình trong việc đưa tác phẩm của tôi đến với người đọc. Và Tây Ban Nha đã cho tôi quốc tịch thứ hai ngay khi tôi có thể bị tước quyền công dân. Tôi không bao giờ cảm thấy bất kì sự bất bình thường nào giữa việc tôi là người Peru nhưng lại có hộ chiếu Tây Ban Nha vì tôi luôn cảm thấy Tây Ban Nha và Peru là hai mặt của một đồng tiền, đấy không chỉ là trong con người cá nhân nhỏ bé của tôi mà còn trong những vấn đề căn bản như lịch sử, ngôn ngữ và văn hoá nữa.

Sau tất cả những năm đã sống trên mảnh đất Tây Ban Nha, tôi nhớ nhất năm năm cư ngụ ở Barcelona yêu dấu vào đầu những năm 1970. Chế độ độc tài Franco vẫn đang ngự trị và tiếp tục bắn giết, nhưng lúc đó nó đã là cái xác quấn bằng rẻ rách rối, nó không còn kiểm soát được xã hội như trước nữa, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá. Vết nứt và lỗ thủng xuất hiện khắp nơi, nhân viên kiểm duyệt không còn đủ sức bôi trám nữa, và xã hội Tây Ban Nha, thông qua những kẻ hở này, đã tiếp thu được những ý tưởng mới, tác phẩm mới, xu hướng triết học mới, giá trị và những hình thức nghệ thuật mới, vốn bị coi là phản loạn và bị cấm trước đó. Không có thành phố nào tận dụng được giai đoạn mở màn của quá trình dân chủ hoá này một cách toàn diện và tốt hơn là Barcelona, không có thành phố nào được trải nghiệm một sự phấn khích trong lĩnh vực tư tưởng và sáng tạo đến như thế. Barcelona đã trở thành thủ đô văn hoá của Tây Ban Nha, phải ở đây thì mới hít thở được bầu không khí của một nền tự do đang gần kề. Và theo một nghĩa nào đó thì đấy cũng đã là thủ đô văn hoá của Mĩ Latin vì có khá nhiều hoạ sĩ, nhiều nhà văn, nhà xuất bản và nghệ sĩ từ các nước Mĩ Latin đã ở hoặc đi đi về về Barcelona: trong thời của chúng tôi, nếu bạn muốn trở thành nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ hay nhạc sĩ thì bạn phải tới Barcelona. Đối với tôi, đấy là những năm tháng không thể nào quên được của tình bằng hữu, của những dự định và lao động sáng tạo đấy hiệu quả. Cũng như Paris, Barcelona là “Tháp Babel”, là thành phố toàn cầu, thành phố của toàn thể nhân loại, nơi con người hào hứng sống và lao động; nơi, lần đầu tiên sau Nội chiến, các nhà văn Tây Ban Nha và Mĩ Latin hoà nhập với nhau, kết nghĩa với nhau, công nhận nhau là những người có cùng một truyền thống và liên kết với nhau trong cùng một sự nghiệp và niềm tin: giờ cáo chung của chế độ độc tài đã điểm và trong đất nước Tây Ban Nha dân chủ văn hoá sẽ giữa vai trò chủ đạo.

Mặc dù không xảy ra đúng như thế, nhưng quá trình chuyển hoá Tây Ban Nha từ độc tài sang dân chủ là một trong những câu chuyện hay nhất trong thời hiện đại, là một thí dụ điển hình về việc lương tri và lí trí đã thắng thế và các đối thủ về mặt chính trị vì lợi ích chung đã gác sang một bên chủ nghĩa bè phái, đấy là những sự kiện kì diệu chẳng khác gì những sự kiện trong tiểu thuyết của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo vậy. Quá trình chuyển hoá Tây Ban Nha từ độc đoán sang tự do, từ kém phát triển đến thịnh vượng, từ những bất bình đẳng và khác biệt giàu nghèo về kinh tế đặc trưng cho Thế giới Thứ ba sang đất nước của các tầng lớp trung lưu, việc nước này hội nhập vào châu Âu và chỉ trong vài năm đã tiếp thu được nền văn hoá dân chủ đã làm cả thế giới phải ngạc nhiên và thúc đẩy quá trình hiện đại hoá Tây Ban Nha. Đối với tôi, trải nghiệm tất cả chuyện đó với khoảng cách gần, đôi khi ngay từ bên trong, là một câu chuyện rất xúc động và là một bài học khó quên. Tôi nhiệt liệt tin tưởng rằng chủ nghĩa dân tộc - bệnh dịch khó chữa của thế giới cũng như của Tây Ban Nha – không thể nào phá huỷ được câu chuyện cổ tích có hậu này.

Tôi khinh thường chủ nghĩa dân tộc dưới mọi hình thức, đấy là một hệ tư tưởng quê mùa - hay đúng hơn, đấy là một tôn giáo - thiển cận, biệt phái, nó thu hẹp các chân trời tri thức và che dấu trong lòng nó những thành kiến phân biệt sắc tộc và chủng tộc, vì nó biến một sự kiện hoàn toàn ngẫu nhiên là nơi sinh của người ta thành giá trị cao nhất, thành ưu thế về mặt đạo đức và bản thể. Cùng với tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân của những vụ tàn sát đẫm máu nhất trong lịch sử, như hai cuộc thế chiến hay những vụ tàn sát đang diễn ra ở Trung Đông hiện nay. Chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân chính gây ra sự chia rẽ ở Mĩ Latin và những vụ tắm máu trong những cuộc chiến tranh và cãi cọ vô nghĩa lí, phung phí những nguồn lực cực kì to lớn cho việc mua sắm vũ khí, thay vì xây dựng trường học, thư viện và bệnh viện.

Chúng ta không được lẫn lộn giữa chủ nghĩa dân tộc mù quáng và việc không chấp nhận những người thuộc dân tộc khác của nó, đấy luôn luôn là hạt giống của bạo lực, với chủ nghĩa yêu nước, cùng tình yêu tha thiết với vùng đất nơi ta sinh ra, nơi cha ông ta đã sống, nơi những giấc mơ đầu đời của ta đã hình thành, tình yêu với phong cảnh quen thuộc của vùng đất, với những người thân thương của ta và yêu những sự kiện đã biến thành tấm biển chỉ đường của kí ức và bảo vệ chống lại sự cô đơn. Quê hương không phải là những là cờ, không phải là những bài quốc ca hay những bài diễn văn không chê vào đâu được về những người anh hùng không tì vết mà là một vài vùng đất và một ít người nằm trong kỉ niệm của chúng ta và làm cho kỉ niệm của ta nhuốm vẻ u hoài, hâm nóng tình cảm của ta dù ta đang ở bất kì đâu, đấy là ngôi nhà mà ta có thể trở về bất cứ lúc nào.

Đối với tôi Peru là Arequipa, nơi tôi sinh ra nhưng tôi không sống ở đấy ngày nào. Đấy là thành phố mà tôi đã biết thông qua những câu chuyện đầy hoài niệm của mẹ tôi, ông bà tôi, chú bác cô dì tôi vì cà dòng họ tôi, như những người Arequipa chân chính, bao giờ cũng mang theo Thành phố Trắng trong cuộc đời nay đây mai đó của họ. Đấy là Piura, nằm giữa hoang mạc, với những bụi cây mequite và những con lừa phải thồ trên lưng những món hàng nặng nề, khi tôi còn trẻ người Piura thường gọi chúng bằng một cái tên đáng yêu nhưng hơi buồn là “chân phụ”, nơi tôi biết rằng trẻ em không phải do cò mang về mà do những đôi tình nhân tạo ra, đấy là khi họ làm những việc kinh khủng, bị nhà thờ coi là tội lỗi. Đấy là trường San Miguel và nhà hát Varieties, nơi lần đấu tiên tôi thấy vở kịch ngắn của mình được đưa lên sân khấu. Đấy là ngã tư phố Diego Ferré và Colón ở khu Miraflores của Lima – chúng tôi gọi là Khu sung sướng – nơi tôi chuyển từ quần đùi sang quần dài, nơi tôi hút điếu thuốc đầu tiên, nơi tôi học nhảy, yêu và mở lòng mình với các cô gái. Đấy là một thành phố đầy bụi, với toà soạn báo La Crónica lúc nào cũng sôi lên sùng sục, nơi, khi mới mười sáu tuổi tôi đã cầm trong tay phương tiện chiến đấu đầu tiên của mình. Đấy là ngày tôi đã trở thành một nhà báo, một nghề, cùng với văn chương đã đi cùng tôi hầu như suốt cuộc đời, và cũng như những cuốn sách, đã làm cho tôi sống trọn vẹn hơn, hiểu biết thế giới kĩ lưỡng hơn, tạo điều kiện cho tôi gặp gỡ cả đàn ông lẫn đàn bà trên khắp thế giới và thuộc mọi giai cấp, tuyệt vời có, tốt có, xấu có, kinh khủng cũng có. Đấy là học viện quân sự mang tên Leoncio Prado, ở đấy tôi biết rằng Peru, nơi tôi có cuộc sống tù túng và an toàn, không phải là một tiền đồn nhỏ bé của giai cấp trung lưu mà là một đất nước to lớn, xưa cũ, đấy chia rẽ và bất công, đang bị rúng động bởi những nhiễu loạn xã hội. Đấy là những nhóm bí mật của tổ chức Cahuide - với một ít sinh viên của trường San Marcos – nơi chúng tôi chuẩn bị làm cách mạng thế giới. Peru còn là những người bạn của tôi trong Phong trào Tự do, suốt ba năm ròng, giữa tiếng bom đạn, trong đêm tối vì bị cắt điện và những vụ giết người vì động cơ chính trị, chúng tôi đã cùng với họ chiến đấu nhằm bảo vệ nền dân chủ và văn hoá của tự do.

Peru là Patricia, cô em họ tôi, với cái mũi hếch và tình tình ương ngạnh mà tôi cưới được cách đây bốn mươi lăm năm: đến tận bây giờ mà bà ấy vẫn còn chấp nhận được thói điên điên khùng khùng và những cơn phẫn nộ giúp tôi đủ sức cầm bút. Không có bà, cuộc đời tôi đã tan rã trong những cuộc động loạn từ rất lâu rồi, và tôi cũng đã chẳng có Alvaro, Gonzalo, Morgana và sáu đứa cháu như bây giờ. Chúng đã làm cho cuộc đời của chúng tôi dài thêm và vui vẻ hơn rất nhiều. Bà đã làm tất cả mọi việc và việc gì bà cũng làm tốt. Bà giải quyết mọi vấn đề, bà quản lí gia đình, xếp đặt lại trật tự, không cho các nhà báo và những người lắm chuyện đến gần, bà bảo vệ thời gian cho tôi, bà quyết định những buổi gặp gỡ và những chuyến đi, sắp xếp va li, bà là người rộng lượng đến nỗi ngay cả khi trách cứ bà cũng vẫn khen tôi: “Mario, anh chỉ chỉ viết là giỏi thôi!”

Nhưng xin quay trở lại với văn chương. Thiên đường tuổi thơ của tôi không phải là những huyền thoại trong sách vở mà là hiện thực mà tôi đã sống và đã được tận hưởng trong một ngôi nhà lớn có đến ba cái sân của gia đình ở Cochabamba, nơi tôi cùng với những người anh em họ và lũ bạn học bắt chước các nhân vật trong truyện Tarzan và Salgari, và trong huyện Piura, với những chú dơi làm tổ trên gác xép, đấy là những cái bóng câm lặng làm cho những đêm hè đầy sao của vùng đất nóng nực này càng thêm huyền bí. Trong những năm tháng đó, viết là một trò chơi được gia đình tôi khuyến khích, là công việc hấp dẫn, mang lại cho tôi – trong vai một đứa cháu, một đứa con mồ côi cha vì cha tôi đã mất và đã lên thiên đường rồi - những tràng pháo tay. Cha tôi là một người cao lớn, đẹp trai, ảnh chụp khi ông mặc quân phục hải quân là vật trang trí không thể thiếu trên cái bàn nhỏ trong phòng ngủ của tôi: bao giờ tôi cũng cầu nguyện và hôn những bức ảnh này trước khi đi ngủ. Một buổi sáng nọ, khi còn ở Piura, mẹ tôi thú nhận rằng người đàn ông trong ảnh thực ra vẫn còn sống – tôi nghĩ là hiện nay vết thương lòng của tôi vẫn chưa khỏi hẳn. Và ngày hôm đó chúng tôi phải đến Lima để sống cùng với ông. Lúc đó tôi vừa tròn mười một tuổi và mọi chuyện thay đổi từ đấy. Tôi đánh mất tính ngây thơ và biết thế nào là nỗi cô đơn, uy quyền, cuộc sống của người lớn và nỗi sợ hãi. Đọc là sự cứu rỗi của tôi, đọc những cuốn sách hay, trốn vào những thế giới nơi có cuộc đời huy hoàng, đầy ắp các sự kiện, hết cuộc phiêu lưu này đến cuộc phiêu lưu khác, đấy là nơi tôi lại cảm thấy được tự do và hạnh phúc. Và tôi viết, viết một cách bí mật, như thể đang làm một công việc xấu xa không thể nói thành lời, như thể đang theo đuổi một niềm đam mê bị xã hội cấm đoán vậy. Văn chương không còn là trò chơi nữa. Nó đã trở thành phương tiện nhằm chống lại nghịch cảnh, phương tiện phản kháng, bạo loạn, phương tiện giúp tôi chạy trốn khỏi những điều không thể chịu đựng nổi, trở thành ý nghĩa của cuộc đời. Từ đó đến nay, mỗi khi ngã lòng hay cảm thấy chán nản, cảm thấy tuyệt vọng, tôi đều lao vào công việc của một người viết truyện, đấy là ánh sáng cuối đường hầm của tôi, là tấm ván giúp người thuỷ thủ trên chiếc tàu đắm bơi được đến bờ.

Mặc dù đấy là công việc cực kì khó khăn, làm tôi đổ mồ hôi sôi nước mắt, và cũng như tất cả các nhà văn khác, đôi khi tôi cảm thấy mình sắp bị tê liệt, bị khô kiệt trí tưởng tượng, thì không có gì lí thú như những năm tháng xây dựng cốt truyện, từ những khởi đầu không lấy gì làm chắc chắn, từ cái kho hình ảnh lưu giữ những trải nghiệm trong cuộc đời, những trải nghiệm trở thành sống động, thành giấc mơ giữa ban ngày, tạo ra cành nhánh cho dự án và thành quyết định biến đám mây hỗn loạn của ảo ảnh thành câu chuyện. “Viết là một cách sống”, Flaubert đã nói như thế. Vâng hoàn toàn đúng, một cách sống với những ảo tưởng và niềm vui và đốm lửa loé sáng trong đầu óc bạn, là sống với cuộc chiến đấu cùng những từ ngữ cứng đầu cứng cổ trước khi bạn làm chủ được chúng, là sống với cuộc thám hiểm thế giới rộng lớn tương tự như người thợ săn đi theo con mồi để có thể nuôi dưỡng ý tưởng vừa mới hình thành và chinh phục sự ham muốn quá độ của mỗi câu chuyện vì khi phát triển, mỗi câu chuyện này đều muốn ăn tươi nuốt sống tất cả những câu chuyện khác. Khi vừa cảm thấy sự mất thăng bằng do việc thai nghén tác phẩm tạo ra và sau đó, khi tác phẩm đã có hình hài và dường như có thể bắt đầu sống bằng cuộc sống của mình, với các nhân vật có thể đi lại, hành động, suy nghĩ, cảm giác và đòi phải được tôn trọng, những nhân vật mà ta không còn có thể áp đặt một cách tuỳ tiện các hành vi được nữa hoặc tước bỏ quyền tự do của chúng nếu không giết chết chúng, không làm cho câu chuyện mất tính thuyết phục – hôm nay trải nghiệm này tiếp tục làm tôi mê mẩn như thuở ban đầu, vẫn tròn đầy và vẫn ngây ngất như thể bạn đang làm tình với người đàn bà yêu dấu suốt ngày, suốt tuần, suốt tháng không nghỉ vậy.

Nói về văn chương, tôi đã dành nhiều thời gian cho tiểu thuyết mà nói quá ít về kịch nghệ, một hình thức quan trọng khác của nó. Như thế là rất không công bằng, dĩ nhiên rồi. Kịch là mối tình đầu của tôi, tình yêu đó hình thành trong tôi ngay từ khi mới lớn, từ khi tôi được xem vở Cái chết của người bán hàng của Arthur Miller ở nhà hát Segura ở Lima, một vở diễn đã để lại trong tôi quá nhiều tình cảm và thúc đẩy tôi viết một vở kịch về người Inca. Nếu trong những năm 1950 ở Lima mà có một phong trào kịch nghệ thì tôi có lẽ đã trở thành người soạn kịch chứ không trở thành tiểu thuyết gia như bây giờ. Không có một phong trào như thế và điều đó chắc chắn đã đẩy tôi ngày càng đi xa hơn vào con đường sáng tác văn xuôi. Nhưng tình cảm của tôi với nhà hát vẫn không bao giờ chấm dứt: nó vẫn thiu thiu ngủ, vẫn ẩn mình trong cái bóng của những cuốn tiểu thuyết của tôi, tương tự như sự cám dỗ và lòng hoài niệm mỗi khi tôi được xem một vở kịch làm mê hoặc lòng người. Cuối những năm 1970, khi kỉ niệm về một bà bác họ sống đến một trăm tuổi, những năm cuối đời bà đã cắt đứt tất cả các mối liên hệ với thế giới xung quanh để có thể an trú vào những kỉ niệm và trí tưởng tượng của chính mình, đã thúc đẩy tôi viết lại câu chuyện này. Tôi cảm thấy rằng đây là một câu chuyện dành cho nhà hát, rằng chỉ có sân khấu mới có thể thể hiện được hết sinh khí và sự lộng lẫy của những hình tượng rất thành công này mà thôi. Tôi viết vở kịch này với cảm giác hồi hộp của một người mới vào nghề và sau đó đã rất vui khi được xem Norma Aleandro đóng vai nhân vật chính trong vở kịch này đến nỗi tôi đã quay lại thể loại này vài lần, đấy là những quãng ngắt giữa những cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn của tôi. Tôi phải nói thêm: tôi không bao giờ nghĩ rằng ở tuổi bảy mươi mình lại bước lên sân khấu (tôi sẽ vấp ngã mất thôi) và diễn như một diễn viên. Một cuộc phiêu lưu táo bạo như thế sẽ cho tôi lần đầu tiên cảm thấy bằng da bằng thịt điều kì diệu đối với một người suốt đời viết những câu chuyện hư cấu về con người được tái hiện trong một vài giờ nhân vật tưởng tượng, được sống cuộc đời hư cấu trước mặt khán giả. Tôi không thể nào nói hết được lòng biết ơn của tôi với những người bạn tốt, với đạo diễn Joan Ollé và nữ diễn viên Aitana Sánchez Gijón, những người đã động viên để tôi được chia sẻ với họ trải nghiệm không thể nào tưởng tượng nổi này (mặc dù lúc đó tôi rất run).

Văn chương là hình ảnh không thật về cuộc đời, nhưng nó lại giúp ta hiểu cuộc đời một cách tốt hơn, giúp ta định hướng trong cái mê hồn trận nơi ta ra đời, ta đi qua và chết. Nó bù đắp những nghịch cảnh và thất vọng mà cuộc đời thực giáng xuống đầu ta, nhờ văn chương mà chúng ta có thể giải mã được - ít nhất là phần nào - cái bí ấn mà tuyệt đại đa số vẫn mường tượng mỗi khi nghĩ vể cuộc sinh tồn của chúng ta, trước hết là đối với những người cảm luôn thấy nghi ngờ nhiều hơn là tin tưởng, những người công nhận rằng chúng cảm thấy bối rối trước những câu hỏi như sự siêu nghiệm, số phận của cá nhân và của cả cộng đồng, tâm hồn, lịch sử có ý nghĩa hay là chẳng có ý nghĩa gì, kiến thức có ích hay có hại.

Mỗi khi tưởng tượng cái hoàn cảnh chẳng lấy gì làm chắc chắn của tổ tiên chúng ta là bao giờ tôi cũng cảm thấy bàng hoàng - chẳng khác giống vật là bao, ngôn ngữ giúp họ giao tiếp với nhau vừa mới hình thành – họ ngồi trong hang đá, xung quanh những đống lửa, giữa đêm đen với những ánh chớp, tiếng sét và tiếng gầm rú đầy đe dọa của các loài mãnh thú – họ bắt đầu nghĩ ra và kể cho nhau nghe những câu chuyện. Đấy là giây phút có tính quyết định trong số phận của chúng ta vì nền văn minh bắt đầu từ những người bán khai được giọng nói và trí tưởng tượng của những người kể chuyện tụ tập thành các nhóm như thế - con đường đưa chúng ta tiến dần thành người và dẫn chúng ta tới ý tưởng về sự độc lập của các cá nhân, sau đó là tách cá nhân ra khỏi bộ lạc, phát minh ra khoa học, nghệ thuật, luật pháp, quyền tự do, và nghiên cứu những tầng sâu kín nhất của thiên nhiên, của cơ thể con người, của vũ trụ và bay lên tận các vì sao là con đường rất dài. Đối với các thính giả đang cảm thấy hỏang sợ trước những bí mật và hiểm họa của cái thế giới mà mọi thứ đều xa lạ và nguy hiểm thì những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, huyền thọai và truyền thuyết đó nghe chẳng khác gì một khúc nhạc mới, chắc chắn nó đã là dòng nước mát, là hồ nước tĩnh lặng dành cho những tâm hồn luôn luôn cảnh giác, những người mà tồn tại đơn thuần chỉ là ăn, tìm trỗ trú ẩn, giết và làm tình. Từ đó, nhờ sự thúc đẩy của những người kể chuyện, người ta bắt đầu cùng nhau mơ ước, chia sẻ với nhau những giấc mơ, họ không còn bị trói buộc vào những công việc tẻ nhạt chỉ nhằm duy trì cuộc sống, không còn bị trói buộc vào vòng xóay của những nhiệm vụ chỉ làm con người ngày càng trở thành hung bạo hơn nữa. Cuộc đời họ đã trở thành một giấc mơ, thành niềm vui, thành trí tưởng tượng và dự định mang tính cách mạng: phá bỏ các giới hạn, thay đổi và cải tiến, đấu tranh nhằm đáp ứng các nhu cầu và tham vọng đang sục sôi trong cuộc đời mà họ mường tượng và trí tò mò, ước muốn mở toang những bí ẩn còn vây xung quanh họ.

Cái quá trình không bao giờ bị gián đoạn này lại được chữ viết làm cho phong phú thêm và những câu chuyện, bây giờ không chỉ được nghe mà còn được đọc, trở thành văn chương, nghĩa là trở thành vĩnh cửu. Đấy là lí do vì sao phải nhắc đi nhắc lại cho đến khi thế hệ mới nhận thức được điều đó: văn chương không chỉ là giải trí, không chỉ là bài tập của trí não, nhằm mài sắc cảm giác và đánh thức tinh thần phê phán. Nó là thành tố tuyệt đối cần thiết cho chính sự tồn tại của nền văn minh, nó tái tạo và giữ lại những đặc điểm tuyệt vời nhất của giống người trong mỗi chúng ta. Để chúng ta không rơi trở lại tình trạng dã man của sự cách li và cuộc đời không bị rút xuống thành chủ nghĩa thực dụng của các chuyên gia, tức là những người nhìn thấu suốt sự vật nhưng lại bỏ qua những thứ xung quanh, những thứ có trước và những thứ đến sau các sự vật đó. Để chúng ta - sau khi phát minh ra máy móc phục vụ chúng ta - không biến thành những đầy tớ và nô lệ cho những cỗ máy đó. Và vì thế giới không có văn chương là thế giới không có khát vọng, không có lí tưởng hay thế giới của sự bất kính, thế giới của những người máy bị tước đoạt tất cả những gì làm nên con người: khả năng đặt mình vào vị trí của người khác, vào vị trí của những người khác. Đấy chính là khả năng được sinh ra từ những giấc mơ của chúng ta.

Từ hang đá đến tòa nhà chọc trời, từ cây gậy đến vũ khí giết người hàng loạt, từ cuộc sống đơn điệu của bộ lạc đến kỉ nguyên toàn cầu hóa, văn chương đã làm cho trải nghiệm của con người gia tăng gấp bội, ngăn chặn, không để cho chúng ta rơi vào trạng thái thờ ơ, bàng quan và nhẫn nhục. Chẳng có gì có thể gieo rắc được nhiều băn khoăn, chẳng có gì có thể làm rối loạn trí tưởng tượng và khát vọng của chúng ta như là cuộc đời của những điều bịa đặt mà chúng ta, nhờ có văn chương, đã gán ghép thêm vào cuộc đời thực mà chúng ta đang sống, để chúng ta có thể trở thành vai chính trong những cuộc phiêu lưu vĩ đại, trong những đam mê mà cuộc đời thực không thể ban cho chúng ta. Thông qua chúng ta, những điều bịa đặt trong văn chương lại trở thành sự thật, chúng ta là những độc giả đã được chuyển hóa, đã bị nhiễm những khát vọng, và qua những điều bịa đặt của văn chương mà luôn nghi ngờ cái hiện thực màu xám của cuộc đời. Văn chương trở thành phép màu khi nó tặng cho ta hi vọng sở hữu cái mà chúng ta không có, thành người mà chúng ta không là, sống cuộc đời chưa ai từng sống, trong đó, cũng giống như các vị thần của người ngoại đạo, chúng ta cảm thấy mình vừa là những kẻ hữu sinh hữu tử, lại vừa trường sinh bất lão, nó đưa vào tâm hồn chúng ta tinh thần phản kháng, không chấp nhận gió chiều nào che chiều ấy, đấy là nền tảng của tất cả những sự nghiệp anh hùng góp phần vào việc làm giảm nhẹ tính chất thô bạo trong quan hệ giữa người với người. Chỉ giảm chứ không thể nào chấm dứt được vì đáng tiếc là ý chí của chúng ta là một câu chuyện không có hồi kết. Đấy là lí do vì sao chúng ta phải tiếp tục ước mơ, tiếp tục đọc và tiếp tục viết – đấy là biện pháp tốt nhất giúp làm nhẹ bớt gánh nặng của cuộc đời hữu sinh hữu tử của chúng ta, giúp chiến thắng sự gậm nhấm của thời gian và biến cái không thể trở thành có thể./.

--

Nguồn:
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=14586
http://nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/2010/

vargas_llosa-lecture_en.html

Có tham khảo bản dịch tiếng Nga tại địa chỉ:

http://www.inliberty.ru/library/study/2839
Phạm Nguyên Trường

Ngày đăng: 21.12.2010