13 bài tập giúp cải thiện thị lực
Bên cạnh việc ăn các loại thực phẩm tốt cho mắt, thì việc luyện tập cũng giúp mắt bạn cải thiện thị lực.
Bài 1: Chậm rãi đảo nhãn cầu theo vòng từ trái qua phải và ngược lại. Lặp lại động tác trên từ 3 đến 5 lần.
Bên cạnh việc ăn các loại thực phẩm tốt cho mắt, thì việc luyện tập cũng giúp mắt bạn cải thiện thị lực.
Bài 1: Chậm rãi đảo nhãn cầu theo vòng từ trái qua phải và ngược lại. Lặp lại động tác trên từ 3 đến 5 lần.
Bài 2: Nhìn lên cao, xuống thấp, sang phải, sang trái, xuống góc dưới bên phải, lên góc trên bên phải, rồi góc trên bên trái và góc dưới bên trái. Tại các vị trí trên hãy giữ nguyên ánh mắt trong vài giây. Có thể lặp lại vòng gồm 8 động tác này. Sau mỗi vòng đừng quên thư giãn (nhắm mắt lại).
Bài 3: Nhìn 5-6 giây vào ngón cái của bàn tay phải được đưa ngang tầm mắt. Từ từ đưa tay qua phải, đầu giữ nguyên, mắt nhìn theo ngón tay. Đưa tay trở về vị trí ban đầu, mắt không rời khỏi đầu ngón tay. Lặp lại bài tập này với tay trái.
Bài 4: Đưa đầu ngón tay cách mặt khoảng 30 cm, nhìn vào đó rồi chuyển ánh mắt đi xa dần, dừng lại 2-3 giây ở mỗi vị trí. Lặp lại bài tập từ 3 đến 5 lần. Cần tập trung sự chú ý cao độ khi thực hiện bài tập.
Bài 5: Dùng bàn tay trái che hờ mắt trái (mắt vẫn mở), bàn tay phải nắm lại sao cho các ngón cái ở trên. Duỗi thẳng ngón giữa và dùng nó vẽ những vòng tròn gần mắt phải, bắt đầu từ góc trong của mắt, sau đó lên cao tới lông mày và góc ngoài, tiếp theo từ mái mắt dưới trở về phía trong mắt. Đồng thời mắt phải mở dõi theo sự chuyển động của ngón tay cái. Chú ý: Chuyển động của mắt và ngón tay phải nhịp nhàng, chậm rãi. Đổi tay, lặp lại bài tập tương tự, dần dần kéo dài thời gian bài tập tới 3 phút.
Bài 6: Sự nghỉ ngơi tối ưu cho mắt là sự thư giãn. Có thể thực hiện thư giãn ở thế nằm ngửa, hay ngồi. Nhắm mắt lại và cố gắng thư giãn tối đa các mí mắt, hai nhãn cầu gần như được hạ xuống hố mắt. Nếu khó đạt được sự thư giãn hoàn toàn thì xoa hai bàn tay vào nhau đến khi có cảm giác ấm lên, nhẹ nhàng dùng các ngón tay ấn nhẹ vào các mí mắt đang khép. Động tác này sẽ giúp thư giãn tối đa các cơ mắt. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 20-40 giây.
Bài 7: Tư thế ban đầu: Ngồi xuống sàn nhà, lưng thẳng, hai bàn tay đặt lên hai đầu gối, cơ thể thư giãn, đầu thẳng, toàn thân bất động. Đưa mắt nhìn lên cao và dừng lại ở một điểm bất kỳ, nơi bạn có thể nhìn rõ nhất mà không phải cố sức, không nheo mắt, không xoay đầu. Sau đó, đưa mắt nhìn xuống tìm một điểm bất kỳ trên sàn mà bạn có thể nhìn thấy rõ nhất. Chú ý: Khi thực hiện bài tập trên, nhịp thở phải được giữ tự nhiên (không sâu, đều). Luôn luôn nhìn đúng điểm đã chọn mỗi khi ngước mắt lên, hạ mắt xuống. Lặp lại các động tác trên 4 đến 5 lần. Sau đó nhắm mắt lại, nghỉ ngơi một chút.
Bài 8: Sử dụng các điểm ở bên trái, bên phải ngang tầm mắt. Có thể định hướng bằng các ngón tay ở hai phía với khoảng cách phù hợp để bạn có thể nhìn thấy rõ nhất mà không phải cố sức. Đưa mắt chuyển động qua phải, qua trái, lặp lại 4 lần. Nháy mắt vài lần, nhắm mắt lại nghỉ ngơi.
Bài 9: Chọn điểm mà bạn ngước mắt lên và nhìn sang phải, sau đó là điểm khi hạ mắt xuống và nhìn sang trái, khép hờ mi mắt. Vẫn giữ nguyên tư thế ngồi, lưng thẳng, hai tay để trên đầu gối, đầu thẳng và bất động. Lặp lại các động tác trên khi nhìn lên bên trái, nhìn xuống góc phải. Thực hiện 4 lần, nhắm mắt lại và nghỉ ngơi.
Bài 10: Nên bắt đầu bài tập này sau 3 đến 4 ngày kể từ khi bắt đầu đợt tập luyện. Đó là động tác đảo mắt chậm rãi, lúc đầu theo chiều kim đồng hồ, sau đó theo chiều ngược lại. Thực hiện như sau: Hạ mắt và nhìn xuống sàn, sau đó chầm chậm đưa mắt sang trái cao dần lên cho đến khi nhìn thấy trần nhà. Tiếp tục đưa mắt sang phải thấp dần cho đến khi nhìn thấy sàn. Chú ý chầm chậm đảo mắt hết một vòng tròn, nháy mắt, nhắm mắt lại và nghỉ ngơi. Lặp lại tương tự khi quay mắt ngược chiều kim đồng hồ.
Bài 11: Khi tập bài tập này, bạn hãy chuyển tầm nhìn từ xa đến gần. Đưa ngón tay đến sát đầu mũi, từ từ chuyển tới vị trí mà bạn có thể nhìn thấy rõ nhất. Sau đó hơi ngước mắt lên và nhìn ra xa vào một điểm nào đó mà bạn có thể nhìn thấy. Lặp lại vài lần, sau đó nhắm mắt lại và nghỉ ngơi.
Bài 12: Ngồi trên ghế, đặt trước mắt hai chồng sách để chống khuỷu tay, sao cho cổ được giữ thẳng. Xoa nhẹ hai lòng bàn tay vào nhau, để chúng “tích điện”. Đặt hai lòng bàn tay chéo vào nhau, tay phải lên mắt tay trái, tay trái lên mắt tay phải. Các đầu ngón tay ép chặt vào trán, cố giữ thẳng, thở sâu. Kéo dài 3-4 phút.
Bài 13: In các dãy số (có thể từ 1 – 30) lên hai tờ giấy với phông chữ lớn và nhỏ. Đính giấy có phông số lớn hơn lên tường. Ngồi cách tường khoảng 3 m. Bắt đầu nhìn từ số đầu tiên cho đến khi mắt “đọc” được hết tất cả các con số khác thì thay thế bằng tờ giấy có kích cỡ chữ nhỏ hơn và lặp lại bài tập.
Chú ý trong khi tập, phải giữ thẳng lưng, tập trung sự chú ý vào đôi mắt. Sau mỗi bài tập hãy để mắt nghỉ ngơi bằng cách nhắm lại hoặc chớp nhanh trong vòng 20-30 giây.
(Theo Giáo Dục)
Bài 3: Nhìn 5-6 giây vào ngón cái của bàn tay phải được đưa ngang tầm mắt. Từ từ đưa tay qua phải, đầu giữ nguyên, mắt nhìn theo ngón tay. Đưa tay trở về vị trí ban đầu, mắt không rời khỏi đầu ngón tay. Lặp lại bài tập này với tay trái.
Bài 4: Đưa đầu ngón tay cách mặt khoảng 30 cm, nhìn vào đó rồi chuyển ánh mắt đi xa dần, dừng lại 2-3 giây ở mỗi vị trí. Lặp lại bài tập từ 3 đến 5 lần. Cần tập trung sự chú ý cao độ khi thực hiện bài tập.
Bài 5: Dùng bàn tay trái che hờ mắt trái (mắt vẫn mở), bàn tay phải nắm lại sao cho các ngón cái ở trên. Duỗi thẳng ngón giữa và dùng nó vẽ những vòng tròn gần mắt phải, bắt đầu từ góc trong của mắt, sau đó lên cao tới lông mày và góc ngoài, tiếp theo từ mái mắt dưới trở về phía trong mắt. Đồng thời mắt phải mở dõi theo sự chuyển động của ngón tay cái. Chú ý: Chuyển động của mắt và ngón tay phải nhịp nhàng, chậm rãi. Đổi tay, lặp lại bài tập tương tự, dần dần kéo dài thời gian bài tập tới 3 phút.
Bài 6: Sự nghỉ ngơi tối ưu cho mắt là sự thư giãn. Có thể thực hiện thư giãn ở thế nằm ngửa, hay ngồi. Nhắm mắt lại và cố gắng thư giãn tối đa các mí mắt, hai nhãn cầu gần như được hạ xuống hố mắt. Nếu khó đạt được sự thư giãn hoàn toàn thì xoa hai bàn tay vào nhau đến khi có cảm giác ấm lên, nhẹ nhàng dùng các ngón tay ấn nhẹ vào các mí mắt đang khép. Động tác này sẽ giúp thư giãn tối đa các cơ mắt. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 20-40 giây.
Bài 7: Tư thế ban đầu: Ngồi xuống sàn nhà, lưng thẳng, hai bàn tay đặt lên hai đầu gối, cơ thể thư giãn, đầu thẳng, toàn thân bất động. Đưa mắt nhìn lên cao và dừng lại ở một điểm bất kỳ, nơi bạn có thể nhìn rõ nhất mà không phải cố sức, không nheo mắt, không xoay đầu. Sau đó, đưa mắt nhìn xuống tìm một điểm bất kỳ trên sàn mà bạn có thể nhìn thấy rõ nhất. Chú ý: Khi thực hiện bài tập trên, nhịp thở phải được giữ tự nhiên (không sâu, đều). Luôn luôn nhìn đúng điểm đã chọn mỗi khi ngước mắt lên, hạ mắt xuống. Lặp lại các động tác trên 4 đến 5 lần. Sau đó nhắm mắt lại, nghỉ ngơi một chút.
Bài 8: Sử dụng các điểm ở bên trái, bên phải ngang tầm mắt. Có thể định hướng bằng các ngón tay ở hai phía với khoảng cách phù hợp để bạn có thể nhìn thấy rõ nhất mà không phải cố sức. Đưa mắt chuyển động qua phải, qua trái, lặp lại 4 lần. Nháy mắt vài lần, nhắm mắt lại nghỉ ngơi.
Bài 9: Chọn điểm mà bạn ngước mắt lên và nhìn sang phải, sau đó là điểm khi hạ mắt xuống và nhìn sang trái, khép hờ mi mắt. Vẫn giữ nguyên tư thế ngồi, lưng thẳng, hai tay để trên đầu gối, đầu thẳng và bất động. Lặp lại các động tác trên khi nhìn lên bên trái, nhìn xuống góc phải. Thực hiện 4 lần, nhắm mắt lại và nghỉ ngơi.
Bài 10: Nên bắt đầu bài tập này sau 3 đến 4 ngày kể từ khi bắt đầu đợt tập luyện. Đó là động tác đảo mắt chậm rãi, lúc đầu theo chiều kim đồng hồ, sau đó theo chiều ngược lại. Thực hiện như sau: Hạ mắt và nhìn xuống sàn, sau đó chầm chậm đưa mắt sang trái cao dần lên cho đến khi nhìn thấy trần nhà. Tiếp tục đưa mắt sang phải thấp dần cho đến khi nhìn thấy sàn. Chú ý chầm chậm đảo mắt hết một vòng tròn, nháy mắt, nhắm mắt lại và nghỉ ngơi. Lặp lại tương tự khi quay mắt ngược chiều kim đồng hồ.
Bài 11: Khi tập bài tập này, bạn hãy chuyển tầm nhìn từ xa đến gần. Đưa ngón tay đến sát đầu mũi, từ từ chuyển tới vị trí mà bạn có thể nhìn thấy rõ nhất. Sau đó hơi ngước mắt lên và nhìn ra xa vào một điểm nào đó mà bạn có thể nhìn thấy. Lặp lại vài lần, sau đó nhắm mắt lại và nghỉ ngơi.
Bài 12: Ngồi trên ghế, đặt trước mắt hai chồng sách để chống khuỷu tay, sao cho cổ được giữ thẳng. Xoa nhẹ hai lòng bàn tay vào nhau, để chúng “tích điện”. Đặt hai lòng bàn tay chéo vào nhau, tay phải lên mắt tay trái, tay trái lên mắt tay phải. Các đầu ngón tay ép chặt vào trán, cố giữ thẳng, thở sâu. Kéo dài 3-4 phút.
Bài 13: In các dãy số (có thể từ 1 – 30) lên hai tờ giấy với phông chữ lớn và nhỏ. Đính giấy có phông số lớn hơn lên tường. Ngồi cách tường khoảng 3 m. Bắt đầu nhìn từ số đầu tiên cho đến khi mắt “đọc” được hết tất cả các con số khác thì thay thế bằng tờ giấy có kích cỡ chữ nhỏ hơn và lặp lại bài tập.
Chú ý trong khi tập, phải giữ thẳng lưng, tập trung sự chú ý vào đôi mắt. Sau mỗi bài tập hãy để mắt nghỉ ngơi bằng cách nhắm lại hoặc chớp nhanh trong vòng 20-30 giây.
(Theo Giáo Dục)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét