Nha Trang
Gioi thieu ban doc mot bai viet ve Phelps dang o bao Tia sang:
Không có người thất nghiệp, giá cả ổn định và tăng trưởng kinh tế cao là mục đích trọng tâm của chính sách kinh tế. Nhưng những người ra chính sách luôn phải đối mặt với sự xung đột: Làm sao để cân bằng giữa lạm phát và thất nghiệp? Làm sao để cân bằng giữa tiêu phí hiện nay và tích lũy sau này?
Edmund S. Phelps đã đưa ra kiến thức về sự cân bằng trong 2 lĩnh vực trên. Ông đã nêu ra không chỉ công thức về tích lũy vốn mà còn cả về cách cân bằng giữa lạm phát thất nghiệp là vấn đề cơ bản để phân phối phúc lợi qua các thời kỳ. Phân tích của Phelps có tầm sâu sắc trong lý thuyết kinh tế cũng như chính sách kinh tế vĩ mô.
Sinh ngày 26/7/1933 tại Illinois, Phelps trở thành giáo sư kinh tế của trường đại học Columbia (New York) từ 1982. Nghiên cứu của ông được công bố và thuyết trình tại nhiều nước như Anh, Pháp, Italy, Nga và Trung Quốc. Ông đã chứng minh kinh tế trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách kinh tế vĩ mô của ngày hôm nay. Nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến tính lường trước của các chính sách kinh tế, cụ thể nếu các dự báo được kiểm soát, nền kinh tế có thể vận hành tốt hơn. Giáo sư là cây bút không mệt mỏi, bản sơ yếu lý lịch của ông dài tới 30 trang với rất nhiều thông tin trong suốt mấy chục năm hoạt động khoa học.
Công trình đưa ông đến vinh quang tập trung phân tích sâu rộng về tác động lẫn nhau giữa giá cả, thất nghiệp, lạm phát, lương và tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với chính sách kinh tế vĩ mô.
Lạm phát và thất nghiệp
Theo quan điểm thịnh hành hồi những năm 60, giữa lạm phát và thất nghiệp tồn tại mối liện hệ ổn định ngầm được được thể hiện trong biểu đồ Phillips (Phillips curve). Mối liên hệ đó được xác nhận bằng dữ liệu kinh tế ở vài quốc gia. Ngụ ý của nó là, trong chính sách kinh tế, người ta có thể lựa chọn giữa hoặc là lạm phát thấp, hoặc là thất nghiệp thấp, và thông qua chính sách tài chính và tiền tệ thì có thể giảm thất nghiệp. Theo biểu đồ Phillip, điều đó sẽ phải trả giá bằng lạm phát đột xuất (one-time increase).
Nhưng có vài trục trặc với quan điểm trên. Biểu đồ Phillip chỉ thể hiện được mối liên hệ thuần túy giữa các thống kê mà chưa chỉ ra mối liên hệ rõ ràng nào với các thuyết kinh tế vi mô về thói quen của người sản xuất và tiêu dùng. Nó cũng không đưa ra được lý thuyết về giảm thiểu tối đa số thất nghiệp. Nhìn chung người ta chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp không thể nào giảm tới "zero", nhưng chưa có ai chỉ ra được tỷ lệ thất nghiệp nào thì cân bằng với thị trường lao động.
Cuối những năm 60, Edmund Phelps đã thách thức những quan điểm trước đó về mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Ông nhận ra, lạm phát không chỉ phụ thuộc vào thất nghiệp mà còn phụ thuộc vào kì vọng của các công ty và người lao động về biến động giá và tăng lương. Ông đưa ra mô hình mà ban đầu được gọi là "Biểu đồ gia tố kỳ vọng Phillips" (expectations-augmented Phillips curve). Nó cho thấy, ở một tỷ lệ thất nghiệp nhất định, tỉ lệ lạm phát kỳ vọng (expected inflation) tăng lên sẽ khiến lạm phát thực sự tăng lên. Khi đặt giá và thương thảo lương, ông chủ và người làm công dựa trên sự kì vọng tăng giá và tăng lương nói chung. Giả thiết đó được chấp nhận rộng rãi và được củng cố bởi kết quả các nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm (empirical research).
Phân tích của Phelps trái ngược với quan điểm trước đó cho rằng có thể dùng chính sách tài chính và tiền tệ để khống chế tỷ lệ thất nghiệp. Ông kết luận rằng không có sự cân bằng dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp trong khi lạm phát kì vọng đang trở thành lạm phát thật sự. Về lâu dài, nền kinh tế sẽ tiếp cận tới tỷ lệ thất nghiệp cân bằng (equilibrium unemployment rate), khi mà mức lạm phát thật sự trùng khớp với lạm phát kì vọng. Thị trường lao động sẽ quyết định mức cân thất nghiệp cân bằng như thế nào. Nỗ lực làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức cân bằng sẽ chỉ gây lạm phát liên tiếp. Chính sách làm ổn định vẫn có vai trò quan trọng việc kiềm chế dao động tỷ lệ thất nghiệp quanh mức cân bằng.
Các nghiên cứu của Phelps nhấn mạnh việc phân tích các chính sách kinh tế hôm nay sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định trong tương lai như thế nào: lạm phát cao ngày hôm nay có nghĩa là lạm phát kì vọng sẽ cao hơn trong tương lai, vì thế phác thảo các chính sách cho tương lai càng khó khăn hơn. Chính sách duy trì lạm phát ở mức thấp cũng có thể xem là để giảm mức lạm phát kỳ vọng - một lựa chọn có lợi cho mức lạm phát và thất nghiệp trong tương lai hơn là các phương án khác.
Phelps cũng đưa ra mô hình đầu tiên về những yếu tố quyết định tới cân bằng thất nghiệp. Trong mô hình đó, các công ty định ra mức lương để tác động tới số lao động. Càng nhiều công ty muốn tăng lực lượng lao động thì tỷ lệ thất nghiệp càng giảm, mức lương đưa ra phải càng cao. Phelps chỉ ra sự tồn tại của tỷ lệ thất nghiệp cân bằng duy nhất được tính theo mức tăng lương của công ty và mức tăng lương kỳ vọng. Sự sáng tạo của Phelps là đã bắt đầu từ những giả định về hành vi hay các yếu tố cá nhân trong thị trường lao động. Phelps cũng là người đầu tiên tích hợp giả thiết về hiệu lực của lương vào lý thuyết kinh tế vĩ mô. Giả thuyết đó cho rằng đầu tư sinh lời nhất của một công ty là trả lương cao để nâng cao tinh thần người lao động, giảm thiểu số người chuyển việc và thu hút lao động có kĩ năng cao hơn. Cơ chế đó cũng giúp đưa tỷ lệ thất nghiệp về mức cân bằng.
Phelps không phải là người duy nhất chỉ trích biểu đồ Phillips hồi cuối thập kỷ 60. Milton Friedman (giải Nobel năm 1976) cũng nhấn mạnh tới vai trò của lạm phát kỳ vọng. Khác với Friedman, Phelps nhấn mạnh tới sự tác động từ thất nghiệp tới lạm phát (không định trước).
Đóng góp của Phelps đã thay đổi cơ bản quan điểm của các nhà kinh tế về cách thức điều hành kinh tế vĩ mô. Khung lý thuyết mà ông dựng nên từ cuối những năm 60 giúp giải thích vì sao cả lạm phát lẫn thất nghệp đều gia tăng trong những năm 70. Ông cũng làm sáng tỏ tính hạn chế của các chính sách kinh tế vĩ mô. Một ví dụ là ngày nay các ngân hàng trung ương thường quyết định tỷ lệ lãi suất dựa trên đánh giá tỷ lệ thất nghiệp cân bằng và sự cân bằng giữa tác động của chính sách tới các lĩnh vực khác nhau.
Tích lũy tài sản (capital formation)
Quan điểm giữ lạm phát thấp để giữ mức lạm phát kỳ vọng thấp của Phelps dựa trên những nghiên cứu trước đó của ông về tích lũy tư bản. Ở đó, ông đã đặt vấn đề tỷ lệ tích tài sản (cả tài sản vật chất và tài sản tri thức, như giáo dục, nghiên cứu và phát triển) thế nào là thỏa đáng. Phân bổ thu nhập quốc gia cho tiêu dùng ngay bây giờ và đầu tư để tăng vốn tích luỹ (capital stock) như thế nào để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong tương lai? Ở lĩnh vực này, nghiên cứu của Phelps cũng đã gợi mở cho những nghiên cứu sau đó và có tác động sâu sắc tới chính sách kinh tế.
Trong một bài báo in năm 1961, Phelps đề ra nguyên tắc vàng (golden rule) trong tích lũy tài sản. Ông cho rằng, đặt ra một mức tiêu thụ tối đa trên đầu người trong một khoảng thời gian dài là có thể được. Cốt lõi của nguyên tắc vàng dựa trên triết lý: “Làm cho người khác điều mình muốn” (Do unto others as you would have them do unto you). Theo nguyên tắc đó, tỷ lệ tích lũy lý tưởng sẽ thỏa mãn một điều kiện đơn giản: Nó phải cân bằng tỷ lệ thu nhập tài sản (capital income) với thu nhập quốc dân (national income). Điều đó cũng có nghĩa là tỷ lệ tích lũy phải đủ cao để duy trì tỷ lệ lãi suất tương đương với tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Trước đó, Maurice Allais (giải Nobel năm 1988) cũng đã tuyên bố điều tương tự, song phân tích của Phelps mới có ảnh hưởng lớn nhất tới những nghiên cứu sau này.
Những phân tích ban đầu của Phelps giới hạn trong việc so sánh những tình huống dài hạn, giải thiết là nền kinh tế “bắt đầu từ đầu”. Nhưng tiến trình thay đổi tỷ lệ tích luỹ từ một mức này sang mức khác có thể gây ra nhiều xung đột. Khi tỷ lệ tích lũy đạt đến tới mức nguyên tắc vàng, phúc lợi cho thế hệ sau sẽ tăng lên nhưng thế hệ hiện tại sẽ thua thiệt. Lý do là thế hệ hiện tại phải giảm tiêu dùng để tích lũy nhiều hơn, còn thế hệ sau sẽ hưởng lợi từ vốn tích lũy để vừa có thể vừa tăng tiêu dùng, vừa tăng tích lũy. Tuy nhiên sau này Phelps còn đưa ra những tình huống động năng vô hiệu (dynamic inefficiency), khi mà vốn tích lũy lớn tới mức có thể tăng phúc lợi của mọi thế hệ bằng cách giảm tỷ lệ tích lũy. Có thể dễ dàng giải thích điều này: Giảm tỷ lệ tích lũy, sức tiêu dùng sẽ lập tức tăng lên. Nếu mức tích lũy ban đầu lớn hơn mức nguyên tắc vàng, sự giảm tỷ lệ tích lũy này cũng làm tăng mức tiêu dùng trong một thời kì dài. Dù mức tích lũy vốn có thấp, kéo theo đó là mức sản xuất thấp, giảm tỷ lệ tích lũy cũng làm tăng sức tiêu dùng trong một phạm vi nhất định.
Cha mẹ có khuynh hướng quan tâm tới phúc lợi cho thế hệ sau. Trong một bài báo in năm 1968, Phelps (cùng Robert Pollak) kết luận tích lũy có thể ở mức rất thấp nếu thế hệ hiện tại có đánh giá về sự tiêu dùng giữa mình và thế hệ kế tiếp (con cái) có khác biệt nhiều hơn là giữa con cái và cháu chắt sau này. Điều được gọi là tham số vênh thời đại (time-inconsistent preferences) đó có thể diễn đạt như sau: “Cha mẹ nghĩ rằng tôi nên dành dụm cho con cái nhiều hơn mức tôi nghĩ”. Trong tình huống đó, các biện pháp công để tăng tích lũy cho mọi thế hệ, như hệ thống lương hưu xã hội, sẽ có thể tăng phúc lợi cho mọi thế thệ. Tham số vênh thời đại, theo như những phân tích của Phelps và Pollak, hiện nay đang có sức hấp dẫn lớn với những nghiên cứu trên lĩnh vực kinh tế hành vi (behavioral economics), nơi mà tâm lý học được đưa vào những phân tích kinh tế.
Phelps cũng phân tích vai trò của đầu tư cho giáo dục (vốn con người) và nghiên cứu-phát triển trong tăng trưởng, ở đó nguyên tắc vàng cũng được áp dụng. Để đạt mức tiêu dùng tối đa trong một thời gian dài, đầu tư cho nghiên cứu-phát triển (tăng trình độ công nghệ) cũng cần được điều chỉnh sao cho lợi nhuận của nó cân bằng với tỷ lệ tăng trưởng nền kinh tế. Trong một nghiên cứu cùng Richard Nelson năm 1966, Phelps nhấn mạnh lực lượng lao động có trình độ cao sẽ cho ra những công nghệ mới như thế nào, nhờ đó các nước nghèo có thể “bắt kịp” các nước phát triển. Điều đó giải thích tại sao cách tính tăng trưởng GDP ngày nay còn tính đến yếu tố “vốn con người” chứ không chỉ là tỷ lệ tăng trưởng đơn thuần. Phân tích của Nelson- Phelps còn có thể dùng để giải thích tại sao đầu tư cho giáo dục thường cao trong thời kì công nghệ thay đổi nhanh chóng: trong thời kỳ này, lao động được đào tạo tốt đặc biệt quan trọng trong việc tăng năng suất. Và phân tích của hai ông cũng giải thích tại sao lương cho những người có trình độ cao ở Mỹ (và nhiều nước khác) tăng đặc biệt cao trong vài thập kỷ gần đây, khi mà cuộc cách mạng tin học đã thúc đẩy nhanh chóng nền công nghệ mới.
Viện hàn lâm hoàng gia Thuỵ Điển đã tuyên bố về công trình của Phelps như sau: "Công trình của Phelps đã làm sâu thêm hiểu biết của nhân loại đối với quan hệ giữa tác động ngắn hạn và dài hạn của của việc cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp tốt nhất đối với chính sách kinh tế vĩ mô".
Theo TẠP CHÍ TIA SÁNG
Edmund S. Phelps đã đưa ra kiến thức về sự cân bằng trong 2 lĩnh vực trên. Ông đã nêu ra không chỉ công thức về tích lũy vốn mà còn cả về cách cân bằng giữa lạm phát thất nghiệp là vấn đề cơ bản để phân phối phúc lợi qua các thời kỳ. Phân tích của Phelps có tầm sâu sắc trong lý thuyết kinh tế cũng như chính sách kinh tế vĩ mô.
Sinh ngày 26/7/1933 tại Illinois, Phelps trở thành giáo sư kinh tế của trường đại học Columbia (New York) từ 1982. Nghiên cứu của ông được công bố và thuyết trình tại nhiều nước như Anh, Pháp, Italy, Nga và Trung Quốc. Ông đã chứng minh kinh tế trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách kinh tế vĩ mô của ngày hôm nay. Nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến tính lường trước của các chính sách kinh tế, cụ thể nếu các dự báo được kiểm soát, nền kinh tế có thể vận hành tốt hơn. Giáo sư là cây bút không mệt mỏi, bản sơ yếu lý lịch của ông dài tới 30 trang với rất nhiều thông tin trong suốt mấy chục năm hoạt động khoa học.
Công trình đưa ông đến vinh quang tập trung phân tích sâu rộng về tác động lẫn nhau giữa giá cả, thất nghiệp, lạm phát, lương và tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với chính sách kinh tế vĩ mô.
Lạm phát và thất nghiệp
Theo quan điểm thịnh hành hồi những năm 60, giữa lạm phát và thất nghiệp tồn tại mối liện hệ ổn định ngầm được được thể hiện trong biểu đồ Phillips (Phillips curve). Mối liên hệ đó được xác nhận bằng dữ liệu kinh tế ở vài quốc gia. Ngụ ý của nó là, trong chính sách kinh tế, người ta có thể lựa chọn giữa hoặc là lạm phát thấp, hoặc là thất nghiệp thấp, và thông qua chính sách tài chính và tiền tệ thì có thể giảm thất nghiệp. Theo biểu đồ Phillip, điều đó sẽ phải trả giá bằng lạm phát đột xuất (one-time increase).
Nhưng có vài trục trặc với quan điểm trên. Biểu đồ Phillip chỉ thể hiện được mối liên hệ thuần túy giữa các thống kê mà chưa chỉ ra mối liên hệ rõ ràng nào với các thuyết kinh tế vi mô về thói quen của người sản xuất và tiêu dùng. Nó cũng không đưa ra được lý thuyết về giảm thiểu tối đa số thất nghiệp. Nhìn chung người ta chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp không thể nào giảm tới "zero", nhưng chưa có ai chỉ ra được tỷ lệ thất nghiệp nào thì cân bằng với thị trường lao động.
Cuối những năm 60, Edmund Phelps đã thách thức những quan điểm trước đó về mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Ông nhận ra, lạm phát không chỉ phụ thuộc vào thất nghiệp mà còn phụ thuộc vào kì vọng của các công ty và người lao động về biến động giá và tăng lương. Ông đưa ra mô hình mà ban đầu được gọi là "Biểu đồ gia tố kỳ vọng Phillips" (expectations-augmented Phillips curve). Nó cho thấy, ở một tỷ lệ thất nghiệp nhất định, tỉ lệ lạm phát kỳ vọng (expected inflation) tăng lên sẽ khiến lạm phát thực sự tăng lên. Khi đặt giá và thương thảo lương, ông chủ và người làm công dựa trên sự kì vọng tăng giá và tăng lương nói chung. Giả thiết đó được chấp nhận rộng rãi và được củng cố bởi kết quả các nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm (empirical research).
Phân tích của Phelps trái ngược với quan điểm trước đó cho rằng có thể dùng chính sách tài chính và tiền tệ để khống chế tỷ lệ thất nghiệp. Ông kết luận rằng không có sự cân bằng dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp trong khi lạm phát kì vọng đang trở thành lạm phát thật sự. Về lâu dài, nền kinh tế sẽ tiếp cận tới tỷ lệ thất nghiệp cân bằng (equilibrium unemployment rate), khi mà mức lạm phát thật sự trùng khớp với lạm phát kì vọng. Thị trường lao động sẽ quyết định mức cân thất nghiệp cân bằng như thế nào. Nỗ lực làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức cân bằng sẽ chỉ gây lạm phát liên tiếp. Chính sách làm ổn định vẫn có vai trò quan trọng việc kiềm chế dao động tỷ lệ thất nghiệp quanh mức cân bằng.
Các nghiên cứu của Phelps nhấn mạnh việc phân tích các chính sách kinh tế hôm nay sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định trong tương lai như thế nào: lạm phát cao ngày hôm nay có nghĩa là lạm phát kì vọng sẽ cao hơn trong tương lai, vì thế phác thảo các chính sách cho tương lai càng khó khăn hơn. Chính sách duy trì lạm phát ở mức thấp cũng có thể xem là để giảm mức lạm phát kỳ vọng - một lựa chọn có lợi cho mức lạm phát và thất nghiệp trong tương lai hơn là các phương án khác.
Phelps cũng đưa ra mô hình đầu tiên về những yếu tố quyết định tới cân bằng thất nghiệp. Trong mô hình đó, các công ty định ra mức lương để tác động tới số lao động. Càng nhiều công ty muốn tăng lực lượng lao động thì tỷ lệ thất nghiệp càng giảm, mức lương đưa ra phải càng cao. Phelps chỉ ra sự tồn tại của tỷ lệ thất nghiệp cân bằng duy nhất được tính theo mức tăng lương của công ty và mức tăng lương kỳ vọng. Sự sáng tạo của Phelps là đã bắt đầu từ những giả định về hành vi hay các yếu tố cá nhân trong thị trường lao động. Phelps cũng là người đầu tiên tích hợp giả thiết về hiệu lực của lương vào lý thuyết kinh tế vĩ mô. Giả thuyết đó cho rằng đầu tư sinh lời nhất của một công ty là trả lương cao để nâng cao tinh thần người lao động, giảm thiểu số người chuyển việc và thu hút lao động có kĩ năng cao hơn. Cơ chế đó cũng giúp đưa tỷ lệ thất nghiệp về mức cân bằng.
Phelps không phải là người duy nhất chỉ trích biểu đồ Phillips hồi cuối thập kỷ 60. Milton Friedman (giải Nobel năm 1976) cũng nhấn mạnh tới vai trò của lạm phát kỳ vọng. Khác với Friedman, Phelps nhấn mạnh tới sự tác động từ thất nghiệp tới lạm phát (không định trước).
Đóng góp của Phelps đã thay đổi cơ bản quan điểm của các nhà kinh tế về cách thức điều hành kinh tế vĩ mô. Khung lý thuyết mà ông dựng nên từ cuối những năm 60 giúp giải thích vì sao cả lạm phát lẫn thất nghệp đều gia tăng trong những năm 70. Ông cũng làm sáng tỏ tính hạn chế của các chính sách kinh tế vĩ mô. Một ví dụ là ngày nay các ngân hàng trung ương thường quyết định tỷ lệ lãi suất dựa trên đánh giá tỷ lệ thất nghiệp cân bằng và sự cân bằng giữa tác động của chính sách tới các lĩnh vực khác nhau.
Tích lũy tài sản (capital formation)
Quan điểm giữ lạm phát thấp để giữ mức lạm phát kỳ vọng thấp của Phelps dựa trên những nghiên cứu trước đó của ông về tích lũy tư bản. Ở đó, ông đã đặt vấn đề tỷ lệ tích tài sản (cả tài sản vật chất và tài sản tri thức, như giáo dục, nghiên cứu và phát triển) thế nào là thỏa đáng. Phân bổ thu nhập quốc gia cho tiêu dùng ngay bây giờ và đầu tư để tăng vốn tích luỹ (capital stock) như thế nào để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong tương lai? Ở lĩnh vực này, nghiên cứu của Phelps cũng đã gợi mở cho những nghiên cứu sau đó và có tác động sâu sắc tới chính sách kinh tế.
Trong một bài báo in năm 1961, Phelps đề ra nguyên tắc vàng (golden rule) trong tích lũy tài sản. Ông cho rằng, đặt ra một mức tiêu thụ tối đa trên đầu người trong một khoảng thời gian dài là có thể được. Cốt lõi của nguyên tắc vàng dựa trên triết lý: “Làm cho người khác điều mình muốn” (Do unto others as you would have them do unto you). Theo nguyên tắc đó, tỷ lệ tích lũy lý tưởng sẽ thỏa mãn một điều kiện đơn giản: Nó phải cân bằng tỷ lệ thu nhập tài sản (capital income) với thu nhập quốc dân (national income). Điều đó cũng có nghĩa là tỷ lệ tích lũy phải đủ cao để duy trì tỷ lệ lãi suất tương đương với tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Trước đó, Maurice Allais (giải Nobel năm 1988) cũng đã tuyên bố điều tương tự, song phân tích của Phelps mới có ảnh hưởng lớn nhất tới những nghiên cứu sau này.
Những phân tích ban đầu của Phelps giới hạn trong việc so sánh những tình huống dài hạn, giải thiết là nền kinh tế “bắt đầu từ đầu”. Nhưng tiến trình thay đổi tỷ lệ tích luỹ từ một mức này sang mức khác có thể gây ra nhiều xung đột. Khi tỷ lệ tích lũy đạt đến tới mức nguyên tắc vàng, phúc lợi cho thế hệ sau sẽ tăng lên nhưng thế hệ hiện tại sẽ thua thiệt. Lý do là thế hệ hiện tại phải giảm tiêu dùng để tích lũy nhiều hơn, còn thế hệ sau sẽ hưởng lợi từ vốn tích lũy để vừa có thể vừa tăng tiêu dùng, vừa tăng tích lũy. Tuy nhiên sau này Phelps còn đưa ra những tình huống động năng vô hiệu (dynamic inefficiency), khi mà vốn tích lũy lớn tới mức có thể tăng phúc lợi của mọi thế hệ bằng cách giảm tỷ lệ tích lũy. Có thể dễ dàng giải thích điều này: Giảm tỷ lệ tích lũy, sức tiêu dùng sẽ lập tức tăng lên. Nếu mức tích lũy ban đầu lớn hơn mức nguyên tắc vàng, sự giảm tỷ lệ tích lũy này cũng làm tăng mức tiêu dùng trong một thời kì dài. Dù mức tích lũy vốn có thấp, kéo theo đó là mức sản xuất thấp, giảm tỷ lệ tích lũy cũng làm tăng sức tiêu dùng trong một phạm vi nhất định.
Cha mẹ có khuynh hướng quan tâm tới phúc lợi cho thế hệ sau. Trong một bài báo in năm 1968, Phelps (cùng Robert Pollak) kết luận tích lũy có thể ở mức rất thấp nếu thế hệ hiện tại có đánh giá về sự tiêu dùng giữa mình và thế hệ kế tiếp (con cái) có khác biệt nhiều hơn là giữa con cái và cháu chắt sau này. Điều được gọi là tham số vênh thời đại (time-inconsistent preferences) đó có thể diễn đạt như sau: “Cha mẹ nghĩ rằng tôi nên dành dụm cho con cái nhiều hơn mức tôi nghĩ”. Trong tình huống đó, các biện pháp công để tăng tích lũy cho mọi thế hệ, như hệ thống lương hưu xã hội, sẽ có thể tăng phúc lợi cho mọi thế thệ. Tham số vênh thời đại, theo như những phân tích của Phelps và Pollak, hiện nay đang có sức hấp dẫn lớn với những nghiên cứu trên lĩnh vực kinh tế hành vi (behavioral economics), nơi mà tâm lý học được đưa vào những phân tích kinh tế.
Phelps cũng phân tích vai trò của đầu tư cho giáo dục (vốn con người) và nghiên cứu-phát triển trong tăng trưởng, ở đó nguyên tắc vàng cũng được áp dụng. Để đạt mức tiêu dùng tối đa trong một thời gian dài, đầu tư cho nghiên cứu-phát triển (tăng trình độ công nghệ) cũng cần được điều chỉnh sao cho lợi nhuận của nó cân bằng với tỷ lệ tăng trưởng nền kinh tế. Trong một nghiên cứu cùng Richard Nelson năm 1966, Phelps nhấn mạnh lực lượng lao động có trình độ cao sẽ cho ra những công nghệ mới như thế nào, nhờ đó các nước nghèo có thể “bắt kịp” các nước phát triển. Điều đó giải thích tại sao cách tính tăng trưởng GDP ngày nay còn tính đến yếu tố “vốn con người” chứ không chỉ là tỷ lệ tăng trưởng đơn thuần. Phân tích của Nelson- Phelps còn có thể dùng để giải thích tại sao đầu tư cho giáo dục thường cao trong thời kì công nghệ thay đổi nhanh chóng: trong thời kỳ này, lao động được đào tạo tốt đặc biệt quan trọng trong việc tăng năng suất. Và phân tích của hai ông cũng giải thích tại sao lương cho những người có trình độ cao ở Mỹ (và nhiều nước khác) tăng đặc biệt cao trong vài thập kỷ gần đây, khi mà cuộc cách mạng tin học đã thúc đẩy nhanh chóng nền công nghệ mới.
Viện hàn lâm hoàng gia Thuỵ Điển đã tuyên bố về công trình của Phelps như sau: "Công trình của Phelps đã làm sâu thêm hiểu biết của nhân loại đối với quan hệ giữa tác động ngắn hạn và dài hạn của của việc cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp tốt nhất đối với chính sách kinh tế vĩ mô".
Theo TẠP CHÍ TIA SÁNG
--
http://reds.vn/index.php/tri-thuc/kinh-te-hoc/2935-quan-diem-kinh-te-cua-edmund-s-phelps
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét