Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Edmund S. Phelps, Nobel Kinh te 2006

Nha Trang

Gioi thieu ban doc mot bai viet ve Phelps dang o bao Tia sang:



Không có người thất nghiệp, giá cả ổn định và tăng trưởng kinh tế cao là mục đích trọng tâm của chính sách kinh tế. Nhưng những người ra chính sách luôn phải đối mặt với sự xung đột: Làm sao để cân bằng giữa lạm phát và thất nghiệp? Làm sao để cân bằng giữa tiêu phí hiện nay và tích lũy sau này?

Edmund S. Phelps đã đưa ra kiến thức về sự cân bằng trong 2 lĩnh vực trên. Ông đã nêu ra không chỉ công thức về tích lũy vốn mà còn cả về cách cân bằng giữa lạm phát thất nghiệp là vấn đề cơ bản để phân phối phúc lợi qua các thời kỳ. Phân tích của Phelps có tầm sâu sắc trong lý thuyết kinh tế cũng như chính sách kinh tế vĩ mô.

Sinh ngày 26/7/1933 tại Illinois, Phelps trở thành giáo sư kinh tế của trường đại học Columbia (New York) từ 1982. Nghiên cứu của ông được công bố và thuyết trình tại nhiều nước như Anh, Pháp, Italy, Nga và Trung Quốc. Ông đã chứng minh kinh tế trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách kinh tế vĩ mô của ngày hôm nay. Nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến tính lường trước của các chính sách kinh tế, cụ thể nếu các dự báo được kiểm soát, nền kinh tế có thể vận hành tốt hơn. Giáo sư là cây bút không mệt mỏi, bản sơ yếu lý lịch của ông dài tới 30 trang với rất nhiều thông tin trong suốt mấy chục năm hoạt động khoa học.

Công trình đưa ông đến vinh quang tập trung phân tích sâu rộng về tác động lẫn nhau giữa giá cả, thất nghiệp, lạm phát, lương và tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với chính sách kinh tế vĩ mô.

Lạm phát và thất nghiệp

Theo quan điểm thịnh hành hồi những năm 60, giữa lạm phát và thất nghiệp tồn tại mối liện hệ ổn định ngầm được được thể hiện trong biểu đồ Phillips (Phillips curve). Mối liên hệ đó được xác nhận bằng dữ liệu kinh tế ở vài quốc gia. Ngụ ý của nó là, trong chính sách kinh tế, người ta có thể lựa chọn giữa hoặc là lạm phát thấp, hoặc là thất nghiệp thấp, và thông qua chính sách tài chính và tiền tệ thì có thể giảm thất nghiệp. Theo biểu đồ Phillip, điều đó sẽ phải trả giá bằng lạm phát đột xuất (one-time increase).

Nhưng có vài trục trặc với quan điểm trên. Biểu đồ Phillip chỉ thể hiện được mối liên hệ thuần túy giữa các thống kê mà chưa chỉ ra mối liên hệ rõ ràng nào với các thuyết kinh tế vi mô về thói quen của người sản xuất và tiêu dùng. Nó cũng không đưa ra được lý thuyết về giảm thiểu tối đa số thất nghiệp. Nhìn chung người ta chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp không thể nào giảm tới "zero", nhưng chưa có ai chỉ ra được tỷ lệ thất nghiệp nào thì cân bằng với thị trường lao động.

Cuối những năm 60, Edmund Phelps đã thách thức những quan điểm trước đó về mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Ông nhận ra, lạm phát không chỉ phụ thuộc vào thất nghiệp mà còn phụ thuộc vào kì vọng của các công ty và người lao động về biến động giá và tăng lương. Ông đưa ra mô hình mà ban đầu được gọi là "Biểu đồ gia tố kỳ vọng Phillips" (expectations-augmented Phillips curve). Nó cho thấy, ở một tỷ lệ thất nghiệp nhất định, tỉ lệ lạm phát kỳ vọng (expected inflation) tăng lên sẽ khiến lạm phát thực sự tăng lên. Khi đặt giá và thương thảo lương, ông chủ và người làm công dựa trên sự kì vọng tăng giá và tăng lương nói chung. Giả thiết đó được chấp nhận rộng rãi và được củng cố bởi kết quả các nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm (empirical research).

Phân tích của Phelps trái ngược với quan điểm trước đó cho rằng có thể dùng chính sách tài chính và tiền tệ để khống chế tỷ lệ thất nghiệp. Ông kết luận rằng không có sự cân bằng dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp trong khi lạm phát kì vọng đang trở thành lạm phát thật sự. Về lâu dài, nền kinh tế sẽ tiếp cận tới tỷ lệ thất nghiệp cân bằng (equilibrium unemployment rate), khi mà mức lạm phát thật sự trùng khớp với lạm phát kì vọng. Thị trường lao động sẽ quyết định mức cân thất nghiệp cân bằng như thế nào. Nỗ lực làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức cân bằng sẽ chỉ gây lạm phát liên tiếp. Chính sách làm ổn định vẫn có vai trò quan trọng việc kiềm chế dao động tỷ lệ thất nghiệp quanh mức cân bằng.

Các nghiên cứu của Phelps nhấn mạnh việc phân tích các chính sách kinh tế hôm nay sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định trong tương lai như thế nào: lạm phát cao ngày hôm nay có nghĩa là lạm phát kì vọng sẽ cao hơn trong tương lai, vì thế phác thảo các chính sách cho tương lai càng khó khăn hơn. Chính sách duy trì lạm phát ở mức thấp cũng có thể xem là để giảm mức lạm phát kỳ vọng - một lựa chọn có lợi cho mức lạm phát và thất nghiệp trong tương lai hơn là các phương án khác.

Phelps cũng đưa ra mô hình đầu tiên về những yếu tố quyết định tới cân bằng thất nghiệp. Trong mô hình đó, các công ty định ra mức lương để tác động tới số lao động. Càng nhiều công ty muốn tăng lực lượng lao động thì tỷ lệ thất nghiệp càng giảm, mức lương đưa ra phải càng cao. Phelps chỉ ra sự tồn tại của tỷ lệ thất nghiệp cân bằng duy nhất được tính theo mức tăng lương của công ty và mức tăng lương kỳ vọng. Sự sáng tạo của Phelps là đã bắt đầu từ những giả định về hành vi hay các yếu tố cá nhân trong thị trường lao động. Phelps cũng là người đầu tiên tích hợp giả thiết về hiệu lực của lương vào lý thuyết kinh tế vĩ mô. Giả thuyết đó cho rằng đầu tư sinh lời nhất của một công ty là trả lương cao để nâng cao tinh thần người lao động, giảm thiểu số người chuyển việc và thu hút lao động có kĩ năng cao hơn. Cơ chế đó cũng giúp đưa tỷ lệ thất nghiệp về mức cân bằng.

Phelps không phải là người duy nhất chỉ trích biểu đồ Phillips hồi cuối thập kỷ 60. Milton Friedman (giải Nobel năm 1976) cũng nhấn mạnh tới vai trò của lạm phát kỳ vọng. Khác với Friedman, Phelps nhấn mạnh tới sự tác động từ thất nghiệp tới lạm phát (không định trước).

Đóng góp của Phelps đã thay đổi cơ bản quan điểm của các nhà kinh tế về cách thức điều hành kinh tế vĩ mô. Khung lý thuyết mà ông dựng nên từ cuối những năm 60 giúp giải thích vì sao cả lạm phát lẫn thất nghệp đều gia tăng trong những năm 70. Ông cũng làm sáng tỏ tính hạn chế của các chính sách kinh tế vĩ mô. Một ví dụ là ngày nay các ngân hàng trung ương thường quyết định tỷ lệ lãi suất dựa trên đánh giá tỷ lệ thất nghiệp cân bằng và sự cân bằng giữa tác động của chính sách tới các lĩnh vực khác nhau.

Tích lũy tài sản (capital formation)

Quan điểm giữ lạm phát thấp để giữ mức lạm phát kỳ vọng thấp của Phelps dựa trên những nghiên cứu trước đó của ông về tích lũy tư bản. Ở đó, ông đã đặt vấn đề tỷ lệ tích tài sản (cả tài sản vật chất và tài sản tri thức, như giáo dục, nghiên cứu và phát triển) thế nào là thỏa đáng. Phân bổ thu nhập quốc gia cho tiêu dùng ngay bây giờ và đầu tư để tăng vốn tích luỹ (capital stock) như thế nào để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong tương lai? Ở lĩnh vực này, nghiên cứu của Phelps cũng đã gợi mở cho những nghiên cứu sau đó và có tác động sâu sắc tới chính sách kinh tế.

Trong một bài báo in năm 1961, Phelps đề ra nguyên tắc vàng (golden rule) trong tích lũy tài sản. Ông cho rằng, đặt ra một mức tiêu thụ tối đa trên đầu người trong một khoảng thời gian dài là có thể được. Cốt lõi của nguyên tắc vàng dựa trên triết lý: “Làm cho người khác điều mình muốn” (Do unto others as you would have them do unto you). Theo nguyên tắc đó, tỷ lệ tích lũy lý tưởng sẽ thỏa mãn một điều kiện đơn giản: Nó phải cân bằng tỷ lệ thu nhập tài sản (capital income) với thu nhập quốc dân (national income). Điều đó cũng có nghĩa là tỷ lệ tích lũy phải đủ cao để duy trì tỷ lệ lãi suất tương đương với tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Trước đó, Maurice Allais (giải Nobel năm 1988) cũng đã tuyên bố điều tương tự, song phân tích của Phelps mới có ảnh hưởng lớn nhất tới những nghiên cứu sau này.

Những phân tích ban đầu của Phelps giới hạn trong việc so sánh những tình huống dài hạn, giải thiết là nền kinh tế “bắt đầu từ đầu”. Nhưng tiến trình thay đổi tỷ lệ tích luỹ từ một mức này sang mức khác có thể gây ra nhiều xung đột. Khi tỷ lệ tích lũy đạt đến tới mức nguyên tắc vàng, phúc lợi cho thế hệ sau sẽ tăng lên nhưng thế hệ hiện tại sẽ thua thiệt. Lý do là thế hệ hiện tại phải giảm tiêu dùng để tích lũy nhiều hơn, còn thế hệ sau sẽ hưởng lợi từ vốn tích lũy để vừa có thể vừa tăng tiêu dùng, vừa tăng tích lũy. Tuy nhiên sau này Phelps còn đưa ra những tình huống động năng vô hiệu (dynamic inefficiency), khi mà vốn tích lũy lớn tới mức có thể tăng phúc lợi của mọi thế hệ bằng cách giảm tỷ lệ tích lũy. Có thể dễ dàng giải thích điều này: Giảm tỷ lệ tích lũy, sức tiêu dùng sẽ lập tức tăng lên. Nếu mức tích lũy ban đầu lớn hơn mức nguyên tắc vàng, sự giảm tỷ lệ tích lũy này cũng làm tăng mức tiêu dùng trong một thời kì dài. Dù mức tích lũy vốn có thấp, kéo theo đó là mức sản xuất thấp, giảm tỷ lệ tích lũy cũng làm tăng sức tiêu dùng trong một phạm vi nhất định.

Cha mẹ có khuynh hướng quan tâm tới phúc lợi cho thế hệ sau. Trong một bài báo in năm 1968, Phelps (cùng Robert Pollak) kết luận tích lũy có thể ở mức rất thấp nếu thế hệ hiện tại có đánh giá về sự tiêu dùng giữa mình và thế hệ kế tiếp (con cái) có khác biệt nhiều hơn là giữa con cái và cháu chắt sau này. Điều được gọi là tham số vênh thời đại (time-inconsistent preferences) đó có thể diễn đạt như sau: “Cha mẹ nghĩ rằng tôi nên dành dụm cho con cái nhiều hơn mức tôi nghĩ”. Trong tình huống đó, các biện pháp công để tăng tích lũy cho mọi thế hệ, như hệ thống lương hưu xã hội, sẽ có thể tăng phúc lợi cho mọi thế thệ. Tham số vênh thời đại, theo như những phân tích của Phelps và Pollak, hiện nay đang có sức hấp dẫn lớn với những nghiên cứu trên lĩnh vực kinh tế hành vi (behavioral economics), nơi mà tâm lý học được đưa vào những phân tích kinh tế.

Phelps cũng phân tích vai trò của đầu tư cho giáo dục (vốn con người) và nghiên cứu-phát triển trong tăng trưởng, ở đó nguyên tắc vàng cũng được áp dụng. Để đạt mức tiêu dùng tối đa trong một thời gian dài, đầu tư cho nghiên cứu-phát triển (tăng trình độ công nghệ) cũng cần được điều chỉnh sao cho lợi nhuận của nó cân bằng với tỷ lệ tăng trưởng nền kinh tế. Trong một nghiên cứu cùng Richard Nelson năm 1966, Phelps nhấn mạnh lực lượng lao động có trình độ cao sẽ cho ra những công nghệ mới như thế nào, nhờ đó các nước nghèo có thể “bắt kịp” các nước phát triển. Điều đó giải thích tại sao cách tính tăng trưởng GDP ngày nay còn tính đến yếu tố “vốn con người” chứ không chỉ là tỷ lệ tăng trưởng đơn thuần. Phân tích của Nelson- Phelps còn có thể dùng để giải thích tại sao đầu tư cho giáo dục thường cao trong thời kì công nghệ thay đổi nhanh chóng: trong thời kỳ này, lao động được đào tạo tốt đặc biệt quan trọng trong việc tăng năng suất. Và phân tích của hai ông cũng giải thích tại sao lương cho những người có trình độ cao ở Mỹ (và nhiều nước khác) tăng đặc biệt cao trong vài thập kỷ gần đây, khi mà cuộc cách mạng tin học đã thúc đẩy nhanh chóng nền công nghệ mới.

Viện hàn lâm hoàng gia Thuỵ Điển đã tuyên bố về công trình của Phelps như sau: "Công trình của Phelps đã làm sâu thêm hiểu biết của nhân loại đối với quan hệ giữa tác động ngắn hạn và dài hạn của của việc cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp tốt nhất đối với chính sách kinh tế vĩ mô".

Theo TẠP CHÍ TIA SÁNG
--
http://reds.vn/index.php/tri-thuc/kinh-te-hoc/2935-quan-diem-kinh-te-cua-edmund-s-phelps

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Mat mat vo cung- M.

Lut Mien Trung

Tho cua Ty


Giong nuoc quai ac nam nao,
Da giet chet ca gia dinh cua co be vai ba tuoi
Qua mot ngay,
Than oi!

Ngay xua, toi nghe ve lu lut mien Trung que huong,
Nhu nhung tin tuc tren dai, tren bao
Xa xoi..

Hom nay,
Cung voi tin tuc ay,
Cam nhan cua toi da khac xua lam roi.

Ty
Thang 3, 2014

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Vo de ky tu*', M.

England

Vo de ky tu*'

Cai dau xoay vong, oh khong,
Trai tim xoay quanh cai dau!
Tinh thuong cua em cho,
Tinh thuong nhu nhung trai tim do ruc ro
Den troi Au con gia lanh
Den kip luc!
De long anh duoc trai tim nong tham cua Em suoi am!
Anh goi Em nang thang na(m nuoc Y'
Na)'ng se om vai nguoi ay
Gium ta..

PV
30.3.2014

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Tho cua Ty: Bia Saigon do.. M.

Beckmann

Tho cua Ty


Ki niem Nha trang

banh xeo muc kim,
toi Nha trang troi mat
Tu bai bien que huong xanh xanh mau ruc ro,
May troi tren Nui Co Tien

Ta ngoi an banh xeo
Thom va nong mui muc Kim thom phuc
Nhung nhat la
Ben mot chai Bia Sai gon do VN san xuat
Troi que nha
Bia que huong
Con gi li thu
Ben dong bao cua minh
Va em nguoi tri am
Di ben ta nhung dam duong non nuoc..

Que huong!
Bao gio ta lai ve nhi?
Cau hoi co nhuc nhoi khong?

Nam roi,
Long da nam xuong vung dat khach
Nam mo be nho mong manh..
Anh 7 Minh o Phap lan gap nam nao o Saigon 2009
Cung se khong con gap nua bang xuong bang thit

Nhung ta van con ki uc tuyet voi!
Oi the gian
Non nuoc dep tuoi!

Ty
Thang 3, 2014

Rut ra quy luat chung tu nhung dieu roi rac trong qua khu.



Rut ra quy luat


Nho rang, "thay loi , chu yeu van la nhanh chong sua loi".
Nhin qua nhung su viec qua khu nhu sau:
- O> phan ung voi XY> G> T
- T>
- P> phan ung voi XY> G> T
- N> T
Va.. GS cung dang nhu the.

Tum lai, XY se co ket qua la T.

Hai: khi de ra phan ung XY=T la mat Time XY!!

Do do, tuong lai, bo loi XY va cang nhanh moi duoc. Neu tranh duoc loi nay, thi rat co loi ich cho quy Time.

Biet kip thoi ngam nghi,
Phan tich nguyen nhan tu nhung dieu da qua
Nhanh chong dung lap lai loi.

Ta duoc gi
Thoi gian va tu do
Su thanh than.




Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Tinh yeu va tu tin/ M.

TGV

Bon bí quyết xây dựng tình yêu bền vững


Không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thực sự chân thành và biết cư xử, bạn đã có thể nuôi dưỡng tình yêu của mình mãi nồng nàn như thuở ban đầu.

1. Biết yêu thương chính bản thân mình

Có một lý thuyết thật đơn giản mà mọi người không mấy khi nhắc đến vì tưởng chừng như hơi ích kỷ, nhưng sự thực nếu như bạn không thể yêu thương chính bản thân mình thì làm sao bạn có thể yêu thương được người khác và mong được người khác yêu thương?

Khi bạn nhận ra rằng mình cũng là một con người đáng yêu, có những điều mà không phải ai cũng có được thì chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều để đến với một nửa của mình. Bạn sẽ có cơ hội cao hơn để chinh phục được người mình yêu đơn giản bởi vì họ cũng sẽ dễ dàng hơn để nhận ra những điểm đáng yêu ở bạn. Chính sự tự tin của bạn có thể chỉ cho người ấy thấy bạn mới là một nửa thực sự của họ.

Sự mạnh mẽ và chín chắn của bạn sẽ là bức thành vững chắc bảo vệ tình yêu đôi lứa được bền vững.

2. Yêu và tôn trọng những khoảng trời riêng

Cho dù bạn có là ai đi chăng nữa thì cũng phải nên nhớ một điều người yêu của bạn ngoài những giây phúc quấn quýt gần gũi bên nhau thì họ cũng cần có một khoảng trời riêng. Ai cũng cần có sự tự do của họ. Và bạn hãy cố gắng tôn trọng những giây phút riêng tư, những khoảng trời riêng ấy để tình yêu không trở thành một nhà tù ngột ngạt cho cả hai.

Sự ghen tuông vô cớ sẽ giết chết tình yêu của hai người cho dù nó có nồng thắm đến đâu đi chăng nữa. Bởi thế, hãy biết kiềm chế và thẳng thắn chia sẻ với người mình yêu khi có khúc mắc. Tuy nhiên cách đề cập vấn đề của bạn cũng phải hết sức khéo léo để câu chuyện không trở thành một cuộc khẩu chiến.

3. Dành thời gian cho nhau

Mỗi người đều có một quỹ thời gian nhất định . Sử dụng quỹ thời gian đó như thế nào là phụ thuộc vào mình. Đôi khi chúng ta cho phép mình có bao nhiêu thời gian để làm một việc gì đó, ở bên một ai đó và yêu một người nào đó. Thông thường, những điều quan trọng trong cuộc sống có thể đo bằng mức độ ưu tiên thời gian bạn có thể dành cho điều đó.

Nếu không khéo sắp xếp dành thời gian cho nhau, tình yêu có thể nhạt phai dần. Việc dành thời gian cho nhau có thể khiến bạn phải hi sinh một số hoạt động khác nhưng hãy nhớ rằng bạn đang đầu tư dài hạn cho hạnh phúc tương lai của mình.

Rất nhiều đôi lứa yêu nhau mà phần đông là các bạn gái thường than thở khi mới yêu thì hai người rất quấn quýt và say đắm bên nhau. Nhưng thời gian sau đó người yêu của họ thường ít quan tâm hơn và ít có thời gian đưa đón hay ở bên họ nữa. Sự thực là cuộc sống và công việc quá bận rộn, và không ai trong chúng ta có thể một lúc dành tất cả thời gian và suy nghĩ cho một thứ gì đó cả chứ không hẳn vì tình yêu đó giảm bớt nhiệt. Tuy nhiên các bạn trai cũng nên chú ý dù có bận rộn đến đâu thì cũng không nên tạo ra sự hẫng hụt giữa những thời điểm yêu đương, vì cô nàng của bạn sẽ chỉ nghĩ rằng tình cảm của bạn đã bị giảm sút. Tốt nhất, nếu quá bận thì bạn hãy trao đổi với bạn gái của mình để nhận được sự cảm thông và chia sẻ của nàng.

4. Hòa hợp những "cách yêu"

Mỗi người có một suy nghĩ, một thái độ về tình yêu cũng như có những cách yêu khác nhau. Có người thì sôi nổi, lãng mạn, muốn cho cả thế giới biết đến tình yêu của bạn. Có người thì chỉ lặng lẽ quan tâm, chăm sóc... Không có tiêu chí nào có thể đem ra mà đánh giá được là nên yêu như thế nào hay tình yêu nào mãnh liệt hơn. Tình yêu có nhiều cách thể hiện và cảm nhận về nó. Không ai giống ai cả. Chỉ có duy nhất một điều giúp bạn có thể nuôi dưỡng được tình yêu của mình đó là phải dung hợp giữa hai cách yêu đó.

Thực tế mà nói, rất khó có thể hiểu hết được một ai đó. Đôi khi bạn vẫn than thở là không thể hiểu được chính bản thân mình thì cũng đừng nên tham vọng bắt người khác phải hiểu được mình. Cách tốt nhất hãy thường xuyên trao đổi và đừng ngần ngại chia sẻ với nhau những suy nghĩ, quan niệm về tình yêu với đối tác của mình. Chắc chắn các bạn sẽ hiểu về nhau hơn và có thể tạo nên sự hòa hợp cần thiết.

Tình yêu đẹp nhưng mong manh dễ vỡ, biết nâng niu giữ gìn thì tình yêu mới tồn tại và bền vững.

(Sức trẻ VN)
Việt Báo (Theo_VnMedia)

--
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/4-bi-quyet-xay-dung-tinh-yeu-ben-vung/65102245/246/

Proust, mua mua

Uhr

PROUST, MỘT KỶ NIỆM TRONG MÙA MƯA
Nguyễn Đăng Thường

Trich


Mùa mưa đã trở về, như một cái vuốt ve lên chiếc má nóng bỏng của những thị dân, những cơn mưa hè như thác lũ (tuy thế đường phố vẫn ồn ào náo nhiệt, vẫn bình thản, hình như vậy) không làm thay đổi được cuộc sống nơi đây, ngoại trừ những bực dọc nho nhỏ do chúng gây ra, những cây me trổ lá xanh non có thể làm dịu mát ít nhiều tâm hồn và trái tim những kẻ bận rộn, vất vả vì sinh kế. Mùa mưa đã trở về, cùng với mùa kỷ niệm Proust — cho “những ai biết yêu mến nghệ thuật, kẻ an ủi tài tình”, như Proust đã viết năm hai mươi tuổi, bởi vì, “những ảo tưởng của nghệ thuật là những thực tế độc nhất, và ta chỉ cần yêu thương chúng đôi chút thôi, bằng một tình yêu chân thật, đời sống của những sự vật đang bao quanh và đã nhận chìm chúng ta sẽ vơi dần; cái quyền lực khiến cho chúng ta sung sướng hoặc đau khổ rút lui khỏi chúng nó để vào nẩy nở trong trong tâm hồn chúng ta, nơi đó chúng ta biến nỗi đau ra thành vẻ đẹp — Proust, nhà văn của những khám phá mới mẻ về tâm lý phức tạp của con người, nhà văn đã sáng suốt dành trọn đời mình để đi sâu vào những ngõ ngách và hố thẳm của mọi tình yêu, tìm tòi những định luật chung về ái tình và con người, đã thẳng thắn mổ xẻ và đôi khi phóng đại cho chúng dễ được nhìn thấy hơn và có cơ hội thoát ra ngoài, những sự thật chung và những tình cảm bất ngờ ẩn núp ở những nơi thầm kín nhất bên trong chúng ta, nhà văn của bút pháp mới và hình thức mới cho tiểu thuyết. Đi tìm thời gian đã mất được đánh gíá như là một công trình kiến trúc vĩ đại, một ngôi thánh đường, theo chính lời tác giả, trong đó các tín đồ sẽ dần dà học hỏi được những thực tế và nhữnghòa âm, một giao hưởng khúc chế ngự bởi những nhạc đề tình yêu, sự ghen tương, cái chết, ký ức và thời gian chen lấn nhau, lùi về phía xa, tách rời nhau, kết hợp lại... Chính những câu văn bất hủ, không thể bắt chước được của Proust, theo nhà phê bình Gaeton Picon, đã gọi về cái thế giới màu sắc và âm thanh hun hút của La Recherche, chớ không phải là cái thế giới ấy đã có sẵn và chúng (các câu văn) được sử dụng để ghi chép lại.

-----------------
Trích từ tạp chí Trình Bầy số 26, ra ngày 18 tháng Tám 1971. Tác giả có bổ sung thêm.

_________________________
[*]Tác giả viết bài này vào năm 1971. Marcel Proust sinh năm 1871. [Chú thích của Tiền Vệ]. 


--
http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=17150

Viet nam su luoc/ Tran trong Kim

Thuo do

Cau hoi: Thuc dan Phap da xam luoc VN ra sao?
Tra loi: Xin moi xem doan trich sau day cua Tran Trong Kim:

CHƯƠNG VII
Nước Pháp lấy đất Nam Kỳ
1. Nước Pháp đánh Đà Nẵng.
2. Quân Pháp hạ thành Gia Định.
3. Mất tỉnh Định Tường.
4. Mất tỉnh Biên Hòa và tỉnh Vĩnh Long
5. Hòa ước năm nhâm tuất (1862)
6. Sứ Việt Nam ta sang Tây
7. Việc bảo hộ Cao Miên
8. Nước Pháp lấy ba tỉnh phía tây đất Nam Kỳ
1. Quân Pháp Đánh Đà Nẵng. Trong thời đại khó khăn như đời
vua Dực Tông, mà vua quan cứ khư khư giữ lấy thói cũ, không biết theo thời
mà mở nước cho người ta vào buôn bán, không biết nhân dịp mà khai hóa
dân trí, lại vì sự sùng tín mà đem giết hại người trong nước, và đem làm tội
những người đi giảng đạo. Bởi những sự lầm lỗi ấy, cho nên nước Pháp mới
dùng binh lực để báo thù cho những người giáo sĩ bị hại.
Nguyên từ năm tân hợi (1851) là năm Tự Đức thứ 4 về sau, nghĩa là
từ khi có tờ dụ cấm đạo lần thứ hai, ở Bắc Kỳ có mấy người giáo sĩ là ông
Bonard, ông Charbonnier, ông Matheron và ông giám mục I Pha Nho tên là
Diaz bị giết. Còn những giáo sĩ khác thì phải đào hầm đào hố mà ở, hoặc
phải trốn tránh ở trong rừng trong núi để giảng đạo. Những tin ấy về đến
bên Tây, các báo chí ngày ngày kể những thảm trạng của các người giáo sĩ
đi truyền đạo ở nước ta, lòng người náo động cả lên.
Chính phủ nước Pháp bèn sai ông Leheur de Ville-sur-Arc, đem chiếc
chiến thuyền "Catinat" vào cửa Đà Nẵng rồi cho người đem thư lên trách
Triều Đình Việt Nam về việc giết đạo. Sau thấy quan ta lôi thôi không trả lời,
quân nước Pháp bèn bắn phá các đồn lũy ở Đà Nẵng, rồi bỏ đi. Bấy giờ là
tháng 8 năm bính thìn (1856) là năm Tự Đức thứ 9.
Được 4 tháng sau thì sứ thần nước Pháp là ông Montigny ở nước
Tiêm La sang, để điều đình mọi việc. Chiếc tàu của ông Montigny đi vào
đóng ở cửa Đà nẵng, rồi cho người đưa thư lên nói xin cho người nước Pháp

được tự do vào thông thương, đặt lĩnh sự ở Huế, mở cửa hàng buôn bán ở
Đà Nẵng, và cho giáo sĩ được tự do đi giảng đạo. Trong bấy nhiêu điều,
triều đình nước ta không chịu điều nào cả.
Bấy giờ bên nước Pháp đã lập lại đế hiệu, cháu ông Nã Phá Luân đệ
nhất là Nã Phá Luân đệ tam lên làm vua. Triều chính lúc bấy giờ thì thuận
đạo, lại có bà hoàng hậu Eugénie cũng sùng tín. Vả chăng khi chiếc tàu
"Catinat" vào cửa Đà nẵng, có ông giám mục Pellerin trốn được xuống tàu
rồi về bệ kiến Pháp Hoàng, kể rõ tình cảnh các người giảng đạo ở Việt Nam.
Ông P. Cultru chép ở trong sách Nam Kỳ Sử Ký (Histore de la
Cochinchine) rằng: lúc bấy giờ có nhiều người quyền thế như ông chủ giáo
thành Rouen là Mgr de Bonnechose và có lẽ cả bà hoàng hậu cũng có nói
giúp cho ông giám mục Pellerin. Bởi vậy Pháp hoàng mới quyết ý sai quan
đem binh thuyền sang đánh nước ta. Lại nhân vì những giáo sĩ nước I Pha
Nho cũng bị giết, cho nên chính phủ hai nước mới cùng nhau trù tính việc
sang đánh nước Việt Nam. Ấy cũng tại vì vua quan mình làm điều trái đạo,
giết hại những người theo đạo Gia Tô cho nên mới có tai biến như vậy.
Tháng 7 năm mậu ngọ (1858) là năm Tự Đức thứ 11, hải quân
Trung Tướng nước Pháp là Rigault de Genouilly đem tàu Pháp và tàu I Pha
Nho cả thảy 14 chiếc, chở hơn 3.000 quân của hai nước vào cửa Đà nẵng,
bắn phá các đồn lũy, rồi lên hạ thành An Hải và thành Tôn Hải.
Triều đình được tin ấy liền sai ông Đào Trí ra cùng với quan tổng
đốc Nam Nghĩa là Trần Hoằng tiễu ngự. Ông Đào Trí ra đến nơi thì hai cái
hải thành đã mất rồi. Triều đình lại sai quan hữu quân Lê Đình Lý làm tổng
thống đem 2.000 cấm binh vào án ngự.
Ông Lê Đình Lý vào đánh với quân Pháp một trận ở xã Cẩm Lệ bị
đạn, về được mấy hôm thì mất.
Vua Dực Tông lại sai quan Kinh Lược Sứ là ông Nguyễn Tri Phương
vào làm tổng thống, ông Chu Phúc Minh làm đề đốc cùng với ông Đào Trí
chống giữ với quân Pháp và quân I Pha Nho.
Ông Nguyễn Tri Phương lập đồn Liên Trì và đắp lũy dài từ Hải Châu
cho đến Phúc Ninh, rồi chia quân ra phòng giữ. Cứ như sách Nam Kỳ Sử của
ông Cultru thì ý quan trung tướng Rigault de Genouilly định lấy Đà Nẵng
xong rồi, lên đánh Huê, nhưng mà đến lúc bấy giờ thấy quan quân phòng
giữ cũng rát, và lại có người đem tin cho trung tướng biết rằng có hơn
10.000 quân ở Huế sắp kéo xuống. Trung tướng không biết rõ tình thế ra

làm sao, mà đường xá lại không thuộc, cho nên cũng không dám tiến quân
lên.
Nhân vì khi trước các giáo sĩ đều nói rằng hễ quân Pháp sang đánh,
thì dân bên đạo tức khắc nổi lên đánh giúp, đến nay không thấy tin tức gì,
mà quân lính của trung tướng thì tiến lên không được. Ở Đà Nẵng thì chỗ
ăn chỗ ở không có, lại phải bệnh dịch tả chết hại mất nhiều người, bởi vậy
trung tướng lấy làm phiền lắm. Bấy giờ có ông giám mục Pellerin cũng đi
theo sang ở dưới tàu Ménésis, trung tướng cứ trách ông giám mục đánh lừa
mình, giám mục cũng tức giận bỏ về ở nhà tu dạy đạo tại thành Pénang ở
bên Mã Lai.
Được mấy tháng, trung tướng liệu thế đánh Huế chưa được, bèn
định kế vào đánh Gia Định là một nơi dễ lấy, và lại là một nơi trù phú của
nước Nam ta.
2. Quân Pháp vào đánh Gia Định. Trước đó đã có người bàn
với trung tướng Rigault de Genouilly ra đánh Bắc Kỳ, nói rằng ở Bắc Kỳ có
hơn 40 vạn người đi đạo, và lại có đảng theo nhà Lê, có thể giúp cho quân
Pháp được thành công. Trung tướng cho đi do thám biết rằng đất Nam Kỳ
dễ lấy hơn, và lại là đất giàu có, nhiều thóc gạo. Đến tháng giêng năm kỷ
mùi (1859) là năm Tự Đức tháng 12, Trung tướng giao quyền lại cho đại tá
Toyon ở lại giữ các đồn tại Đà Nẵng, rồi còn bao nhiêu binh thuyền đem vào
Nam Kỳ. Quân Pháp vào cửa Cần Giờ, bắn phá các pháo đài ở hai bên bờ
sông Đồng Nai, rồi tiến lên đánh thành Gia Định.
Ở Gia Định, bấy giờ tuy có nhiều binh khí, nhưng quân lính không
luyện tập, việc võ bị bỏ trễ nải, cho nên khi quân Pháp ở cửa Cần Giờ tiến
lên, quan hộ đốc là Vũ Duy Ninh vội vàng tư đi các tỉnh lấy binh về cứu viện;
nhưng chỉ trong hai ngày thì thành vỡ. Vũ Duy Ninh tự tận. Quân nước
Pháp và nước I Pha Nho vào thành, lấy được 200 khẩu súng đại bác, 8 vạn
rưỡi kilos thuốc súng và độ chừng 18 vạn phật lăng (francs) cả tiền lẫn bạc,
còn các binh khí và thóc gạo thì không biết bao nhiêu mà kể.
Trung tướng Rigault de Genouilly lấy được thành Gia Định rồi, đốt cả
thóc gạo và san phẳng thành trì làm bình địa, chỉ để một cái đồn ở phía
nam, sai thủy quân trung tá Jauréguiberry đem một đạo quân ở lại chống
giữ với quân của ông Tôn Thất Hợp đóng ở đất Biên Hòa.
Trung tướng lại đem quân trở ra Đà Nẵng, rồi tiến lên đánh một trận
ở đồn Phúc Ninh. Quân ông Nguyễn Tri Phương thua phải lui về giữ đồn Nại
Hiên và đồn Liên Trì.

Trung tướng muốn nhân dịp đó mà định việc giảng hòa, nhưng mà
Triều đình cứ để lôi thôi mãi, người thì bàn hòa, kẻ thì bàn đánh, thành ra
không xong việc gì cả158. Mà quân Pháp lúc bấy giờ ở Đà Nẵng khổ sở lắm,
nhiều người có bệnh tật; trung tướng Rigault de Genouilly cũng đau, phải xin
về nghỉ.
Chính phủ Pháp sai hải quân thiếu tướng Page (Ba-du) sang thay
cho trung tướng Rigault de Genouilly và nhân thể để chủ việc giảng hòa cho
xong. Đến tháng 10 năm kỷ mùi (1859) thì thiếu tướng sang đến nơi, và
cho người đưa thư bàn việc hòa, chỉ cốt xin đừng cấm đạo, để cho các giáo
sĩ được tự do đi giảng đạo, đặt lĩnh sự coi việc buôn bán ở các cửa bể và đặt
sứ thần ở Huế. Đại để thì cũng như những điều của ông Montigny đã bàn
năm trước. Nhưng chẳng may lúc bấy giờ ở trong Triều không ai hiểu chính
sách ngoại giao mà chủ trương việc ấy, hóa ra làm mất cái dịp hay cả cho
hai nước.
Thiếu tướng thấy cuộc hòa không xong bèn tiến binh lên đánh, trận
ấy bên quân Pháp chết mất một viên lục quân trung tá là Dupré Déroulède.
Khi quân Pháp và quân I Pha Nho sang đánh nước ta ở Đà Nẵng và
Gia Định, thì quân nước Anh và quân nước Pháp đang đánh nước Tàu ở mạn
Hoàng Hải. Đến bấy giờ quân Pháp cần phải tiếp sang bên Tàu, chính phủ
nước Pháp mới truyền cho thiếu tướng Page phải rút quân ở Đà Nẵng về, và
chỉ để quân giữ lấy Gia Định, còn bao nhiêu binh thuyền phải đem sang theo
hải quân trung tướng Charner đi đánh Tàu. Bởi vậy đến tháng ba năm canh
thân (1860) quân Pháp đốt cả dinh trại ở Trà Sơn rồi xuống tàu. Về đến Gia
Định, thiếu tướng Page để hải quân đại tá d'Ariès ở lại giữ Gia Định, còn bao
nhiêu binh thuyền đem lên phía bắc hội với binh thuyền của nước Anh để
đánh nước Tàu.
Triều đình ở Huế thấy quân Pháp bỏ Đà nẵng đi, bèn sai Nguyễn Tri
Phương, Phạm Thế Hiển vào Nam Kỳ, để cùng với ông Tôn Thất Hợp sung
Gia Định quân thứ.
Đến tháng 7 năm canh thân (1860) ông Nguyễn Tri Phương khởi
hành. Lúc gần đi, ông ấy có tâu bày mấy lẽ về việc giữ nước và nói rằng
việc đánh nhau với nước Pháp bây giờ khó gắp năm gấp bảy lúc trước,
158 Chỗ này sách tây có quyển chép rằng khi hai bên đang bàn việc hòa, thì vua Tự Đức sai ông
Nguyễn Tri Phương đánh quân Pháp ở Gia Định. Vả xem sử ta lúc bấy giờ thì ông Nguyễn Tri
Phương đang còn ở Quảng Nam mãI đến tháng 5 năm canh thân (1860), ông ấy mới vào Nam
Kỳ. Vậy việc đánh ở Gia Định là ông Tôn Thất Hợp, chứ không phải là ông Nguyễn Tri Phương.

nhưng ông ấy xin cố hết sức để đền ơn nước, còn ở mặt Quảng Nam mà có
việc gì, thì ông Phan Thanh Giản và ông Nguyễn Bá Nghi có thể cáng đáng
được.
Quân Pháp và quân I Pha Nho ở Sài gòn lúc bấy giờ chỉ có độ 1.000
người mà quân của Việt Nam ta thì có đến hơn một vạn người. Nhưng mà
quân ta đã không luyện tập, lại không có súng ống như quân Tây. Mình chỉ
có mấy khẩu súng cổ, bắn bằng đá lửa, đi xa độ 250 hay là 300 thước tây là
cùng; còn súng đại bác thì toàn là súng nạp tiền mà bắn mười phát không
đậu một. Lấy những quân lính ấy, những khí giới ấy mà đối địch với quân
đã lập theo lối mới, thì đánh làm sao được. Bởi vậy cho nên xem trận đồ
của Việt Nam ta từ đầu cho đến cuối, chỉ có cách đào hầm đào hố để làm
thế thủ, chứ không bao giờ có thế công, mà người Tây thì lợi cả công lẫn
thủ. Tuy vậy ông Nguyễn Tri Phương cùng với quan tham tán đại thần
Phạm Thế Hiển vào xếp đặt ở Gia Định một cách rất có quy cũ, đắp dãy đồn
Kỳ Hòa (người Pháp gọi là dãy đồn Chí Hóa) cũng hợp quy thức, để chống
nhau với quân của đại tá d'Ariès. Hai bên đã từng đánh nhau hai ba trận,
đều bị thiệt hại cả.
Đến tháng 9 năm canh thân (1860), thì nhà Thanh bên Tàu ký tờ
hòa ước với nước Anh và nước Pháp, hai bên bãi sự chiến tranh. Chính phủ
nước Pháp sai hải quân trung tướng Charner đem binh thuyền về chủ trương
việc lấy Nam Kỳ.
Tháng giêng năm tân dậu (1861) trung tướng Charner đem cả thảy
70 chiếc tàu và 3.500 quân bộ về đến Gia Định159. Được 20 ngày thì trung
tướng truyền lệnh tiến quân lên đánh lấy đồn Kỳ Hòa. Hai bên đánh nhau
rất dữ trong hai ngày. Quân Pháp chết hơn 300 người, nhưng mà súng Tây
bắn hăng quá, quân ta địch không nổi, phải thu bỏ đồn chạy về Biên Hòa.
Trận ấy bên Tây thì có lục quân thiếu tướng Vassoigne, đại tá I Pha
Nho Palanca và mấy người nữa bị thương, mà bên ta thì ông Nguyễn Tri
Phương bị thương, em ngài là Nguyễn Duy tử trận, quan tham tán là Phạm
Thế Hiển về đến Biên Hòa được mấy hôm thì mất, còn quân sĩ thì chết hại
rất nhiều.
3. Mất Tỉnh Định Tường. Phá được đồn Kỳ Hòa rồi, trung tướng
Charner truyền cho quân thủy bộ tiến lên đuổi đánh, quan quân vỡ tan cả.
159 Sử ta chép rằng quân Pháp lúc bấy giờ có hơn 1 vạn người, mà các sách chép việc lấy Nam
Kỳ thì chỉ nói có 3.500 người thôi và trong số ấy lại có mấy đội lính mộ An Nam nữa. Thiết
tưởng số 3.500 có lẽ thật hơn.

Tàu thủy của Pháp lên lấy Thủ Dầu Một và Tây Ninh. Trung tướng lại sai
người đưa thư sang cho vua Cao Miên là Norodom (Nặc Ông Lân), đại lược
nói rằng: chủ ý của Pháp định lấy đất Gia Định làm thuộc địa, và nay mai sẽ
đánh lấy Mỹ Tho (Định Tường) để cho tiện đường lưu thông với nước Cao
Miên.
Bấy giờ bại quân của Nguyễn Tri Phương rút về đóng ở Biên Hòa,
còn đang rối loạn, chưa dám làm gì, quân Pháp bèn quay về phía tây đánh
tỉnh Định Tường. Trước trung tướng đã cho tàu đi dò các ngọn sông xem đi
đường nào tiện, đến cuối tháng 2 năm tân dậu (1861), một mặt trung tướng
sai trung tá Bourdais đem tàu đi đường sông, tiến lên đánh các đồn, một
mặt thì sai thiếu tướng Page đi đường bể, theo cửa sông Mê-kong vào, hai
mặt cùng tiến lên đánh lấy thành Mỹ tho. Quan hộ đốc là Nguyễn Công
Nhàn phải bỏ thành chạy.
Từ khi hạ xong thành Mỹ Tho rồi, trung tướng đặt đồn lũy ở các nơi
hiểm yếu, và có ý hoãn việc binh để sửa sang việc cai trị trong địa hạt đã lấy
được, cho nên cũng không đánh các tỉnh khác.
Triều đình ở Huế được tin quan quân thất thủ đại đồn Kỳ Hòa, và
thành Mỹ Tho cũng thất thủ rồi, sai quan thượng thư Hộ bộ là Nguyễn Bá
Nghi làm Khâm sai đại thần vào kinh lý việc Nam kỳ. Nguyễn Bá Nghi biết
thế chống không nổi với quân Pháp, dâng sớ về xin giảng hòa. Nhưng ở
trong triều lúc bấy giờ có bọn Trương Đăng Quế không chịu, bắt phải tìm kế
chống giữ.
Có nhà chép sử trách Nguyễn Bá Nghi rằng tuy ông ấy muốn giảng
hòa, nhưng không chịu nhường đất, cứ lấy lý mà cãi, chứ không biết rằng
thời buổi cạnh tranh này, hễ cái sức đã không đủ, thì không có cái lý gì là
phải cả. Vả chăng quân nước Pháp đã sang đánh lấy mấy tỉnh ở Nam Kỳ, là
cốt để làm thuộc địa, lẽ nào tự nhiên lại đem trả lại. Bởi vậy sự giảng hòa
cứ lôi thôi mãi không xong. Mà ở trong địa hạt tỉnh Gia Định và tỉnh Định
Tường lúc ấy lại có mấy người như tri huyện Toại, phó quản cơ Trương Định,
Thiên hộ Dương rủ những người nghĩa dũng nổi lên đánh phá quân Pháp.
Quân Pháp cứ đánh dẹp mãi dân tình cũng bị lắm điều cực khổ.
Đến tháng 10 năm tân dậu (1861), chính phủ Pháp sai hải quân
thiếu tướng Bonard sang thay cho trung tướng Charner về nghỉ.
4. Mất Tỉnh Biên Hòa và Tỉnh Vĩnh Long. Thiếu tướng
Bonard thấy quan quân ta cứ chống giữ mãi, bèn quyết ý đánh lấy tỉnh Biên
Hòa và tỉnh Vĩnh Long. Đến tháng 11 năm ấy, thì quân Pháp chia ra làm 3

đạo, cùng tiến lên đánh lấy thành Biên Hòa, rồi lại tiến lên mặt đông nam
đánh lấy đồn Bà Rịa. Qua tháng 3 năm sau là năm nhâm tuất (1862), thiếu
tướng Bonard lại đem 11 chiếc tàu và hơn 1.000 quân đi đánh Vĩnh Long.
Tỉnh thần ở đấy chống giữ được 2 ngày thì thành phá. Tổng đốc Trương
Văn Uyển phải đem quân lui về phía tây sông Mê-kong.
5. Hòa Ước Năm Nhâm Tuất (1862). Lúc bấy giờ ở ngoài Bắc
Kỳ có tên Phụng, tên Trường, đánh phá ở mặt Quảng Yên và Hải Dương
ngặt lắm, lại có Nguyễn Văn Thịnh, tục gọi là Cai Tổng Vàng, quấy nhiễu ở
Bắc Ninh, mà trong Nam Kỳ thì lại mất thêm hai tỉnh nữa. Triều đình lấy làm
lo sợ lắm, bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp vào Gia Định giảng
hòa.
Đến tháng 4 thì sứ thần nước ta theo chiếc tàu Forbin160 vào Sài
gòn. Đến hôm 9 tháng 5 thì thiếu tướng Bonard và sứ thần nước Nam ta là
ông Phan Thanh Giản và ông Lâm Duy Tiếp ký tờ hòa ước.
Tờ hòa ước ấy có 12 khoản, nhưng cốt có những khoản sau này là
quan trọng hơn cả:
1. Nước Nam phải để cho giáo sĩ nước Pháp và nước I Pha Nho
được tự do vào giảng đạo, và để dân gian được tự do theo Đạo.
2. Nước Nam phải nhường đứt cho nước Pháp tỉnh Biên Hòa, tỉnh
Gia Định và tỉnh Định Tường, và phải để cho chiến thuyền của
Pháp được ra vào tự do ở sông Mékong.
3. Nước Nam không được đem binh khí, thuốc đạn đi qua những
tỉnh đã nhường cho nước Pháp.
4. Hễ nước Nam có giao thiệp với nước nào khác thì phải cho chính
phủ Pháp biết, và khi nào muốn nhường đất cho nước nào, thì
phải tùy ý nước Pháp có thuận cho mới được.
5. Người nước Pháp và nước I Pha Nho được ra vào buôn bán tự
do ở cửa Đà Nẵng, cửa Ba Lạt và cửa bể ở Quảng Yên.
6. Nước Nam phải trả tiền binh phí 4.000.000 nguyên, chia làm
mười năm, mỗi năm 40 vạn nguyên.
7. Nước Pháp trả tỉnh Vĩnh Long lại cho nước Nam, nhưng quân
Pháp cứ đóng ở tỉnh lỵ cho đến khi dẹp yên giặc giã ở tỉnh Gia
Định và tỉnh Định Tường thì mới rút về.
160 Nguyên trước thiếu tướng Bonard có sai trung tá Simon đem chiếc tàu Forbin vào cửa Thuận
An để đợi xem triều đình ở Huế có xin hòa không. Nay chiếc tàu ấy đem thuyền của sứ thần
Việt Nam ta về Gia Định.

Sự giảng hòa xong rồi thì triều đình sai ông Phan Thanh Giản làm
tổng đốc Vĩnh Long, ông Lâm Duy Tiếp làm tuần phủ Khánh Thuận, để giao
thiệp với quan nước Pháp ở Gia Định.
Bấy giờ nước I Pha Nho cũng nhường quyền lấy đất làm thuộc địa
cho nước Pháp, chỉ nhận tiền binh phí và quyền được cho giáo sĩ đi giảng
đạo thôi.
Tháng 2 năm quý hợi (1863) là năm Tự Đức thứ 16, thiếu tướng
Bonard và đại tá nước I Pha Nho là Palanca vào Huế triều yết vua Dực Tông
để công nhận sự giảng hòa của ba nước. Đoạn rồi thiếu tướng Bonard về
Pháp nghĩ. Hải quân thiếu tướng De la Grandière sang thay.
6. Sứ Việt Nam Sang Tây. Vua Dực Tông tuy thế bất đắc dĩ phải
nhường đất ba tỉnh Nam Kỳ cho nước Pháp, nhưng trong bụng vẫn muốn cố
hết sức để chuộc lại, vì là đất Gia Định là đất khai nghiệp của nhà Nguyễn và
lại là đất quê ngoại của ngài, nên chi hòa ước đã ký rồi, mà ngài vẫ sai quan
thương nghị với quan nước Pháp về việc ấy. Mà chủ ý người nước Pháp lúc
bấy giờ thì không những là chỉ giữ lấy ba tỉnh mà thôi, lại còn định mở rộng
thêm ra nữa. Vậy lẽ nào lại đem trả lại cho mình?
Vua Dực Tông thấy việc bên này bàn không xong, bèn sai quan hiệp
biện đại học sĩ Phan Thanh Giản, quan tả tham tri lại bộ Phạm Phú Thứ và
quan án sát sứ tỉnh Quảng Nam là Ngụy Khắc Đản đem phẩm vật sang sứ
nước Pháp và I Pha Nho. Còn việc giao thiệp ở trong Nam Kỳ thì giao lại cho
quan tổng đốc tỉnh Vĩnh Long là Trương Văn Uyển.
Tháng 6, các sứ thần xuống tàu "Echo" vào Gia Định, rồi sang tàu
"Européen" cùng với quan nước Pháp và quan nước I Pha Nho sang Tây.
Đến tháng 8 thì tàu "Européen" về tới nước Pháp, sứ thần nước ta lên Paris,
xin vào triều yết Pháp Hoàng Nã Phá Luân đệ tam. Nhưng bấy giờ Pháp
Hoàng sắp đi ngự mát, sứ thần ta phải ở lại chờ đến hơn một tháng mới
được yết kiến. Ông Phan Thanh Giản tây bày mọi lẽ về việc xin chuộc ba
tỉnh Nam Kỳ. Pháp Hoàng ban rằng việc đó để đình nghị xem thế nào rồi
sau sẽ trả lời cho Triều Đình Huế.
Mấy hôm sau, bọn ông Phan Thanh Giản đi sang I Pha Nho, rồi đến
cuối năm thì các sứ thần xuống tàu "Japon" trở về.

(Viet Nam Su Luoc, Tran Trong Kim

Vo de

Vu Sua

Hom nay, nhan duoc tho cua ban Ty nho dang bai tho Tinh:

Vo de

Ai dang ngu kia, ta dang thuc..
Ngoi canh giac ngu cua em
Mot thoang ra di lo viec giay to,
Xong ta vao nha Hegel tham vieng..
Voi tro ve nau ly cafe hoi sang..
Ngoi truoc may doi giac ngu yeu kieu
Troi cuoi thang ba that dep
Co phai vi duoc ai thuong?
Minh nho lai nhung gio ho hen,
Co nguoi goi, co nguoi nho den ta kia..
Niem hanh phuc ko the nao ke xiet
De ta quen nhung giay phut muon phien..


HH

2014

Qua khu, M.

1. Tro chuyen

Die Gegenwart kann man nicht genießen ohne sie zu verstehen und nicht verstehen, ohne die Vergangenheit zu kennen.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

IS-LM, M.


Hotalo


1. Moi cac ban vao xem ve Modell IS-LM o day:
http://de.wikipedia.org/wiki/IS/LM-Modell (1)

Toi se co gang tim hieu bang cach trich ra va giai thich cac tu trong do, dac biet la
IS-LM la gi?


"Das IS-LM-Modell (Investment-Saving / Liquidity preference-Money supply) 
( Giai nghia: 
Dau tu- Tiet kiem> Investment- Saving
Uu tien thanh khoan- Tien cung cap >  Liquidity preference-Money supply)

ist ein Modell aus der Volkswirtschaftslehre und beschreibt das gesamtwirtschaftliche Gleichgewicht, das durch die Kombination der Gleichgewichts-Modelle zum realen Sektor (IS-Kurve,Gütermarkt) sowie zum monetären Sektor (LM-KurveGeldmarkt) entsteht. Bei der Erweiterung des Modells um die Zahlungsbilanz (ZZ-Kurve) spricht man vom Mundell-Fleming-Modell (auch IS-LM-ZZ-Modell). Für eine Erweiterung des Modells um ein Gleichgewicht im Arbeitsmarkt wurde das AS-AD-Modell entwickelt." (1)



nguon tu (1)

Giai thich cac ki hieu tren do thi:

i  = Zinssatz
L = Geldnachfrage ("L" steht für Liquidity preference)
M = Money supply
I = Investitionen in den Formeln wird oft "IS" verwendet
S = Saving 

Das IS-LM-Modell wird im neoklassischen Zusammenhang betrachtet, d. h. es wird von flexiblen Löhnen ausgegangen.
Gütermarktgleichgewicht (IS-Kurve):
\ C(Y) + I(i) + G = Y
Die IS-Kurve hat eine negative Steigung, da die Investitionen (I) mit steigendem Zinssatz (i) abnehmen, womit der Gütermarkt nur bei einem niedrigeren Volkseinkommen (Y) im Gleichgewicht sein kann.

Geldmarktgleichgewicht (LM-Kurve):
\ L(Y,i) = \frac{M}{P}
Die LM-Kurve hat eine positive Steigung, weil die Geldnachfrage (L) mit steigendem Volkseinkommen (Y) zunimmt. Mit der erhöhten Geldnachfrage kann der Geldmarkt jedoch nur bei einem höheren Zinssatz (i) im Gleichgewicht sein."



Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

svchost.exe

Xa va Gan



Bemerkung:
Hom nay, thay PC bao hieu tu alarm co lien quan den svchost.exe. Do do tim ra dc thong tin nay tu:
http://www.com-magazin.de/praxis/windows/svchost.exe-7621.html

Trich:

Was macht svchost.exe?
von Konstantin Pfliegl - 15.03.2012
Was macht svchost.exe?
Im Task-Manager aller aktuellen Windows-Versionen taucht gleich mehrfach die Datei „svchost.exe“ auf. Was hinter dieser Datei steckt, erklärt dieser Artikel.

Im Task-Manager von Windows ist auf der Registerkarte „Prozesse“ mehrmals der Eintrag „svchost.exe“ zu sehen. Es handelt sich dabei um eine Systemdatei von Windows XP, Vista und 7. Was die „svchost.exe“ genau ist und macht, zeigt der Artikel.
Windows-Dienste
Die Datei „svchost.exe“ liegt im Verzeichnis „C:\Windows\System32“. Windows führt damit eigene Dienste wie die Windows-Firewall aus.
Technisch gesehen ist „svchost.exe“ ein Host-Prozess, der Dienste mit Hilfe von DLL-Dateien ausführt. DLL steht für Dynamic Link Library. Vereinfacht ausgedrückt führt die Datei „svchost.exe“ Dienste aus, indem sie für jeden Dienst den Programmcode in der zugehörigen DLL-Datei abarbeitet.
Jede Instanz der Datei „svchost.exe“ startet eine andere Gruppe von Windows-Diensten. Wie viele Instanzen der Datei „svchost.exe“ laufen, hängt davon ab, welche Windows-Dienste im Hintergrund gerade aktiv sind. Welche Dienste eine gemeinsame Instanz der „svchost.exe“ nutzen, zeigt die Registry im Schlüssel „HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\svchost“.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Keynes + M.

Trich tu 1 nhiep anh gia VN

Tim hieu ve Keynes dua tren cac tai lieu da doc, nguon xin xem o ghi chu va o duoi:

Chủ nghĩa Keynes

Trich tu nguon a, b:


"1. cho rằng nếu quản lý được tổng cầu thì sẽ giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và đạt được tăng trưởng kinh tế tối ưu. Hoạt động này gọi là chính sách quản lý tổng cầu hay chính sách Keynes, với hai phương tiện chính là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Chủ trương này đối lập với quan điểm của kinh tế học trọng cung trọng thị cải cách mặt cung của nền kinh tế."(a)

Nhan xet/ Anmerkung;

K cho rang, quan li dc tong cause giu dc on dinh kinh te vi mo va dat tang truong toi uu. Them nua, K cho rang, dung chinh sach tai chinh va chinh sach tien te lam nhung phuong tien de quan li tong cau nay.
Ngay mai, se hieu sau hon mot chut..

2.

"Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuếđầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế.

Chính sách tài khoá: Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài khóa nới lỏng.

Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt." (trich tu b)

--
a. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_c%E1%BA%A7u
b. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_s%C3%A1ch_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh

3. Ve tac pham:  Allgemeine Theorie der Beschäftigung, des Zinses und des Geldes

Hom nay doc duoc 1 doan nay trong cuon sach quan trong cua Keynes, o day ta biet duoc muc dich cua ong ve tac pham tren, do la:
- nham den cac nha kinh te.
- trinh bay quan diem khac biet cua ong voi quan niem co dien, ma ong goi la "orthodoxe Wirtschaftslehre", tuc la nhung li thuyet kinh te cung nhac, giao dieu.

"Dieses Buch richtet sich in erster Linie an meine Fachgenossen. Ich
hoffe, daß es auch anderen verständlich sein wird. Aber sein Hauptzweck
ist die Behandlung schwieriger theoretischer Fragen und nur in
zweiter Linie die Anwendung dieser Theorie auf die Wirklichkeit. Denn
wenn die orthodoxe Wirtschaftslehre auf falscher Fährte ist, so liegt
der Fehler nicht im Überbau, der mit großer Sorge für logische Geschlossenheit
errichtet worden ist, sondern in einem Mangel an Klarheit
und der allgemeinen Gültigkeit in den Voraussetzungen.



4. Tac pham truoc do: Vom Gelde

Trong tac pham nay, Keynes nhac den tac pham truoc day 5 nam. Va ong cho rang, do la su lien tuc trong suy tu ve van de do.

" Die Beziehung zwischen diesem Buch und meiner Abhandlung „Vom
Gelde“ , die ich vor fünf Jahren veröffentlichte, ist mir wahrscheinlich
klarer als anderen, und, was für mich selbst eine natürliche Entwicklung
in einem Gedankengang ist,.."

Keynes viet: "Vielleicht noch mehr als beim Schreiben meiner Abhandlung „Vom Gelde “ habe ich mich bei diesem Buch auf den beständigen Rat und die aufbauende Kritik von Mr. R . F . Kahn gestützt.

5. Diem chinh yeu cua tac pham cua Keynes la gi?

Hom nay toi doc Phan I cua tac pham, Keynes viet: Dai y, Keynes muon dao nguoc lai cach nhin cua cac nha kinh te co dien, li thuyet loai nay da anh huong 100 nam qua khu cua nhan loai. Toi nghi, Keynes co nhung li giai hoan toan moi me ve li thuyet kinh te, nham muc dich de ra nhung phuong cach moi, nham giai quyet nen kinh te trong thoi suy thoai tro nen tot dep, thoat khoi suy thoai va tro nen thinh vuong.

"Ich nenne dieses Buch die Allgemeine Theorie der Beschäftigung, des
Zinses und des Oeldes und hebe dabei das Wort allgemein hervor. Ich
wähle diesen Titel, weil ich die Art meiner Beweisführung und Folgerungen
jenen der klassischen1 Theorie über das Thema entgegenstellen
will, jener Theorie, in deren Anschauungen ich erzogen worden bin,
und welche heute, genau wie während der letzten hundert Jahre, das
wirtschaftliche Denken und Handeln unserer regierenden und akademischen
Kreise beherrscht."



Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Am vang cua Keynes- M.





Drei Dinge treiben den Menschen zum Wahnsinn. Die Liebe, die Eifersucht und das Studium der Börsenkurse./Keynes



1.

Dung nhu vay, Lu Bo duong duong la mot vo tuong tai suc hon nguoi..
The ma, chi vi Dieu Thuyen, Lu Bo phai dieu dung, kho so.
Do do, la dan ong, ta can hieu dieu nay de dung bi mac vao sai lam nhu Lu Bo.

Keynes nhac den tinh yeu..
Toi nghi tinh yeu la niem vui, 
mien sao con nguoi khong nen di qua tron..
2.

Tinh yeu, niem mem Keynes va Phuong

Hom nay doc ve TPP, APEC
Quan he quoc te..
Hom qua doc Keynes

Tham Tri trao doi vai chuyen doi,
On lai nhung ngay xa xua..
Hom qua Minh goi,
Hen voi nhau tuan toi gap nhau.

Vo room hom nay ban ve thong nhat
Mot cau noi cua Keynes xin ghi ra day:
Fehler sind nützlich, aber nur, wenn man sie schnell findet.

Dung vay,
Mau thay loi lam
De kip thoi sua chua
De tien len.

Phuong Viet
Trong niem vui hoc tap




Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Nha kinh te Samuelson

Tau Na-uy o dia diem MH370?

1.
Trich tu nguon https://de.wikipedia.org/wiki/Paul_A._Samuelson, noi ve nha kinh te gia Samuelson, nguoi duoc giai Nobel kinh te nam 1970.
O day, nguoi ta vinh danh Samuelson ve nhung phuong phap toan va thong ke ap dung vao mon kinh te quoc dan..
Qua su danh gia duoi day, toi cang thay ro vai tro cua toan va thong ke rat chu yeu de phan tich va gop phan giai quyet nhung van de kinh te.
Cung tu nhung nam 69 va 70 nguoi ta dan lam quen voi mot mon hoc moi, do la kinh te luong..

2.
Phuong, tau Nauy, Kinh te luong va Samuelson

Toi doi theo dau chan nhung con chim dai bang..
Kinh te hoc.
Tro lai voi mon toan
Minh da cam cui thuo xa xua o Pleiku, Da nang, Dalat
Lai nho den nhung nguoi ban thich toan hoc
Xanh, Ba, Loc
Nho ve Pham ke Viem, Than trong Binh thoi xua ay..
Vang
VN gio co mot nguoi duoc giai Nobel ve toan..
Nhung toi van yeu nhung nha triet gia hon
Co le, toi thich ngon ngu binh thuong hon la nhung con so hay ki hieu..
Van thich Kant, Sartre, Hegel hon..
Thich nhat la cau cua Hegel:
"Alles was ist, ist vernünftig."
Mot phat bieu tuyet voi..

Phuong Viet
trong nhung ngay thao go..
Thang 3 sinh nhat..

--

3.
Trich:

Durch die Integration mathematischer und statistischer Methoden trug Samuelson wesentlich zur wissenschaftlichen Anerkennung der Volkswirtschaftslehre bei. Sein 1948 veröffentlichtes Werk Economics: An Introductory Analysis zählte zu den am weitesten verbreiteten ökonomischen Lehrbüchern. Die New York Timesschrieb, er habe die Nationalökonomie „von einer Disziplin, die über wirtschaftliche Fragen grübelt, zu einer Disziplin verwandelt, die Probleme löst und Fragen über Ursache und Wirkung mit mathematischer Strenge und Klarheit beantwortet“.
Samuelson erhielt 1970 als erster Amerikaner den Preis für Wirtschaftswissenschaften der schwedischen Reichsbank. In der Begründung zur Verleihung des Preises hieß es unter anderem:
„Samuelsons Beitrag besteht darin, dass er, mehr als jeder andere gegenwärtige Wirtschaftswissenschaftler, das allgemeine analytische und methodologische Niveau der Wirtschaftswissenschaften weiterentwickelt hat. Tatsache ist, dass er große Teile der Wirtschaftstheorie umgeschrieben hat. Er hat außerdem die fundamentale Einheit der Problemstellung und der analytischen Techniken in den Wirtschaftswissenschaften aufgezeigt. […] Samuelsons Beiträge erstrecken sich über eine riesige Bandbreite.“
Samuelson beriet mehrere amerikanische Präsidenten. Jedoch lehnte er ein Angebot von John F. Kennedy mit der Begründung ab, er wolle keine Position übernehmen, in der er nicht länger sagen und schreiben könne, was er wolle und wissenschaftlich für richtig halte. Zeitweise war er ständiger Berater des US-Schatzamtes und Berater der US-Zentralbank.[3]